Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật cho trader mới vào nghề
Mô hình nến Nhật là phương pháp dùng để phân tích kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến nhưng cách đọc biểu đồ nến như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Tiếp trong chuỗi bài viết về mô hình nến Nhật, hôm nay Chanh Tươi Review sẽ lên bài hướng dẫn chi tiết cụ thể nhất cho bạn về cách đọc loại mô hình này. Cùng theo dõi nhé!
Biểu đồ nến Nhật là gì?
Đồ thị nến Nhật là một biểu đồ thể hiện sự biến động và thay đổi giá cả, tỷ giá trong một phiên giao dịch cụ thể. Nó là một công cụ quan trọng để phân tích thị trường và thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư.
Đồ thị nến đã được sử dụng trong nền kinh tế của Nhật Bản từ rất lâu, đặc biệt là trong việc giao dịch gạo bởi thương gia Munehisa Honma (1724 – 1803). Tuy nhiên, mô hình nến Nhật chỉ thực sự nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi trong thị trường tài chính khi Steve Nison tình cờ biết đến mô hình nến Nhật của Honma và viết lại trong cuốn sách “Japanese Candlestick Charting Techniques”, từ đó nó đã trở nên nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi hơn.
Mỗi sàn giao dịch thường quy định màu sắc của các nến khác nhau và thiết lập sẵn trên các công cụ giao dịch. Trong đó, màu xanh thường được sử dụng để biểu thị nến tăng, trong khi màu đỏ được sử dụng để biểu thị nến giảm, là hai màu sắc phổ biến nhất.
Cấu tạo biểu đồ mô hình nến Nhật
Biểu đồ nến đầu tiên được sáng lập bởi thương nhân người Nhật Munehisa Homa, và được sử dụng để ghi chép biến động giá cả của gạo. Nhờ vào tính năng phân tích tuyệt vời, biểu đồ đã trở nên phổ biến và được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như một công cụ phân tích tài chính chính.
Để biết cách đọc biểu đồ nến Nhật trước hết chúng ta phải hiểu rõ cấu tạo của mô hình này. Thông thường mỗi cây nến có cấu tạo gồm hai phần là thân nến và bóng nến.
- Thân nến: Thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong một thời gian nhất định.
- Bóng nến: Thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.
Và màu sắc của nến cũng sẽ dựa trên tỷ giá của danh mục tài chính, ví dụ như:
- Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến xanh => Giá tăng.
- Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến đỏ => Giá giảm.
Một biểu đồ nến Nhật bao gồm các thành phần sau:
- Trục X là trục ngang biểu thị cho thời gian và thời gian được hiển thị trên trục X phụ thuộc vào khung thời gian mà nhà đầu tư chọn để phân tích. Nếu khung thời gian là 1D, mỗi cây nến sẽ biểu thị mức giá dao động trong một ngày, và nếu là 1H, mỗi cây nến sẽ biểu thị mức giá dao động trong một giờ.
- Trục Y là trục thẳng đứng biểu thị cho giá và các mức giá biến động trong một khoảng thời gian nhất định.
- Biểu đồ sẽ bao gồm rất nhiều cây nến màu xanh và đỏ, thể hiện cho sự tăng giảm giá. Mỗi cây nến sẽ tương ứng với một phiên giao dịch và cung cấp cho trader bốn thông tin quan trọng là: mức giá đóng cửa, giá mở cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong phiên giao dịch đó.
- Ngoài ra còn có các công cụ hỗ trợ phân tích biểu đồ như: các công cụ vẽ, chỉ báo kỹ thuật, các ghi chú về giá…
Để các trader mới có thể dễ dàng nhìn được biểu đồ nến, sau đây Chanh Tươi Review sẽ chia sẻ một vài thông tin cần thiết về năm loại nến phổ biến và cách đọc mô hình nến như bên dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Cách đọc biểu đồ nến Nhật chuẩn xác để giao dịch tối ưu nhất
Hiện nay, trên thị trường phổ biến 5 loại Nến Nhật như sau.
Nến tiêu chuẩn
- Cấu tạo: Phần thân dài, có bóng trên và bóng dưới ngắn hơn so với thân.
- Ý nghĩa nến: Cho thấy xu hướng đang diễn ra trong hiện tại, nến xanh là xu hướng tăng và nến đỏ là ngược lại.
Nến cường lực
- Cấu tạo: Nến chỉ có thân và không có bóng nến.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sức mua/bán cực mạnh trên thị trường. Nến cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Khi đó, các nhà đầu tư sẽ thường phải phân tích thêm các yếu tố bên dưới để biết được tính hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn.
Đảo chiều:
- Nến cường lực đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng => Tín hiệu đảo chiều giảm.
- Nến cường lực xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm => Tín hiệu đảo chiều tăng.
Tiếp diễn:
- Nến cường lực xanh xuất hiện trong xu hướng tăng => Tín hiệu tăng tiếp tục.
- Nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm => Tín hiệu giảm tiếp tục.
Cách đọc biểu đồ nến Nhật - Nến có râu dài ở dưới
Nến này còn có tên là Nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, tạo thành râu dài ở dưới.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên bán kéo xuống mạnh, nhưng sau đó đã được bên mua kéo lên lại.
Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.
- Nến râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.
- Nến râu dài ở dưới màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.
Nến có râu dài ở trên
Nến này còn có tên là Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Tương tự như trên, nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, nhưng râu dài sẽ nằm ở bên trên thân.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên mua đẩy lên cao, sau đó bên bán đã kéo xuống lại.
Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.
- Nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.
- Nến râu dài ở trên màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.
Nến do dự
- Cấu tạo: Nến có phần thân rất nhỏ, hoặc gần như không có. Bóng nến dài và giá đóng/mở cửa gần như bằng nhau.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sự cạnh tranh giữa 2 bên mua và bán nhưng chưa phân thắng bại. Thường thì nến do dự sẽ không mang tín hiệu nên cần phải chờ nến xác nhận sau đó.
Làm sao để kiếm được lợi nhuận từ giao dịch theo mô hình nến Nhật
Khi học cách đọc biểu đồ nến Nhật đúng cách, bạn có thể sử dụng kỹ năng này như một phần của chiến lược giao dịch tổng thể của mình. Điều này có thể giúp tăng tính nhất quán trong các điểm vào thị trường và hiệu suất tổng thể của bạn như là một nhà giao dịch.
Các mô hình nến là công cụ rất hữu ích để phát hiện vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cũng như xác nhận dự đoán của bạn về biến động thị trường. Tuy nhiên, đáng lưu ý là các mô hình nến không thể cho bạn biết được tất cả các nguyên nhân và hành động của thị trường, ví dụ như tại sao giá mở cửa và giá đóng cửa lại giống nhau hay khác nhau.
Khi bạn đã nắm vững kiến thức cơ bản về cách đọc biểu đồ hình nến, bạn có thể tích hợp chúng vào chiến lược giao dịch ưa thích của mình để đạt được độ chính xác tốt hơn. Để sử dụng thông tin chi tiết từ các mô hình nến và đầu tư vào một loại tài sản, bạn cần có một tài khoản môi giới.
Cách tốt nhất để cảm thấy thoải mái khi sử dụng mô hình nến trong giao dịch của bạn là mở một tài khoản Demo và bắt đầu thực hành áp dụng kiến thức của bạn. Ngay khi bạn cảm thấy đủ tự tin trong việc đọc biểu đồ hình nến để giao dịch, bạn có thể mở một tài khoản Live và sử dụng kinh nghiệm của mình để cải thiện hiệu suất giao dịch lâu dài.
Xem thêm:
- Mô hình nến Nhật là gì? Tổng hợp từ A->Z về các mô hình này
- Mô hình vai đầu vai là gì? Hiểu để giao dịch hiệu quả
Trên đây là bài viết hướng dẫn chi tiết các cách đọc biểu đồ nến Nhật phổ biến nhất trên thị trường forex 2023. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.