Bear Trap là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách thức đầu tư hiệu quả nhất

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 23/08/2023 19 phút đọc

Bear Trap là gì? Dấu hiệu xảy ra khi nào? Cách nhận biết ra sao? Đó là một trong những câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư mới muốn tìm hiểu chi tiết để có thể giao dịch tốt trong thị trường chứng khoán.

Vì vậy, Chanh Tươi đã tổng hợp tất cả thông tin để bạn hiểu rõ hơn về Bear trap qua bài viết dưới đây.

Bear Trap là gì?

Bear Trap là gì? đó là cụm từ mọi người hay nhắc là bẫy giảm giá hay thị trường "con gấu", thường xảy ra khi thị trường đang trên đà tăng giá (Up trend) bỗng dưng xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm giá đột ngột. 

Nền giá mới phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ làm các nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường đang có xu hướng giảm giá nên đặt lệnh bán giữ phần lời hoặc cắt lỗ. Tuy nhiên, giá lại nhanh chóng tăng trở lại xu hướng như ban đầu.

Trên thị trường chứng khoán, Bear Trap thường không gây lỗ trực tiếp cho nhà đầu tư, nhưng nó làm giảm lợi nhuận và đồng thời khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội duy trì vị thế. Ngoài ra, Bear Trap có thể làm tăng chi phí giao dịch cho nhà đầu tư vì phải bán đi mua lại nhiều lần.

bear-trap-la-gi-1-1658724118
Bear Trap là gì?

Bear trap thường xảy ra khi nào?

Đến đây chúng ta đã biết được Bear trap là gì? vậy nó thường xảy ra khi nào? Bear trap là sự việc xảy ra đột ngột có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

Khi bị cá mập thao túng thị trường

  • Cụm từ “cá mập” là sự gọi nôm na của nhà đầu tư cá nhân gọi nhà đầu tư sở hữu vốn lớn có khả năng thao túng thị trường và tạo nên tín hiệu Bear trap. 
  • Họ tạo các lệnh mua bán ảo liên tục nhằm tạo cung cầu giả với mục đích thao túng giá làm cho giá đi xuống để tạo áp lực cho nhà đầu tư bán hàng ra và thu mua vào với giá thấp, sau đó đẩy giá lên làm nhà đầu tư fomo vào mua lại hàng giá cao vì sợ mất hàng, bỏ qua cơ hội.
  • Thường các đội lái cá mập sẽ tung các tin tức tiêu cực để làm nhà đầu tư ít kinh nghiệm nhận định sai và đi lệnh bán khi thấy giá có chiều hướng đi xuống. 
  • Mục đích của việc làm này là "chiêu" của các cá mập gom hàng, tập trung cho các trận đánh về sau.

Khi nhà đầu tư muốn chốt lời

  • Trường hợp này xảy ra khi có quá đông nhà đầu tư cùng thực hiện lệnh bán để chốt lời. Từ đó tạo ra hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời (gây mất cân bằng giữa mua và bán - bán nhiều hơn mua)
  • Bear trap sẽ xuất hiện trước các dịp nghỉ lễ tết do thời gian nghỉ giao dịch dài nên các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đóng lệnh bán vì sợ rủi ro. Sau hiệu ứng này kết thúc thì giá lại đi theo chiều hướng ban đầu.

Do các sự kiện tiêu cực bất ngờ

  • Những sự kiện không thể lường trước được như bùng dịch bệnh, Ban lãnh đạo công ty bán chui cổ phiếu, tin bắt bớ, tin chiến tranh, chính trị không ổn, công bố báo cáo tài chính lỗ... sẽ làm giá cổ phiếu giảm bất chợt trong khoảng thời gian đó.
bear-trap-la-gi-2-1658724235
Bear trap thường xảy ra khi nào?

Cách nhận biết bẫy giảm giá Bear trap

Đút kết từ kinh nghiệm giao dịch của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Dưới đây là tập hợp các cách nhận biết bẫy giảm giá Bear trap như sau:

Dựa vào khối lượng giao dịch

  • Thông thường giá thực tế luôn đi kèm với khối lượng giao dịch, nếu thực sự giá giảm sẽ đi kèm với những lệnh có khối lượng lớn trong một khoản thời gian nhất định, đó là một tín hiệu down trend.
  • Tuy nhiên, trường hợp này giá giảm nhưng khối lượng giao dịch vẫn im lìm không có sự thay đổi gì mấy thì đây chính là một Bear trap.

Sử dụng công cụ để xác định tín hiệu phân kỳ

  • Bear trap thường xuất hiện sau khi xảy ra sự phân kỳ. Tạo tín hiệu giả như đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước để nhà đầu tư nghĩ rằng khả năng giá giảm sâu, hiện đang nằm trong chu kỳ phân phối hàng của các tay to.
  • Nhưng khi xét các chỉ báo của các chỉ số lại cho thấy tín hiệu tăng thì bạn hãy phân tích cẩn thận động thái giảm giá này có thể là cái bẫy.
bear-trap-la-gi-3-1658724458
Sử dụng công cụ để xác định tín hiệu phân kỳ

Các mức Fibonacci không bị phá vỡ

  • Khi giá đảo chiều thông thường sẽ phá vỡ các mức Fibonacci. Tuy nhiên, xu hướng đảo chiều xảy ra nhưng Fibonacci không bị phá vỡ chứng tỏ tín hiệu này không tồn tại thực sự. 
  • Nhà đầu tư cần tránh đầu tư ngay thời điểm này để tránh dính những miếng đánh của cá mập.

Hậu quả khi "sập" bẫy giảm giá

Hậu quả của những cú "sập" bẫy giảm giá là bạn bị giảm đi lợi nhuận của mình, bỏ qua cơ hội chốt kiếm lời tốt nhất đã tích lũy thời gian trước và thậm chí là thua lỗ ngược nữa.

Hậu quả của Bear trap trong chứng khoán cơ sở

  • Khi mắc bẫy, nhà đầu tư thường có xu hướng bán tài sản mình đang nắm. Nhưng khi giá cổ phiếu quay đầu tăng giá, họ có xu hướng bỏ ra một số tiền lớn hơn để sở hữu lại cổ phiếu mà mình bán đi. 
  • Như vậy, bear trap khiến nhà đầu tư mất nhiều chi phí mua đi bán lại nhiều lần để lấy lại vị thế ban đầu.

Hậu quả của Bear trap trong chứng khoán phái sinh

  • Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, bẫy giảm giá có thể khiến nhà đầu tư chịu thua lỗ nặng nề. Bởi bản chất của chứng khoán phái sinh là yêu cầu ký quỹ và sử dụng tỷ lệ đòn bẩy rất cao. 
  • Nếu nhà đầu tư mắc bẫy giảm giá thì giá hợp đồng sẽ biến động theo chiều hướng bất lợi. Như vậy, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong khoản thời gian ngắn.

Cách phòng tránh Bear trap hiệu quả

bear-trap-la-gi-4-1658724584
Cách phòng tránh Bear trap hiệu quả

Bear Trap "đến đột ngột và đi bất ngờ" gây hoang mang biến động giá ảo và thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.

Đây là một cách "đánh" thẳng vào tâm lý sợ thua lỗ của nhà đầu tư (vận dụng hành vi con người), đặc biệt khi nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao vào giá chưa hợp lý hoặc các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm sẽ không thể chịu nổi khi giá đi xuống kéo theo lợi nhuận mất đi, kèm theo khoản lỗ to đùng.

Tâm lý thoát hàng ra để bảo vệ tài khoản là phản ứng tự nhiên. Nhưng khi đã bán, giá hồi phục lại nhà đầu tư lại tiếc nuối và sợ mất hàng lại đua vào mua đuổi giá. 

Vì vậy, trong quá trình giao dịch nhà đầu tư cần chủ động phòng tránh Bear trap như sau:

Tăng cường tích lũy nền tảng kiến thức 

  • Trao dồi học tập qua sách, hội nhóm, kinh nghiệm người đi trước... để củng cố kiến thức về đầu tư. 
  • Hiểu được điểm bear trap, kiến thức vĩ mô, phân tích kỹ thuật để biết được hình thái thị trường ra sao để biết được những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến giá từ đó sẽ tránh được bẫy giảm giá.

Quản trị tốt tài khoản đầu tư

  • Quản trị tốt tài khoản đầu tư không chỉ giúp bạn tránh được các bẫy Bear trap mà còn hạn chế rủi ro trong danh mục đầu tư của mình. Cân nhắc sử dụng mức đòn bẩy phù hợp (margin), khi chưa chắc điều gì thì đừng xuống lệnh.
  • Nghệ thuật đầu tư là nên biết khi nào phải đặt cắt lỗ (stop loss) và chốt lời (take profit) khi vi phạm nguyên tắc đầu tư (lướt sóng, tích lũy, doanh nghiệp tăng trưởng...) đó là nền tảng khoa học để kiếm lợi nhuận từ thị trường.

Hiểu được cách thị trường vận động

  • Nắm rõ các nguyên tắc trong giao dịch, nhận định xu hướng thị trường và biết cách sử dụng công cụ chỉ báo, phân tích kỹ thuật để đọc, hiểu được thị trường đang muốn cảnh báo hay nói gì với mình. Từ đó, sẽ nhận định được đâu là tín hiệu đảo chiều thực sự, đâu là Bear trap để phòng tránh.

Cách hạn chế thua lỗ khi mắc bẫy Bear trap

Chắc hẳn khi tham gia đầu tư thì chắc hẳn ai cũng sẽ rơi vào sự thua lỗ ít nhiều trong danh mục đầu tư. Nhưng khác nhau là lỗ ít hay nhiều. Vậy đâu là cách hạn chế thua lỗ khi mắc bẫy Bear trap? đó là:

Tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ

  • Để tránh thua lỗ sâu bạn nên đặt điểm chặn lãi hoặc lỗ tự động ngay từ đầu, tránh tối đa những thiệt hại khi có rủi ro.
  • Thông thường cắt lỗ khi âm 7% trên tổng tài khoản, đây cũng chính là nguyên tắc mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc mới đầu tư đều phải tuân thủ để đầu tư an toàn.

Kiểm soát danh mục đầu tư

  • Không tập trung tất cả nguồn vào một cổ phiếu vì rủi ro cao nhưng càng không nên quá đa dạng vì nhiều mã sẽ tương đương tỷ lệ rủi ro tăng cao lên.
  • Chú trọng sử dụng đòn bẩy phù hợp, cân nhắc kỹ điểm mua và thời điểm khi mới vào margin, vì đây là con dao hai lưỡi, khi mắc phải bẫy giảm giá, sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về tài sản.

Giao dịch thận trọng hơn khi có dấu hiệu của Bear trap 

  • Việc thận trọng trong giao dịch khi có dấu hiệu bẫy giảm giá tưởng đơn giản nhưng nó không hề dễ chút nào.  Bởi đây chính là thời điểm mà nhà đầu tư dễ đưa ra những phán đoán và quyết định sai lầm nhất (Đặc biệt đối với các nhà đầu tư F0 - nhà đầu tư mới tham gia thị trường).
  • Nhiều lúc không làm gì cả trên thị trường là một cách giữ tiền. Khi trị trường không thuận lợi thì đứng yên lại là một cách giữ tiền tốt nhất.

Kết luận

Muốn đầu tư thành công thì nhà đầu tư phải hiểu rõ ngôn ngữ tài chính để có những định hướng đúng đắn nhất trong việc xác định chiến lược đầu tư.

Bear trap là một hiện tượng nhà đầu tư có thể nhận biết được và tự chủ về tài khoản của mình. Nhưng để biết được chính xác những chuyển biến của thị trường đòi hỏi bạn phải nổ lực tập trung nghiên cứu và làm bài tập rất nhiều.

Chúc bạn đầu tư gặt hái được nhiều thành công. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu bài viết về Bear trap là gì? nếu vẫn còn thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi cùng trao đổi vấn đề với bạn.      

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Sàn OTC là gì? Những kiến thức cần biết trước khi đầu tư chứng khoán

Sàn OTC là gì? Những kiến thức cần biết trước khi đầu tư chứng khoán

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo