Pullback là gì? Cách vận dụng Pullback vào thực tế giao dịch

Pullback là gì? Cách vận dụng Pullback vào thực tế giao dịch

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 21:02 (GMT +07)

Pullback là gì? Các dấu hiệu nhận biết như thế nào? đó là một trong những câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm khi giao dịch. Muốn thành công thì chúng ta phải biết được thị trường đang nói gì qua các ngôn ngữ tài chính.

Vì vậy, Citinews đã tổng hợp bài viết dưới đây để bạn tham khảo và vận dụng vào thực tế giao dịch.

Pullback là gì?

Pullback là gì? Pullback được hiểu đơn giản như một giai đoạn giá tạm thời đi ngược lại với xu hướng chính. Nó có vai trò điều chỉnh lại giá, trước khi giá quay trở lại tiếp tục đi theo xu hướng cũ (hay hiểu là thời gian để hấp thụ giá).

Pullback được các trader Việt gọi là giá thoái lui hoặc giá điều chỉnh.

  • Trong một thị trường xu hướng tăng, giá sẽ tiếp tục tăng dần nhưng ngay cả khi nó đang tăng, sẽ có lúc giá buộc phải giảm xuống sau đó mới tăng trở lại vượt qua đỉnh trước nó.
  • Tương tự, trong một thị trường có xu hướng giảm, giá sẽ tiếp tục giảm nhưng sẽ có lúc nó tăng trở lại (nhịp hồi) và rồi sau đó lại tiếp tục đi xuống tạo các đáy thấp hơn so với đáy ở phía nó. 

Ví dụ: theo hình minh hóa dưới đây, đoạn màu đỏ kẻ chính là PullBack trong cả 2 thời kỳ downtrend hay uptrend.

pullback-la-gi-1-1658789145
Pullback là gì?

Pullback xuất hiện khi nào?

Pullback là gì? và xuất hiện khi nào? Pullback thường xuất hiện khi giá ở mức quá mua/bán mà các bạn có thể tìm thấy dấu hiệu trên thông qua các chỉ báo như RSI, MACD hay các đường trendline và sau khi kết thúc giai đoạn này, giá sẽ quay lại, tiếp tục đi theo hướng chính của trend.

Chính vì thế, nên PullBack có thể xem là giai đoạn kiểm tra lại của 1 xu hướng sau đó để lấy đà để tiếp tục tăng lên, hoặc giảm xuống theo xu hướng chính của thị trường.

pullback-la-gi-2jpg-1658789487
Pull back xuất hiện khi nào?

Pullback là gì? Cách nhận biết Pull back

Cách nhận biết pullback đơn giản nhất là phải biết xu hướng chính của thị trường trong thời điểm hiện tại là downtrend hay uptrend.

Pullback là việc dịch chuyển ngược của giá so với xu hướng nhưng nó chỉ là tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn. Hết thời hạn Pullback, thị trường giá quay về xu hướng bình thường. 

Ví dụ: Chúng ta đang trong thị trường đi lên (uptrend) nhưng có ngày giao dịch giá cổ phiếu của mình giảm một vài phiên và bật tăng nhanh trở lại thì những phiên giảm giá này là Pullback.

Điểm khác nhau giữa Pullback và xu hướng đảo chiều Reversal

Nếu PullBack là giai đoạn giá dịch chuyển ngược hướng với xu hướng chính nhưng chỉ mang tính chất tạm thời, thì giá đảo chiều Reversal lại là sự đảo ngược giá theo hướng lâu dài

Lúc này giá sẽ thay đổi đi từ xu hướng giảm chuyển thành xu hướng tăng và ngược lại từ xu hướng tăng chuyển thành giảm. 

Cụ thể, phân biệt Pullback và Reversal theo bảng dưới đây: 

Bảng phân biệt Pullback và Reversal

STT Tiêu chí so sánhPullback
 
Reversal
 
1Cách nhận biếtXuất hiện trong giai đoạn biến động của xu hướngXuất hiện sau các giai đoạn tích lũy hoặc sideway
 
2
 
Thời gian biến độngBiến động giá ngắn hạn
 
Biến động giá dài hạn
 
3Dấu hiệu xuất hiện
 
Có ít biểu đồ thể hiện, xác định dựa vào các chỉ báo RSI và MACD
 
Có nhiều biểu đồ thể hiện, xuất hiện trong các mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy, mô hình vai đầu vai, mô hình nến…
 
4Xu hướng thị trường

- Trong xu hướng tăng sẽ xuất hiện tình trạng quá mua để giá điều chỉnh lại.

- Trong xu hướng giảm, xuất hiện tình trạng quá bán để giá điều chỉnh lại.

-Trong xu hướng tăng, khi bên mua không còn đủ sức đẩy giá lên nữa, giá sẽ đảo chiều và giảm dần    
 

- Trong xu hướng giảm, bên bán không còn đủ sức đẩy giá thấp hơn nữa, giá sẽ đảo chiều và tăng dần

Ưu và nhược điểm khi giao dịch Pull back

Ưu điểm của Pullback trong giao dịch 

Mua thấp bán cao thu lợi nhuận tốt

Các nhà đầu tư có thể áp dụng phương thức mua thấp bán cao. Nếu thị trường đang trong giai đoạn uptrend, khi Pullback xuất hiện đó là cơ hội để mua được với giá thấp.

Nếu thị trường đang trong giai đoạn downtrend, khi Pullback xuất hiện các nhà đầu tư sẽ bán được với giá cao hơn hay là điểm hỗ trợ nhà đầu tư giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trước khi giá trở lại xu hướng giảm giá.

Hưởng lợi nhuận khi đi theo xu hướng tăng

Các nhà đầu tư giao dịch theo xu hướng, nếu biết kết hợp với thời điểm gián đoạn của xu hướng và mua vào khi tăng giá bán ra sẽ thu được một khoản lợi nhuận đáng kể khi mà giá điều chỉnh lại và tiếp tục tăng trong uptrend.

Nhận biết điểm cắt lỗ 

Khi Pullback điều chỉnh quá sâu xuất hiện tín hiệu đảo chiều thì là tiền đề cho việc cắt lỗ. Dựa vào đặc điểm này các nhà đầu tư sẽ đóng lệnh để giảm thiểu rủi ro.

Tối ưu lợi nhuận với các mức Risk Reward

Tỷ lệ Risk Reward 1:2, 1:3 khi giao dịch Pullback không ảnh hưởng đến quá trình đầu tư quá nhiều. Mức tỷ lệ Risk Reward có thể thay đổi khi giao dịch trong điều kiện khác nhau, và trình độ sử dụng pullback của các trader khác nhau.

Nhược điểm của Pullback trong giao dịch

Dễ bị nhầm lẫn giữa Pullback và Reversal

Mặc dù đều là tín hiệu đảo chiều nhưng Pullback và Reversal lại mang ý nghĩa khác nhau. Việc nhầm lẫn giữa 2 điều này sẽ làm nhà đầu tư đánh mất cơ hội gia tăng (uptrend) hay giảm tỉ trọng cổ phiếu nắm giữ (downtrend).

Thị trường vốn vĩ "thiên biến vạn hóa", không có cái gọi là 1 cộng 1 bằng 2 như toán học. Do đó, mọi thứ đều có thể xảy ra theo một kịch bản không lường trước, vì vậy các nhà đầu tư phải nhận định chính xác diễn biến thị trường hiện tại để ra vào lệnh cho phù hợp.

Sẽ khó để khẳng định là lệnh đúng hoặc sai, chỉ khi bạn giao dịch có lợi nhuận là luôn đúng.

Phục thuộc vào xu hướng thị trường

Nhờ vào xu hướng và tín hiệu Pullback mà thực hiện giao dịch cho phù hợp. Việc áp dụng Pullback trong xu hướng tăng là hiệu quả nhất, còn trong chu kỳ giảm giá việc mua hàng là một rủi ro không hề nhỏ  rất có thể thua lỗ nặng.

Cơ hội diễn ra tạm thời

Trong quá trình chờ sự điều chỉnh thị trường về mức giá cần mua thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội Pull back "ngon ăn". Nhà đầu tư cần có độ nhạy nhất định khi áp dụng Pull back, vì nếu xuống lệnh bừa rất dễ bị lỗ khi kém may mắn.

Các chỉ báo được sử dụng để giao dịch Pull back

Fibonacci Retracement

Fibonacci là công cụ phân tích kỹ thuật khá phổ biến có thể giúp các nhà đầu tư xác định được Pullback. Các mức Fibonacci các nhà đầu tư cần chú ý là 50%, 61.8% và 38.2 %. 

Khi giá đang trong giai đoạn điều chỉnh, các nhà đầu tư có thể vẽ Fibonacci Retracement và chờ đợi giá cắt với 3 mức giá trị trên để giao dịch.

pullback-la-gi-5-1658826738
Minh họa chỉ báo Fibonacci Retracement

Trendline

Đường xu hướng Trendline là công cụ phổ biến nhất để xác định xu hướng thị trường.

Khi các đáy và các đỉnh nằm trên cùng một đường thẳng thì các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội để vào lệnh - khả năng xảy ra Pull back cao. Tức là khi đường giá chạm vào trendline sẽ tạo ra cơ hội giao dịch cho các nhà đầu tư.

pullback-la-gi-6-1658826980
Minh họa chỉ báo Trendline

Đường MA

Đường MA cũng là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định Pullback.

MA đóng vai trò là một tín hiệu động, di chuyển theo xu hướng thị trường. Khi giá điều chỉnh tương tác với MA các nhà đầu tư có thể cân nhắc việc giao dịch.

pullback-la-gi-7-1658827229
Minh họa chỉ số đường MA

Hỗ trợ, kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự sẽ vẽ ra các vùng giá quan trọng, tức là các thời điểm giá chạm vào đường kháng cự nhiều lần sau đó bật nảy lên lại (còn gọi là Facs - phương pháp sàn trần). Chỉ cần đợi giá điều chỉnh về vùng hỗ trợ kháng cự lần nữa các nhà đầu tư có thể ra quyết định vào lệnh, được đánh giá rằng khá hiệu quả.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì các chỉ số được nêu ở trên sẽ có phần mềm hỗ trợ bạn, bạn cần đọc và hiểu về nó là có thể áp dụng để giao dịch.

pullback-la-gi-8-1658829012
Minh họa vùng hỗ trợ và kháng cự

Các chiến lược giao dịch Pull back hiệu quả

Tương ứng với 4 chỉ báo được sử dụng để giao dịch Pull back mà sẽ có các chiến lược giao dịch tương ứng.

1. Chiến lược Fibonacci Retracement

Áp dụng chiến lược này các nhà đầu tư cần có kiến thức về  Fibonacci Retracement. Đây là công cụ mặc định trên các nền tảng giao dịch. Các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện các bước sau.

- Bước 1: Nối đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất các trong các khoảng giá gần nhất.

- Bước 2: Khi giá điều chỉnh chạm Fibonacci Retracement ở các mốc 50%, 61.8%, 38.2% các nhà đầu tư có thể vào lệnh giao dịch.

2. Chiến lược xác định đường trendline

Cách thực hiện chiến lược như sau:

- Bước 1: Xác định xu hướng

Nối ít nhất 2 đỉnh/đáy để xác định xu hướng thị trường là tăng hay giảm.

- Bước 2: Vào lệnh giao dịch

Đợi giá điều chỉnh cắt trendline thì tiến hành giao dịch (thường áp dụng mua khi xu hướng tăng, bán khi xu hướng giảm).

pullback-la-gi-9-1658828071
Xác định đường trendline

3. Chiến lược MA

Vẽ các đường EMA20, EMA50, EMA200, cái này có phần mềm hỗ trợ, thường các nhà đầu tư sẽ dùng Fireant để thực hiện.

- Bước 1: Nhận định xu hướng

  • Nếu EMA 20 nằm trên EMA 50, EMA 50 nằm trên EMA 200 là xu hướng tăng.
  • Ngược lại, EMA 20 nằm dưới EMA 50, EMA 50 nằm dưới EMA 200 là xu hướng giảm.

- Bước 2: Vào lệnh

  • Bạn sẽ Mua khi xu hướng tăng và giá điều chỉnh và chạm vào EMA 20.
  • Thực hiện giao dịch Bán khi xu hướng giảm, giá điều chỉnh và chạm vào EMA 20.

4. Chiến lược hỗ trợ và kháng cự

- Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự

Nối 2 đáy hoặc 2 đỉnh cùng một mức giá để tạo ra vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

- Bước 2: Vào lệnh

Đợi giá điều chỉnh chạm vào hỗ trợ kháng cự để ra quyết định giao dịch theo Pullback.

Kết luận

Trong đầu tư, kiếm được lợi nhuận đã là một thành công. Sẽ luôn có một công cụ và phương pháp hỗ trợ để nắm bắt xu hướng thị trường. Xuất phát điểm của các nhà đầu tư mới là giống nhau và lợi nhuận là một con số "biết nói", nó thể hiện sự tài ba của người đầu tư.

Sẽ có nhiều cách để mang về lợi nhuận trên thị trường, một trong những cách đó là đọc, hiểu, áp dụng đúng chỉ số kỹ thuật mà "ngài" thị trường đang muốn cảnh báo đến bạn, cụ thể ở đây là Pull back.

Hy vọng với những gì đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu được Pullback là gì? Chúc bạn áp dụng thành công trong giao dich.  

Bình luận
Popup image default

Thông báo