Bull trap là gì? Những dấu hiệu và giải pháp đầu tư khi gặp Bull trap

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 02/04/2024 12 phút đọc

Khi tham gia thị trường tài chính thì những nhà đâu tư dù có nhiều hay ít kinh nghiệm đều phải đối đầu với rủi ro Bull trap. Vậy bull trap là gì? Hãy cùng Citinews tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay những dấu hiệu và giải pháp đầu tư khi gặp Bull trap. 

1. Bull trap là gì? Bull trap trong chứng khoán là gì?

Bull trap (bẫy tăng giá) được biết đến là một tín hiệu giao dịch sai khi nhận định xu hướng giảm giá của thị trường đã kết thúc chuyển đang dai đoạn tăng giá hoặc sideway. 

Khi nhận định giá thị trường tốt lên các nhà đầu tư sẽ mua vào và kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn thị trường lại giảm mạnh, sự giảm giá đột ngột này khiến các trader phải thua lỗ nặng.

Khi bạn nhận ra mình đã dính bẫy tăng giá thì bạn lại không thể đóng lệnh mua của mình vì hàng chưa về hoặc do tổn thất bán ra là rất lớn nên tạo thành tâm lý không muốn bán. Dù chọn phương án nào bạn vẫn là người bị mất tiền. Hậu quả của việc này là đã có rất nhiều nhà đầu tư kể cả F0 và Fn bị hết tiền, cháy tài khoản khi vừa tham gia thị trường.

bull-trap-la-gi-1658737587

2. Vì sao bull trap lại xảy ra?

Bull trap không tự nhiên sinh ra, mà nó có những nguyên nhân liên quan đến thị trường và tâm lý người tham gia giao dịch như:

  • Nguồn thông tin sự kiện có tính chất bất ngờ: Tham gia vào thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư luôn phải đương đầu với các sự kiện biến động lớn bất ngờ sảy ra. Đó có thể là những sự kiện về chính trị - kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, hay những biến động tài sản mạnh như các quỹ đầu tư lớn phá sản, các cá mập của thị trường bất ngờ giao dịch lớn,..
  • Hiện tượng giá tăng yếu dần: trong xu hướng giảm mạnh rồi thị trường bất ngờ tăng, nhưng những bull sau lại không còn đủ sức kéo được tâm lý bán tháo cắt lỗ trước đó của các nhà đầu tư, thì giá sẽ tiếp tục giảm mạnh, sự tăng giá bất ngờ có thể chỉ là sự phá vỡ giả do các cá mập làm giá đánh lừa thị trường.
  • Xu hướng giá giảm mạnh: Đứng trước một xu hướng giảm mạnh, khi các nhà đầu tư trước đó đang cắt lỗ thì rủi do xuất hiện bull trap lại càng dễ xảy ra hơn.

3. Tâm lý thị trường đằng sau các bẫy giá

Điều khó nhất của một nhà đầu tư là phải nắm bắt được tâm lý thị trường đang như thế nào, để nhà đầu tư quyết định mua vào hay bán ra. Thông thường để có lãi thì những nhà đầu tư phải đi ngược lại tâm lý thị trường, Vậy tâm lý thị trường đằng sau bull trap là gì ?

vi-du-ve-bulltrap-1658737725

Sau đây là một số phân tích về tâm lý thị trường trong bẫy tăng giá:

  • Tâm lý nhiều nhà đầu tư cùng bắt đáy: Khi giá đã có đà giảm sâu trước đó, khi lực bán yếu dần, những nhà đầu tư mới có tâm lý bắt đáy, khiến giá đẩy lên cao đọt ngột, càng làm các nhà đầu tư khác tâm lý tham lam mua vào, từ đó có thể đẩy giá lên các mức kháng cự trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi không có yếu tố nào thúc đẩy, thì giá sẽ ko duy trì được, vì đa số các nhà đầu tư trước đang bị lỗ, và tấm lý là sẽ cắt lỗ khi giá hồi lên vùng kháng cự, từ đó đẩy giá tiếp tự đi theo xu hướng giảm mạnh, thị trường tiếp tục downtrend.
  • Tâm lý của những cá mập thao túng thị trường: đây chính là những quỹ đầu tư lớn, những người có khả năng làm giá thị trường, để có thể lừa được các nhà đầu tư khác, những cá mập sẽ liên tiếp mua vào các lệnh lớn để đẩy giá lên cao, rồi khi các nhà đầu tư bắt đáy thì các cá mập bán ra hết, khiến các nhà đầu tư thua lỗ nặng, tiếp tục cắt lỗ, đà giảm mạnh lại tiếp tuc. 

4. Dấu hiệu nhận biết bull trap

Thông thường thì bẫy tăng giá sẽ hay xuất hiện ở điểm kháng cự hoặc ngưỡng kháng cự hay đơn giản là price action. Bản chất của bull trap bao gồm 5 giai đoạn như sau:

  • Giá tăng khi vào điểm kháng cụ hay ngưỡng kháng cự sẽ tiếp tục phá lên tăng giá hoặc quay đầu trở lại xu hướng giảm. 
  • Có hiện tượng làm giá đọt nhiên tăng vọt khiến nhà đầu tư có tâm lý bắt đáy sẽ mua bằng mọi cách.
  • Xuất hiện các thông tin xấu, hay các lệnh cấm làm giảm đà tăng của thị trường.
  • Tiếp tục giằng co nên khi giá giảm, các nhà đầu tư sẽ hoảng loạn đóng vị thế mua.
  • Giá tiếp tục giảm tới mức cắt lỗ khiến nhà đầu tư phải bán tháo cổ phiếu ra chấp nhận thô lỗ và lúc đó bull trap xuất hiện.

5. Cách phòng tránh bẫy tăng giá Bull trap

Khi tham gia đàu tư chứng khoán chúng ta luôn phải có tâm lý chấp nhận sự rủi do, tìm các biện phạm làm giảm khả năng thua lỗ đến nhỏ nhất cỏ thể. Sau hây là 2 hướng giải pháp cho nhà đầu tư khi gặp hiện tượng bull trap:

Hướng 1: Giải pháp phòng tránh Bull trap

  • Nâng cao khả năng phân tích kỹ thuật của bản thân, từ đó nắm bắt tâm lý thị trường, tránh bẫy bull trap và các bẫy khác trong thị trường.
  • Hiểu được tâm lý bản thân, quản lý cảm xúc khi đầu tư, đi ngược lại với tâm lý đám đông.
  • Mỗi lần dính bẫy tăng giá Bull trap là mỗi lần nhà đầu tư phải cắt lỗ nếu như không hiểu rõ được tâm lý của thị trường cũng như không kiểm soát được tâm lý cá nhân.
  • Trang bị đầy đủ kiến thức: Về thị trường, kiến thức cơ bản và thực hành nó thường xuyên tăng kinh nghiệm

Hướng 2: Giải pháp giảm thiểu thiệt hại khi dính bẫy Bull trap

  • Nghiên cứu và tìm hiểu về khối lượng giao dịch cũng như chỉ báo khối lượng cân bằng OBC, từ đó gia tăng tỷ lệ chiến thắng.
  • Luôn đặt ta mức cắt lỗ rõ ràng trước khi vào lệnh mua, thông thường nên giới hạn qua tỷ lệ lỗ dưới 10%.
  • Tự tạo cho mình nhưng danh mục đầu tư hợp lý, có chiến lược đầu tư rõ ràng, chia vón ra đầu tư nhiều danh mục.
  • Luôn điều chỉnh đòn bẩy ở mức phù hợp với mình, không tham lam dùng đòn bẩy cao khi gặp bẫy rất dễ cháy tài khoản. 

Bull trap là một thuật ngữ chỉ hiện tượng sai lệch trong giao dịch tài chính, forex. Cụ thể:

  • Bull trap xảy ra khi thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng sau đó có dấu hiệu hồi phục và tăng nhẹ khiến nhà đầu tư nghĩ rằng xu hướng tăng đã trở lại.
  • Tuy nhiên thực tế là đây chỉ là một phản ứng ngắn hạn, giá vẫn sẽ tiếp tục giảm sau đó. Nếu nhà đầu tư mua vào khi gặp bull trap thì sẽ bị thua lỗ.
  • Bull trap thường xuất hiện ở các vùng kháng cự mạnh khi giá có dấu hiệu vượt qua nhưng chưa đủ sức. Hoặc có thể do những động thái thao túng thị trường của các nhà đầu tư lớn.
  • Để nhận biết bull trap, cần quan sát thanh khoản, xu hướng ngắn và dài hạn. Nếu thanh khoản thấp, xu hướng vẫn giảm thì có thể là bull trap.
  • Khi gặp bull trap, nhà đầu tư nên tránh mua vào mà chờ xu hướng rõ ràng hơn để tránh thua lỗ. Cần bán ra khi phát hiện dấu hiệu giá sẽ đi xuống.

Trên đây là toàn bộ thông tin bổ ích về chủ đề bull trap là gì? Những dấu hiệu và giải pháp đầu tư khi gặp Bull trap, mong bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều những kiến thức bổ ích và có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước GNP là gì? GNP có tầm quan trọng như thế nào? Công thức tính GNP

GNP là gì? GNP có tầm quan trọng như thế nào? Công thức tính GNP

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo