Các lệnh trong Forex cần phải biết khi tham gia thị trường

Các lệnh trong Forex cần phải biết khi tham gia thị trường

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 03:27 (GMT +07)

Các lệnh trong Forex là một phần quan trọng trong việc tham gia thị trường ngoại hối. Nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch thành công, bạn cần phải hiểu rõ về các lệnh này và cách sử dụng chúng. Hãy cùng Citinews tìm hiểu và áp dụng những kiến thức này để đạt được lợi nhuận cao nhất!

Các lệnh trong Forex là gì?

Khi bước vào thị trường Forex, các nhà đầu tư không thể bỏ qua những kiến thức cơ bản về các loại lệnh giao dịch bởi vì các lệnh này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giao dịch thành công. Chúng ta có thể nói rằng, các lệnh giao dịch trong thị trường Forex rất đa dạng và có những đặc điểm khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về các loại lệnh trong Forex này sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tối ưu hóa được giao dịch của mình.

Hiện có thể chia các lệnh dùng trong forex thành các nhóm sau:

  • Lệnh thị trường - Market Order/Instant Excutive.
  • Lệnh chờ - Pending Order.
  • Lệnh cắt lỗ, lệnh chố Citinews , Take Profit.
  • CácCitinews đặc biệt khác.

Các lệnh trong Forex người chơi cần biết

Lệnh thị trường (Market Order/Instant Excutive)

Lệnh thị trường (Market Order) hay lệnh thực thi ngay (Instant Excutive) là loại lệnh mà nhà đầu tư sử dụng trực tiếp để giao dịch mua hoặc bán theo giá thị trường đang niêm yết trên biểu đồ.

Ví dụ: Trên thị trường cặp EUR/USD hiện tại có giá chào mua là 1,1650 và giá chào bán là 1,1664. Nếu nhà đầu tư nhà đầu tư muốn mua hoặc bán cặp tiền EUR/USD này thì lựa chọn Buy hoặc Sell dưới dạng lệnh là Market Order hoặc Instant Excutive là hệ thống sẽ tự động khớp lệnh ngay lập tức ở giá đang niêm yết. Nghĩa là lệnh buy sẽ được thực thi ở mức giá 1,1664 và lệnh bán với mức giá 1,1650.

Lệnh chờ (Pending Order)

Lệnh chờ (Pending order) là loại lệnh mà nhà đầu tư đã cài đặt sẵn trước để mua hoặc bán với một mức giá cụ thể mà không cần phải theo sát thị trường hiện tại. Loại lệnh này rất vô cùng hữu ích, nhà đầu tư chỉ cần đặt lệnh, khi giá di chuyển đến mức đã đặt thì lệnh sẽ tự động khớp mà không cần phải canh biểu đồ giá liên tục.

Lệnh chờ có các nhóm:

  • Sell Limit
  • Buy Limit
  • Sell Stop
  • Buy Stop
  • Sell Stop Limit
  • Buy Stop Limit

Một số thông tin dành cho nhà đầu tư khi thực hiện lệnh thị trường như:

  • Symbol: Tên/mã sản phẩm tài chính.
  • Volume: Khối lượng giao dịch.
  • Stop Loss: Dừng lỗ tự động.
  • Take Profit: Chốt lời tự động.
  • Comment: Ghi chú.
  • Type: Loại lệnh bao gồm lệnh thị trường và các loại lệnh chờ.
  • Sell: Thực hiện lệnh bán.
  • Buy: Thực hiện lệnh mua.

Lệnh Sell Limit - lệnh chờ bán giá cao

Lệnh Sell limit có nghĩa là lệnh chờ bán giá cao. Lệnh này được sử dụng khi nhà đầu tư cho rằng giá thị trường sẽ lên cao và sau đó quay đầu giảm. Cho nên, khi đặt lệnh Sell limit ở mức giá cao hơn giá ở thời điểm hiện tại của thị trường, nếu như giá tăng lên như dự đoán chạm vào điểm mua rồi bắt đầu xu hướng giảm giá thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận lớn.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang có cặp tiền tệ AUD/USD với giá hiện tại là 0,6789 và muốn bán nó. Khi đó dự đoán rằng giá sẽ lên 0,6800 và sau đó sẽ giảm xuống liền, lúc này nhà đầu tư đặt lệnh Sell limit tại mức giá 0,6800 và lệnh sẽ tự động khớp nếu giá chạm mức giá đó và sau đó bắt đầu xu hướng giảm, như vậy nhà đầu tư sẽ được lợi nhuận ở mức giá cao hơn.

Lệnh Buy Limit - lệnh chờ mua giá thấp

Lệnh Buy limit có nghĩa là lệnh chờ mua giá thấp. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng giá thị trường đang giảm xuống ở mức thấp nhất và có xu hướng đảo chiều tăng lên. Cho nên, tiến hành đặt lệnh Buy limit ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại của thị trường. Nếu như giá xuống như dự đoán sau đó bắt đầu xu hướng tăng thì nhà đầu tư đã mua được mức giá rẻ hơn mức giá so với lệnh thị trường.

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn mua cặp tiền tệ AUD/USD, hiện tại trên thị trường đang có giá là 0,6789. Dự đoán rằng giá có thể xuống đến mức 0,6600 là mức thấp nhất và sẽ quay đầu tăng lên. Lúc này, tiến hành đặt lệnh Buy limit tại mức giá 0,6600, khi giá xuống chạm mức trên thì lệnh sẽ tự động khớp.

cac-lenh-trong-forex-2
Lệnh limit

Sell stop - lệnh chờ bán giá thấp

Lệnh Sell stop có nghĩa là lệnh chờ bán giá thấp. Nhà đầu tư chờ bán với mức giá thấp hơn giá thị trường hiện tại, lệnh được thực hiện khi giá thị trường chạm hoặc đi qua giá mà nhà đầu tư đã chỉ định. Và thường các lệnh này là lệnh bán khống.

Ví dụ: Nhà đầu tư sở hữu cặp tiền GBP/USD với giá hiện tại là 1,3456, nhưng lại chưa chắc chắn rằn giá có giảm hay không nên muốn đợi giá vượt ngưỡng hỗ trợ và đạt tới mức giá 1,3400 với vào lệnh. Lúc này đặt lệnh ở mức giá 1.3400, khi thị trường xuống chạm mức giá đó thị lệnh sẽ được khớp. Và nếu tiếp tục xu hướng giảm thì nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận.

Buy stop - lệnh chờ mua giá cao

Lệnh Buy stop có nghĩa là lệnh chờ mua giá cao. Nhà đầu tư chờ mua với mức giá cao hơn giá hiện tại của thị trường. Lệnh này là để nhà đầu tư đảm bảo chắc rằng thị trường có thực sự tăng giá hay không thì mới quyết định mua.

Ví dụ: Thị trường hiện tại cặp tiền tệ EUR/USD có mức giá là 1,1234. Nhà đầu tư dự đoán rằng mức giá này có thể tăng lên mạnh mẽ nên quyết định đặt lệnh Buy stop tại mức giá 1,1300. Nếu giá chạm mức này thì lệnh sẽ tự động được thực thi.

cac-lenh-trong-forex-3
Các lệnh trong Forex - Lệnh Stop

Lệnh Sell Stop Limit - lệnh giới hạn dừng bán

Lệnh Sell Stop Limit sự kết hợp giữa lệnh Sell Stop và Sell Limit. Khi giá thị trường chạm đến điểm Sell Stop thì lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt tại mức giá đã được thiết lập. Trường hợp giá không chạm điểm Sell Stop thì lệnh sẽ không được kích hoạt.

Cụ thể, khi đặt lệnh Sell Stop Limit thì sẽ chỉ định một mức giá dừng bán (Stop Price) và một mức giá giới hạn (Limit Price). Khi giá có xu hướng đi xuống đến mức giá dừng bán, lệnh Sell Limit - lệnh chờ bán giá cao sẽ được kích hoạt. Và giá giới hạn sẽ cao hơn giá dừng bán.

Ví dụ, nếu giá hiện tại của cặp tiền tệ EUR/USD là 1.2000 và bạn muốn bán khi giá đạt đến mức giá 1.1900, bạn có thể đặt lệnh Sell Stop Limit với Stop Price là 1.1890 và Limit Price là 1.1900. Khi giá đạt đến 1.1890, lệnh sẽ được kích hoạt và chuyển thành lệnh bán với mức giá giới hạn là 1.1900 hoặc cao hơn nếu có sẵn.

Lệnh Sell Stop Limit thường được sử dụng để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp giá đột ngột giảm mạnh. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng lệnh này không đảm bảo rằng bạn sẽ bán được với mức giá giới hạn được chỉ định, vì giá có thể tiếp tục giảm mạnh và không có người mua ở mức giá giới hạn của bạn. Do đó, bạn cần phải đặt lệnh này một cách cẩn thận và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Lệnh Buy Stop Limit - lệnh giới hạn dừng mua

Lệnh Buy Stop Limit là sự kết hợp giữa lệnh Buy Stop và lệnh Buy Limit. Khi giá thị trường chạm điểm Buy Stop thì lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt tại mức giá đã được thiết lập. Trường hợp không chạm điểm Buy Stop thì lệnh sẽ không được kích hoạt.

Cụ thể, khi đặt lệnh Buy Stop Limit thì sẽ chỉ định một mức giá dừng mua (Stop Price) và một mức giá giới hạn (Limit Price). Khi giá có xu hướng đi lên đến mức giá dừng mua, lệnh Buy Limit - lệnh chờ mua giá thấp sẽ được kích hoạt. Và giá giới hạn sẽ thấp hơn giá dừng bán.

Ví dụ, nếu giá hiện tại của cặp tiền tệ EUR/USD là 1.2000 và bạn muốn mua khi giá đạt đến mức giá 1.2090, bạn có thể đặt lệnh Buy Stop Limit với Stop Price là 1.210 và Limit Price là 1.2090. Khi giá đạt đến 1.2100, lệnh sẽ được kích hoạt và chuyển thành lệnh mua với mức giá giới hạn là 1.2090 hoặc thấp hơn nếu có sẵn.

Lệnh Buy Stop Limit thường được sử dụng để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp giá đột ngột tăng mạnh. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng lệnh này không đảm bảo rằng bạn sẽ bán được với mức giá giới hạn được chỉ định, vì giá có thể tiếp tục tăng mạnh và không có người bán ở mức giá giới hạn của bạn. Cẩn trọng vẫn hơn!

lenh-stop-limit
Các lệnh trong Forex - Lệnh Stop Limit

Lệnh cắt lỗ, lệnh chốt lời - Stop Loss, Take Profit

Lệnh cắt lỗ (Stop Loss)

Lệnh cắt lỗ (Stop Loss) là lệnh được sử dụng khi giá chạm tới mức mà nhà đầu tư quyết định cắt lỗ. Đây là loại lệnh cực kỳ quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải sử dụng trong quá trình giao dịch, nhằm mục đích tránh những bước đi sai lầm vào bảo vệ tài khoản khỏi bị “bốc hơi”.

Ví dụ: Cặp tiền tệ EUR/USD nhà đầu tư đã mua vào với giá là 1,3456 và kỳ vọng nó sẽ tăng lên cao. Sau khi mua xong thì nhà đầu tư đặt lệnh cắt lỗ ở mức giá 1,3400, nếu như thị trường không lên như kỳ vọng mà có thể sẽ xuống tới mức giá 1,2345 thì lệnh sẽ được thực thi khi xuống mức 1,3400 nhằm hạn chế rủi ro cháy tài khoản.

Lệnh dừng lỗ luôn rất quan trọng nếu nhà đầu tư không muốn ngồi trước máy tính cả ngày để lo lắng về việc mình có thể bị thua lỗ hết tiền. Thì chỉ cần đặt lệnh dừng lỗ cho các lệnh đang có của mình và có thể làm những công việc khác mà không phải lo lắng.

Lệnh chốt lời (Take Profit)

Lệnh chốt lời (Take Profit) là lệnh được sử dụng khi giá chạm tới mức mà nhà đầu tư quyết định chốt lời. Khi nhà đầu tư muốn chốt lời để mang lại lợi nhuận cho mình ở một mức giá nào đó mà cảm thấy hài lòng thì sử dụng lệnh Take Profit.

Ví dụ: Nhà đầu tư đã mua và sở hữu cặp tiền tệ AUD/USD tại mức giá 0,6789, sau đó thị trường tăng giá và nhà đầu tư bắt đầu có lãi. Khi phân tích thị trường nhà đầu tư dự đoán giá sẽ đạt đỉnh tại mức 0,6800 và sẽ quay đầu giảm xuống, vậy nhà đầu tư quyết định đặt lệnh Take profit ở mức giá 0,6800.

Nếu giá giảm xuống đúng theo như dự đoán thì nhà đầu tư đã kịp thời chốt lời để thu được khoản lãi thực sự cho mình.

Các lệnh trong forex đặc biệt khác

Lệnh dừng lỗ kéo theo (Trailing Stop)

Lệnh dừng lỗ kéo theo (Trailing Stop) là một loại lệnh sẽ biến động cùng với giá cả khi giá cả thị trường biến động. Tức là nếu giá thay đổi theo chiều hướng có lợi thì lệnh cắt lỗ sẽ tự động dịch chuyển một số điểm nhất định theo chiều hướng có lợi đó. Như vậy, khi giá cả thị trường tăng thì nó sẽ kéo điểm cắt lỗ đi theo, nhờ vậy sẽ bảo toàn lợi nhuận thu được khi thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi trở lại.

Tuy nhiên, điểm cắt lỗ trong Lệnh Trailing Stop chỉ dịch chuyển cùng chiều với xu hướng tăng của lợi nhuận. Khi thị trường biến động theo chiều hướng ngược lại, điểm cắt lỗ vẫn sẽ đứng yên ở điểm cuối cùng mà nó dịch chuyển tới. Có nghĩa là nếu thị trường chuyển biến theo chiều hướng bất lợi thì đến khi giá chạm mức dừng lỗ cuối cùng mà nó đặt được thì lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và nhờ vậy sẽ bảo toàn lợi nhuận thu được trước đó. Đây là một lệnh rất đặc biệt mà các nhà đầu tư nên cân nhắc thực hiện lệnh này.

Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu cặp tiền USD/JPY và quyết định bán ở mức giá 90.80 với trailing stop 20 pips. Điều này có nghĩa là dừng lỗ của nhà đầu tư nằm ở 91.00 và nếu giá giảm xuống vùng 90.50, lệnh trailing stop sẽ là 90.70.

Good ‘Till Cancel - GTC: Lệnh tồn tại cho đến khi bị hủy

GTC là lệnh tồn tại lâu dài, cho đến khi nào nhà đầu tư muốn huỷ nó, nếu không nó vẫn còn tồn tại mà các sàn giao dịch sẽ tuyệt đối không can thiệp. Lệnh này cũng có mặt lợi khi có thể đặt lệnh chờ trong thời gian dài và có kế hoạch vạch ra. Tuy nhiên, nhiều lúc nhà đầu tư quên rằng đã đặt GTC, cho nên nhiều lúc nó sẽ khớp lệnh trong khi thị trường không còn di chuyển theo kế hoạch mà nhà đầu tư đã vạch ra.

Good for the Day - GFD: Lệnh tồn tại hết ngày

GFD là loại lệnh chỉ tồn tại trong một ngày, khi bắt đầu ngày mới thì lệnh sẽ bị huỷ, cho nên đây là lệnh phù hợp với những nhà đầu tư chỉ giữ lệnh trong ngày.

TrênCitinews chỉ giao dịch 5 ngày trên tuần và thời gian giao dịch được thực hiện theo giờ Mỹ, cho nên cần chú ý 5h sáng giờ Việt Nam đóng cửa phiên giao dịch ngày và lệnh GFD cũng sẽ bị hủy trong thời gian này.

One cancels the order - OCO: Lệnh này hủy lệnh kia

OCO là loại lệnh cho phép nhà đầu tư đặt hai lệnh chờ song song khác nhau với hai hướng hoàn toàn khác nhau. Khi giá cả thị trường di chuyển theo một hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư và được khớp lệnh thì lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy.

Lệnh này cho phép nhà đầu tư thực hiện nhiều hướng dự đoán, tăng khả năng lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình. Đây là lệnh trong Forex vô cùng đặc biệt.

One trigger the other: Lệnh kích hoạt lệnh

Lệnh One trigger the other là lệnh được kích hoạt thì lệnh khác mới được kích hoạt. Nếu như nhà đầu tư sử dụng lệnh chờ mua hoặc chờ bán thì trước khi khớp các lệnh chốt lời hoặc dừng lỗ thì lệnh One trigger the other phải được kích hoạt trước.

Xem thêm:

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ các loại lệnh cần thiết khi tham gia thị trường Forex. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư biết và sử dụng được các lệnh trong Forex này.

Bình luận
Popup image default

Thông báo