Top 10 các doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giàu nhất 2024
Sở hữu khối tài sản khổng lồ, đóng góp nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội, những doanh nhân Việt Nam nổi tiếng này khiến nhiều người ngưỡng mộ nhờ tài năng thiên bẩm, tư duy nhạy bén và những triết lý kinh doanh độc đáo. Họ không chỉ thành đạt, giàu mà còn có tầm ảnh hưởng và được cả thế giới ngưỡng mộ.
Họ là ai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
Phạm Nhật Vượng là doanh nhân Việt Nam vô cùng nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Ông là người sáng lập và là chủ tịch của tập đoàn lớn nhất nhì Việt Nam hiện nay: Vin Group
Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Tĩnh, ông khởi nghiệp từ một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.
3 năm sau, từ số tiền 10.000 USD vay mượn bạn bè, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền Mivina . Rất nhanh chóng sản phẩm này trở nên nổi tiếng và phủ rộng khắp Ukraina. Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004, mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.
Tiếp nối thành công tại thị trường Ukraina, Phạm Nhật Vượng mở 2 công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.
Các sản phẩm nổi tiếng hiện nay của Vingroup:
- Vincom, Vinhomes, Vincity – Bất động sản.
- Vinpearl – Dịch vụ, vui chơi, giải trí
- Vinmart – Bán lẻ
- VinFast – Công nghiệp nặng.
- Vinmec – Y tế Vinschool – Giáo dục.
- VinEco – Nông nghiệp.
Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Năm 2015 khối tài sản của Phạm Nhật Vượng được Fober ước tính là 1,65 tỷ USD, ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam.
Đến cuối năm 2019, ông Vượng sở hữu khối tài sản tương đương 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới.
Ông được Tạp chí Forbes còn ví là “Donald Trump của Việt Nam” với hàm ý lĩnh vực kinh doanh bất động sản của ông có sức ảnh hưởng lớn đối với kinh tế Việt Nam.
2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air
Cái tên tiếp theo trong danh sách doanh nhân Việt Nam nổi tiếng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air được nhắc đến là một nữ doanh nhân xinh đẹp, giỏi giang.
Bà là CEO Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga).
Sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, có điều kiện được đi du học nước ngoài năm 17 tuổi. Bằng trí thông minh và sự nhạy bén, nhận thấy thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Với phương châm kinh doanh bằng chữ tín và sức lao động chăm chỉ, 3 năm sau khởi nghiệp bà Thảo đã có trong tay 1 triệu USD và trở thành triệu phú đô la đầu tiên ở tuổi 21.
Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB, hai trong số ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, nữ tỷ phú còn đầu tư vào bất động sản. Sau đó là lĩnh vực hàng không với vị trí tổng giám đốc Vietjet Air.
Năm 2017, tài sản của nữ doanh nhân được Fober ước tính là 1,7 tỷ USD, bà trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới được Fober bình chọn.
Bên cạnh đó bà Thảo còn được nhận giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam, góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, do Fober bình chọn năm 2018.
3. Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ “ Vua cà phê Việt Nam”
Đặng Lê Nguyên Vũ là một doanh nhân nổi tiếng Việt Nam với thương hiệu cà phê Trung Nguyên vươn tầm thế giới. Tuy nhiên để có được thành công như hiện tại ít ai biết ông đã khởi nghiệp từ số 0 tròn trĩnh và trải qua những ngày tháng đầy khó khăn thử thách.
Trên chiếc xe đạp cà tàng, đến từng đại lý thu mua cà phê để bắt đầu sự nghiệp; những ý tưởng lớn dần theo những vòng quay bánh xe, cứ thế ông đã xây dựng nên đế chế kinh doanh Trung Nguyên đồ sộ như hiện tại.
Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller. Tạp chí Forbes đã hết lòng ca ngợi ông bằng cụm từ “zero to hero” (nhân vật từ vô danh thành anh hùng).
Hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên hiện tập trung vào 3 mảng chính gồm kinh doanh – chế biến cà phê; bán lẻ và nhượng quyền thương hiệu (franchising).
Doanh thu của công ty Trung Nguyên trong giai đoạn 2015-2017 đạt quanh mức 3.800 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn đạt 5.696 tỷ đồng. Đây cũng là giai đoạn công ty chịu ảnh hưởng khi hai vợ chồng ông chủ tập đoàn liên tục xảy ra tranh chấp kiện tụng.
Là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng được nhiều người chọn làm hình mẫu, ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mở lòng với người trẻ; đặc biệt là sinh viên; khuyến khích họ khởi nghiệp, sáng tạo; thay đổi bản thân; thay đổi hoàn cảnh gia đình; cống hiến cho đất nước.
4. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco
Nhắc đến ô tô Trường Hải (Thaco) không thể không nhắc đến vị doanh nhân Việt Nam nổi tiếng đã sáng lập ra tập đoàn tỷ đô này. Ông Trần Bá Dương – Hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải.
Những năm 80 ông làm việc tại nhà máy sửa chữa ô tô. Với tư duy nhạy bén và cách quản lý công việc độc đáo theo cách riêng của mình, ông đã thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ôtô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành công ty ôtô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%.
Năm 2018 tài sản của vị doanh nhân này được Fober ước tính vào 1,76 tỷ USD xếp thứ 1.346 trên thế giới.
5. Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank
Ông Hồ Hùng Anh cũng là một trong những vị doanh nhân Việt Nam nổi tiếng được Fober vinh danh năm 2019 với khối tài sản là 1,7 tỷ USD.
Khởi nghiệp từ việc buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu từ những năm 1990. Sau này cùng với ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan, ông Hùng Anh góp phần xây dựng nên Masan.
Từng can qua các vị trí: Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và Công ty Cổ phần Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Masan), đến tháng 4/2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank.
Tài sản của ông Hồ Hùng Anh chủ yếu đến từ cổ phần của ông và gia đình tại 2 công ty đình đám là Techcombank và Masan.
6. Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát
Góp mặt trong danh sách những doanh nhân nổi tiếng thế giới được Fober vinh danh năm 2018 là ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Tài sản của ông Long ước tính 1,6 tỷ đô, xếp thứ 1.756.
Ông Long cũng là cái tên nhiều năm góp mặt trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Các sản phẩm đã làm nên thương hiệu của tập đoàn Hòa Phát như: thiết bị văn phòng, ống thép, thép xây dựng, …. phủ sóng rộng rãi và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn đã mang về cho Tập đoàn Hòa Phát cũng như ông Long khối tài sản khổng lồ.
7. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan
Ông Nguyễn Đăng Quang xếp thứ 1.717 trong danh sách tỷ phú USD của Fober năm 2018 với khối tài sản 1,3 tỷ USD.
Trước đó ông cũng được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.
Nhắc đến Masan là nhắc đến các sản phẩm nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, và các đồ uống đóng chai với các thương hiệu phủ sóng rộng rãi trên thị trường tiêu dùng Việt Nam như: Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Lovemi, Komi, Cao Bồi, Ponnie, Vinacafé, Wake-Up, Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Faith và Sư Tử Trắng.
Cùng với ông Hồ Hùng Anh, ông Quang là một trong 2 cổ đông lớn nhất của Công ty Cổ phần Masan với tỷ lệ sở hữu mỗi người khoảng 48%.
Bên cạnh đó, Masan còn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 15% vốn tại Techcombank và ông Quang là người đại diện phần sở hữu này.
8. Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai
Được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á, ông Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là bầu Đức là doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế – đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam.
Vị doanh nhân Việt Nam nổi tiếng này là CEO của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá.
Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng. Ông cũng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008.
9. Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk
Vinamilk là thương hiệu sữa Việt không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn phủ sóng rộng rãi ở 23 quốc gia trên thế giới. Có được sự thành công này không thể không nhắc đến người thuyền trưởng tài ba đã chèo lái con thuyền này: Bà Mai Kiều Liên – một nữ doanh nhân Việt Nam hiếm hoi được Fober hết lời ca tụng bằng những mỹ từ.
Vinamilk đạt 23% tăng trưởng doanh thu năm 2012 với 1,3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế tăng gần 40% đạt 280 triệu USD.
Nhờ đó bà Mai Kiều Liên cũng vinh dự được Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á (có trụ sở tại Hong Kong) bình chọn là một trong những CEO (Tổng giám đốc) xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư. Bà cũng khiến hàng triệu phụ nữ Việt tự hào khi đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á do Forbes công bố, đứng ở vị trí thứ 25.
10. Bà Thái Hương - CEO TH true Milk
Là nữ doanh nhân Việt Nam có vóc dáng nhỏ bé nhưng bà Thái Hương luôn khiến nhiều người phải ngước nhìn với những thành quả kinh doanh mà bà đạt được.
Bà Thái Hương sinh tại Nghệ An với trình độ cử nhân ngành Kế toán Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân. Với tư duy kinh doanh nhanh nhạy, năm 1994 bà đã sớm sáng lập ngân hàng Bắc Á với số vốn 20 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy địa hình và khí hậu của vùng Nghĩa Đàn, Nghệ An có thể tạo ra một trang trại bò sữa chất lượng tốt, bà Thái Hương bắt đầu gây dựng TH True Milk vào năm 2008. Chỉ 6 năm sau khi có mặt trên thị trường, TH true MILK trở thành một thương hiệu lớn trong ngành sữa Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
Từ thành công của Dự án sữa TH, bà Thái Hương đã đầu tư dự án bò sữa tại Nga, trồng dược liệu chế biến thức uống cao cấp (TH herbals) bán tại Mỹ, tạo ra thương hiệu rau củ quả sạch FVF, lập trường quốc tế TH School.
TH hiện có mức tăng trưởng khoảng 12%/năm, sở hữu đàn bò sữa quy mô 45.000 con, được xác nhận Kỷ lục Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao quy mô lớn nhất Châu Á và đạt được nhiều thành công nhất định, góp phần thay đổi bản chất ngành sữa Việt Nam.
Theo báo cáo tháng 10/2017 cho thấy, Tập đoàn TH có doanh thu đạt 215 triệu USD và lợi nhuận là 45 triệu USD.
Liên tiếp trong 2 năm 2015 và 2016, bà Thái Hương lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Nhanh nhạy, thông minh, dám nghĩ dám làm, những doanh nhân Việt Nam nổi tiếng này đã tạo nên nhiều giá trị kinh tế đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Bạn nghĩ sao về họ? Hãy để lại cảm nhận ngay dưới bài viết nhé!