Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Fintech” bỗng nhiên được rất nhiều người nhắc đến. Nếu bạn đang tò mò và muốn tìm hiểu công nghệ Fintech là gì? Hay đơn giản là muốn biết những thông tin về Fintech thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn khái quát hơn về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về Fintech
1.1. Fintech là gì?
Đây là từ viết tắt của hai thuật ngữ tiếng Anh: Finance + Technology, được hiểu là Công nghệ tài chính. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho tất cả những công ty có sử dụng internet, điện thoại thông minh, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Công nghệ Fintech là gì?
1.2. Đối tượng của Fintech
Thông thường, một thị trường truyền thống sẽ bao gồm 2 đối tượng là các định chế tài chính và khách hàng. Thế nhưng, đối với Công nghệ tài chính thì các đối tượng sẽ gồm 3 bên và giữa các bên có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Cụ thể, đối tượng của Fintech bao gồm:
- Công ty Fintech: chính là các công ty công nghệ (IT) độc lập, chuyển nghiên cứu và cung cấp những những sản phẩm dịch vụ công nghệ cho lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đến đây, chắc hẳn các bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy ai là khách hàng cuối cùng của công ty Công nghệ tài chính? Đó có thể là người sử dụng cuối cùng, hoặc cũng có thể là các định chế tài chính bao gồm ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính,…
- Định chế tài chính: Đối với ngành tài chính thì các định chế tài chính là một thực thể rất quan trọng. Trong những năm trở lại đây, các định chế tài chính ngày càng quan tâm đến việc áp dụng công nghệ IT vào trong hệ thống vận hành do nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ trong đời sống hiện nay. Ngoài ra, các định chế tài chính cũng có khi còn trực tiếp đầu tư nhân lực và tài chính vào các công ty Fintech hoặc các hoạt động nghiên cứu, từ đó tạo ra lợi thế để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường với các định chế tài chính khác.
- Khách hàng: Đối tượng khách hàng ở đây là những người sử dụng dịch vụ tài chính nói chung. Họ cũng chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các định chế tài chính hoặc những tiện ích mà công nghệ mới có thể đem lại.
1.3. Đặc điểm của Fintech
- Đối với lĩnh vực ngân hàng, đây là hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán tiền. Còn trong lĩnh vực tài chính, nó chính là dịch vụ để kết nối giữa người đi vay với bên cho vay mà không cần phải đến gặp mặt trực tiếp. Toàn bộ quá trình từ đăng ký đến hoàn thiện thủ tục và xét duyệt tự động đều được hỗ trợ nhờ công ty cho vay áp dụng công nghệ tài chính Fintech.
- Công nghệ tài chính được hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, nghĩa là nó có thể nhận diện cũng như phân tích và thiết lập các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua hệ thống thuật toán mà các công ty đã thiết lập riêng. Nhờ có Fintech mà mọi giao dịch giữa khách hàng với công ty tài chính trở nên đơn giản, tiện lợi hơn, đồng thời nó cũng giúp làm thay đổi thói quen của khách hàng từ truyền thống sang hình thức online là chính.
- Không chỉ có vậy, Công nghệ tài chính còn góp phần làm thay đổi nguồn nhân lực của ngành tài chính trong tương lai. Điều này có nghĩa là, nếu như trước kia chỉ cần bạn giỏi chuyên môn nghiệp vụ là được thì giờ đây, bạn sẽ cần phải hiểu rõ và thành thạo các công việc liên quan đến công nghệ thông tin. Mặt khác, nếu như trước kia một người chỉ có thể hỗ trợ được cho một khách hàng trong một lần thì thay vào đó, một người có thể hỗ trợ được nhiều khách hàng trong một lần. Điều này giúp cho ngành tài chính ngân hàng cắt giảm được một số lượng nhân lực không cần thiết.
>> XEM THÊM <<
- Ví VTC Pay là gì & Cách tạo tài khoản và sử dụng ví VTC Pay
- Ví Airpay là gì & Hướng dẫn đăng ký, sử dụng ví Airpay
- Ví VNpay là gì & Tổng hợp giải đáp thông tin A - Z cho ví VNpay
- Ví Payoo là gì & Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ví điện tử Payoo
2. Nhóm sản phẩm trong Fintech
Qua những nội dung vừa chia sẻ với các bạn ở phần trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được Fintech. Vậy sản phẩm của Fintech là gì? Dưới đây chính là các sản phẩm chính trong công nghệ tài chính:
- Đồng tiền điện tử – Bitcoin
- Ví điện tử
- Cho vay vốn
- Hỗ trợ giao dịch chứng khoán
- So sánh dịch vụ Gobear
- Chuyển tiền online
Ngoài ra, Fintech còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:
- Cho vay ngang cấp
- Gọi vốn cộng đồng
- Tư vấn tài chính
- Quản trị dữ liệu
- Công nghệ bảo hiểm
- Tiền tệ số
3. Ví dụ về công nghệ Fintech
Để hiểu rõ hơn về Fintech là gì? các bạn có thể tham khảo những ví dụ về Fintech trong một số lĩnh vực sau:
- Fintech trong tài chính: đó là những ứng dụng cho vay nhanh hiện nay hoặc ứng dụng hỗ trợ vay online 100% trên cả điện thoại và máy tính. Hồ sơ đăng ký trực tuyến và được xét duyệt hoàn toàn tự động, phía người vay không cần phải gặp mặt công ty tài chính mà vẫn có được khoản vay một cách nhanh chóng.
- Fintech trong ngân hàng: Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về công nghệ tài chính của ngân hàng đó chính là ứng dụng Mobile Banking. Đây là ứng dụng do ngân hàng quản lý và liên kết với các công ty Công nghệ tài chính để phát triển.
- Fintech trong chứng khoán: Nếu như trước đây, các công ty môi giới phải mở nhiều sàn giao dịch thì giờ đây, nhờ áp dụng công nghệ này, các sàn giao dịch chứng khoán có thể chuyển sang hình thức online. Vì thế, người chơi chứng khoán cũng không cần phải đến sàn giao dịch như trước kia mà vẫn có thể đặt mua hoặc bán cổ phiếu đang niêm yết trên sàn. Đồng thời, nó cũng giúp cho những người đầu tư chứng khoán dễ dàng theo dõi được thông tin cổ phiếu hàng ngày một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
4. Ảnh hưởng của Fintech đến tài chính, đầu tư
- Công nghệ tài chính đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống.
- Khi xu hướng áp dụng công nghệ vào lĩnh vực đầu tư, tài chính càng trở nên phổ biến thì nó cũng tạo ra một thách thức lớn đối với các ngành dịch vụ tài chính truyền thống trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh. Mặt khác, nó cũng làm cho sự cạnh tranh công nghệ tài chính hiện đại trở nên gay gắt hơn trong các định chế tài chính.
- Hỗ trợ các ứng dụng công nghệ cao: Fintech có khả năng lưu trữ tệp thông tin khách hàng cực lớn và giúp phân tích hành vi khách hàng rất tốt, từ đó có thể giúp các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên ngoài và bên trong nhanh chóng, dễ dàng hơn. Qua đó, có thể giảm thiểu được các chi phí trong quá trình ra quyết định, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và nhận được sự hài lòng của khách hàng.
- Hiện nay, thị phần các ngân hàng có xu hướng giảm bớt và thay vào đó là thị phần của các công ty Fintech đang được tăng lên. Dễ thấy nhất đó chính là dịch vụ tiền ảo Bitcoin hiện nay.
- Thị trường lao động lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng có sự thay đổi rõ rệt và trong tương lai, công nghệ được dự đoán sẽ thay thế cho một lượng lớn nhân viên ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán,... Lúc này, nhu cầu về nhân lực giỏi về chuyên môn lẫn công nghệ thông tin sẽ được chú trọng hơn cả.
5. Cơ hội và thách thức của công nghệ Fintech trong thời kỳ 4.0
Có thể nói, công nghệ 4.0 cùng với công nghệ tài chính đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành tài chính ngân hàng, có thể kể đến một số cơ hội như:
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người một cách nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.
- Có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng ở khắp mọi nơi mà không nhất thiết phải đầu tư cơ sở vật chất quy mô.
- Luôn có một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì đa phần mọi người ngày nay đều dùng thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính.
- Các công ty có thể tự do hoạt động dịch vụ của mình mà không có rào cản vì hiện nay vẫn chưa có ràng buộc nhiều về pháp luật.
- Hỗ trợ giới trẻ Việt Nam khởi nghiệp thành công.
Bên cạnh những cơ hội thì thách thức của công nghệ Fintech cũng không hề ít, cụ thể:
- Fintech sẽ phải đối mặt với việc có thể bị đánh cắp thông tin.
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.
- Làm cho những công ty hoạt động theo phương thức truyền thống có nguy cơ bị phá sản.
- Không thể phát huy tối đa hiệu quả của công nghệ tài chính do nguồn năng lực còn hạn chế.
- Thị trường vay vốn hỗn loạn, có nhiều rủi ro về lãi suất, thanh khoản, nợ xấu vì điểm thuận lợi đến từ các công nghệ vay vốn Fintech.
- Do chưa có pháp lý hoàn chỉnh về lĩnh vực công nghệ tài chính nên nó cũng là điểm bất lợi cho cả phía người vay và bên cho vay.
6. Các công ty Fintech tại Việt Nam
Hiện nay, phần lớn các công ty ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam đều có vốn đầu tư nước ngoài . Theo thống kê đến năm cuối 2019, tại Việt Nam có khoảng 155 công ty hoạt động có ứng dụng lĩnh vực Công nghệ tài chính, có thể kể đến một số công ty trong từng lĩnh vực như sau:
6.1. Công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán
- Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam – Vnpay
- Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến – Momo
- Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt – Payoo
- Công ty cổ phần Zion – Zalopay
- Công ty cổ phần và công nghệ dịch vụ Moca
6.2. Công ty Fintech trong ứng dụng vay
- Công ty Doctor Đồng
- Công ty Robocash
- Công ty Cashwagon
- Công ty Lenbox
- Công ty LendTop
- Công ty Vamo
- Công ty Tamo
Xem thêm:
Fintech thách thức ngân hàng truyền thống như thế nào?
Tuy Fintech vẫn còn một số hạn chế và thách thức nhưng đến thời điểm hiện tại, những rủi ro mà Công nghệ tài chính đem lại là không đáng kể so với những lợi ích mà nó mang tới cho cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày hôm nay. Citinews hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về Fintech là gì cũng như thấy được vai trò của nó trong thời đại 4.0 ngày nay.