Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì | SCB có tốt và uy tín không?

Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì | SCB có tốt và uy tín không?

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 21:59 (GMT +07)

SCB là một thương hiệu ngân hàng lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khách hàng chưa biết SCB là ngân hàng gì? Nhà nước hay tư nhân? Các sản phẩm, dịch vụ tại SCB có tốt không? Khám phá ngay bài viết giới thiệu về ngân hàng SCB để có câu trả lời chính xác.

1. Tìm hiểu về ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB Bank)

1.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì?

Ngân hàng SCB có tên giao dịch đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Sài Gòn, được thành lập vào ngày 26/12/2011 dựa trên cơ sở hợp nhất tự nguyện từ 3 ngân hàng con đó là: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Ở thời điểm hiện tại, SCB đang là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam và chỉ đứng sau nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank.

Giới thiệu về ngân hàng SCB
Giới thiệu về ngân hàng SCB

Ngoài thế mạnh về tài chính, SCB cũng được đánh giá là một trong những ngân hàng có quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam khi sở hữu mạng lưới hoạt động phủ rộng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước với hơn 200 điểm giao dịch cùng đội ngũ nhân sự gần 7000 người.

Trong tương lai, ngân hàng đang định hướng phát triển theo hướng hiện đại, đa chức năng. Đồng thời, SCB cũng sẽ tăng cường phát triển đầy đủ các tiện ích, dịch vụ đa dạng, nhằm cung ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.2. SCB là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

SCB được thành lập bởi sự hợp nhất của 3 ngân hàng con: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và không có sự tham gia góp vốn của Nhà nước nên có thể khẳng định Ngân hàng SCB là ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn phải hoạt động theo các quy chuẩn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các hạng mục dịch vụ và tiện ích hợp pháp.

1.3. Ngân hàng SCB có phải ngân hàng Sacombank không?

Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn SCB là tên gọi viết tắt của Ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai ngân hàng hoàn toàn khác nhau. Hay nói cách khác, ngân hàng SCB không phải là ngân hàng Sacombank.

Trong đó:

  • SCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
  • Sacombank: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

2. Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB 

Ngoài việc biết được Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì? Thì việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ ở đây cũng là điều vô cùng quan trọng.

Cũng như nhiều ngân hàng khác, SCB hiện đang hướng đến hai đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân với những sản phẩm, dịch vụ cụ thể như sau:

2.1. Đối với khách hàng cá nhân

Ngân hàng hiện đang cung cấp những sản phẩm nổi bật sau:

  • Dịch vụ tài khoản: Tài khoản thanh toán S - Free, Tài khoản thanh toán S-Digital, Tài khoản thanh toán lộc phát, Tài khoản thanh toán thông thường bằng ngoại tệ.
  • Dịch vụ tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi dài hạn, Tiền gửi tiết kiệm online, Tiền gửi Tiết kiệm phát lộc tài,...
  • Sản phẩm cho vay: Vay mua xe ô tô, Vay mua nhà ở, Vay tiêu dùng, Vay kinh doanh,...
  • Chuyển tiền quốc tế: Chuyển tiền qua hệ thống Swift, Chuyển tiền nhanh qua Western Union.
  • Mua bán ngoại tệ và vàng
  • Các dịch vụ khác như: Thanh toán hóa đơn, thanh toán trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền gửi, dịch vụ ngân quỹ,...

2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp

Ngân hàng SCB hiện đang có các gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc trưng doanh nghiệp như sau:

  • Dịch vụ tài khoản: Gói tài khoản thanh toán S - Startup, Gói tài khoản thanh toán S - combo, Gói tài khoản thanh toán SCB 100+, Tài khoản thanh toán đa lợi, Tài khoản vốn chuyên dùng,...
  • Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi đầu tư ưu việt,...
  • Sản phẩm cho vay: Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay thấu chi, Cho vay đầu tư tài sản cố định,...
  • Bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, Bảo lãnh dự thầu một phần không có tài sản,...
  • Thanh toán quốc tế: Thư tín dụng nhập khẩu, Thư tín dụng xuất khẩu, ...
  • Tài trợ thương mại: Tài trợ nhập khẩu theo UPAS L/C, Tài trợ nhập khẩu bằng chính lô hàng nhập khẩu,...
  • Các dịch vụ khác: Dịch vụ chi lương hộ, Dịch vụ thu thuế, phí xuất nhập khẩu tại quầy,...

XEM THÊM:

3. Ngân hàng SCB có uy tín không?

Không chỉ là 1 trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng xếp hạng thứ 32 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, sự uy tín cũng như chất lượng của SCB còn được khẳng định qua các loạt giải thưởng danh giá cũng như thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động có thể kể đến như:

  • Giải thưởng "Ngân hàng Ngoại hối sáng tạo nhất Việt Nam 2020" do Tạp chí Global Business Outlook trao tặng.
  • Giải thưởng "Ngân hàng dành cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam 2020" do Tạp chí International Finance trao tặng.
  • Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report trao tặng
  • Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2020 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) trao tặng
  • Giải thưởng "Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam 2019" do International Business Magazine công bố
  • Giải thưởng "Ngân hàng có Dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2019" do Tạp chí Global Banking and Finance Review công bố
  • Top 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần uy tín năm 2019 do Công ty Cổ phần Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report trao tặng.

Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ uy tín cũng như các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng SCB.

Trên đây là một số thông tin giới thiệu về ngân hàng SCB. Tiếp theo citinews đưa ra thời gian làm việc của ngân hàng TMCP Sài Gòn qua nội dung dưới đây.

4. Giờ làm việc ngân hàng SCB

Hiện nay, Ngân hàng SCB đang áp dụng giờ làm việc cụ thể đối với từng chi nhánh, phòng giao dịch như sau:

Đối với Đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống SCB

  • Buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00 ( Từ thứ 2 đến thứ 7).
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 16h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6).

Đối với SCB An Đông Plaza

  • Buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00 ( Từ thứ 2 đến thứ 7).
  • Buổi chiều: Từ 13h00 đến 17h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6).
  • Thời gian giao dịch ngoài giờ:

Chiều thứ 7: Từ 13h00 đến 17h30 

Sáng chủ nhật: Từ 9h00 đến 12h00.

Tìm hiểu thêm về giờ làm việc của ngân hàng SCB chi tiết

5. Kênh thông tin liên hệ của SCB

Trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của SCB, nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, tư vấn, khách hàng có thể liên hệ với SCB qua các cách sau đây:

  • Website: https://www.scb.com.vn/
  • Hotline trong nước: 1800545438 – 19006538.
  • Hotline quốc tế: +084 28 7300 6538 hoặc +084 28 7302 5999.
  • Điện thoại bàn: (028) 39230 666.
  • Fax: (028) 39225 888.
  • Swift code: SACLVNVX.
  • Gmail: chamsockhachhang@scb.com.vn.

6. Hướng dẫn tra cứu ngân hàng SCB gần nhất

Ngân hàng SCB hiện đang sở hữu nhiều điểm giao dịch tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Do đó, để thuận tiện cho việc giao dịch, quý khách hàng có thể tra cứu điểm giao dịch SCB gần nhất bằng cách thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://www.scb.com.vn/vie/mang-luoi

Bước 2: Nhập tỉnh/thành phố > Quận/Huyện. Kết quả trả về sẽ gồm các thông tin như sau:

  • Tên chi nhánh/điểm giao dịch
  • Địa chỉ
  • Điện thoại
  • Số Fax

Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì?
Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng gì?

7. Thẻ ATM của SCB rút được tiền ở ATM ngân hàng nào khác?

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch liên ngân hàng cho khách hàng, SCB đã liên kết với một số ngân hàng nhằm giúp khách hàng rút tiền thuận tiện bằng thẻ ATM của SCB tại các cây ATM không cùng hệ thống.

Dưới đây là danh sách các ngân hàng mà SCB liên kết để khách hàng có thể tiện theo dõi:

Hình thức Smartlink và Banknet:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)
  • Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank)
  • Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank)
  • Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
  • Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank)
  • Ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu (GP Bank)
  • Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
  • Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
  • Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLong Bank)
  • Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB Bank)
  • Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB)
  • Ngân hàng Quốc Dân (NCB)
  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
  • Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)

Hình thức VNBC: MHB, Saigonbank, Indovinabank, DongABank, DaiABank, China unionpay, GP.Bank, PI Bank, MaiLinh Group, UOB

Trên đây là những thông tin giới thiệu về ngân hàng SCB giúp bạn trả lời được câu hỏi ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Citinews hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Bình luận
Popup image default

Thông báo