Bạch kim là gì; Bạch kim, vàng trắng có phải là một không?

featured-image

 

Bên cạnh vàng, bạch kim cũng là một trong những kim loại quý hiếm hay được dự trữ và chế tác thành những bộ trang sức có giá trị cao. Vậy bạch kim là gì? Giá của nó so với vàng đắt hơn hay rẻ hơn? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bạch kim là gì?

Nó có tên gọi khác là Platin, ký hiệu là Pt. Đây là một loại kim loại quý hiếm, có màu xám trắng, đặc dẻo, dễ uốn và thường được dùng làm nguyên liệu chế tạo trang sức.

Ở dạng tinh khiết, kim loại bạch kim không bị oxy hóa ở bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào nhưng có thể bị ăn mòn bởi các dung dịch kiềm ăn da, xyanua, halogen và lưu huỳnh.

Không giống như các kim loại khác, lượng khai thác kim loại này được mỗi năm rất hạn chế. Đó cũng là lý do vì sao nó được coi là kim loại quý hiếm và có giá trị rất cao.

Bạch kim được mệnh danh là
Bạch kim được mệnh danh là "nữ hoàng kim loại"

2. Đặc tính nổi bật của Bạch kim và những điều bí mật

2.1. Đặc tính của Bạch kim là gì?

Được mệnh danh là “nữ hoàng kim loại”, nó sở hữu rất nhiều đặc tính quý mà hiếm có kim loại nào có được như độ bền cao, không bị oxy hóa trong bất kỳ môi trường nào. Đặc biệt kim loại này còn không bị tan trong dung dịch axit. Khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt của kim loại cũng rất tốt.

Ngoài ra, nó cũng có tính đặc dẻo và có khả năng duy trì độ sáng bóng tự nhiên trong một thời gian dài.

2.2. Có thể bạn chưa biết về kim loại Bạch kim

Thực ra, bạch kim, rhodium, osmium, paladin, iridium và ruthenium đều là những nguyên tố nằm cùng trong một nhóm kim loại được gọi là nhóm bạch kim vì chúng có tính chất khá tương đồng với nhau.

Kim loại này được biết đến nhiều nhất với tư cách là làm nguyên liệu để chế tác trang sức. Nhưng trên thực tế, kim loại quý hiếm này còn được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp hay y học.

3. Ứng dụng của kim loại Bạch kim

Nhờ có các đặc tính như độ bền cao, không bị ăn mòn bởi axit, không bị oxy hóa,... nên được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

3.1. Trong Y học

Một số hợp chất đặc biệt của kim loại này là Cisplatin được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và các khối u. Do vậy, ngày nay y học vẫn thường sử dụng trong hóa trị để điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư.

Bên cạnh đó, nó cũng là thành phần chính trong máy trợ tim, các thiết bị nha khoa, dụng cụ phẫu thuật hay các thiết bị khác sử dụng trong cơ thể con người nhờ tính chất không bị mài mòn và không phản ứng với dịch trong cơ thể.

3.2. Trong Công nghiệp

Bạch kim có tính bền cao, khả năng chịu nhiệt tốt nên nó cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo phụ tùng ô tô, y tế, đồng hồ,… Đồng thời, nó cũng rất hay được dùng để chế tạo bộ chuyển đổi trong ô tô nhằm hạn chế các khí thải độc hại từ hoạt động của động cơ.

3.3. Trong Nông nghiệp

Trong nông nghiệp, đây cũng là kim loại có nhiều đóng góp quan trọng. Nó thường được dùng làm chất xúc tác nhằm cải thiện và nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, nhiên liệu (xăng, dầu…)

4. Bạch kim giá bao nhiêu một chỉ?

Cũng như Đô la Mỹ hay vàng, giá bạch kim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức cung cầu, lạm phát, giá dầu,... nên luôn có sự thay đổi liên tục.

Theo cập nhật mới nhất thì giá đang có mức là 36,54 triệu/ lượng.

Tính theo đơn vị quy đổi thì 1 gram bạch kim tương đương 0,27 chỉ.

1 chỉ tương đương với 3.75 gram

1 chỉ = 1/10 lượng = 3,75 gram

Vậy một chỉ sẽ có giá là 3.654 triệu.

>> XEM THÊM <<

4. Sự khác biệt giữa Bạch kim và Vàng trắng

Do màu sắc tương đối giống nhau nên hai kim loại này thường rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, xét về tính chất, cấu tạo hay đặc điểm thì đây là hai kim loại hoàn toàn khác biệt nhau.

Có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm như sau:

 

Bạch Kim

Vàng Trắng

 

Màu sắc

  • Màu ánh kim sáng trắng tự nhiên.
  • Độ sáng bóng không bị thay đổi theo thời gian.
  • Màu trắng ngà, không sáng bóng tự nhiên.
  • Màu sắc có thể thay đổi theo thời gian.

 

Tính chất

  • Khối lượng nặng hơn.
  • Độ bền cao, không bị oxy hóa, không bị tan trong axit.
  • Chịu được nhiệt độ lên đến 1800 độ C.
  • Ít bị biến dạng theo thời gian.
  • Khối lượng nhẹ hơn.
  • Độ bền thấp hơn, có bị oxy hóa và tan trong axit.
  • Chịu được nhiệt độ lên đến 1000 độ C.
  • Dễ bị bóp méo khi tác động.

Khả năng chế tác

  • Khó chế tác hơn vàng trắng.
  • Dễ chế tác hơn do có độ mềm dẻo cao hơn.

Giá trị

  • Kim loại quý hiếm, có giá trị cao.
  • Giá trị thấp hơn nhiều.

Xem thêm: 


Phân biệt bạch kim và vàng trắng

5. Cách bảo quản Bạch kim

Tuy là kim loại có độ bền cao cũng như độ sáng bóng ít bị tác động bởi thời gian. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó không bị chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố nào. Do đó, người dùng cần phải chú ý bảo quản bằng cách:

  • Hạn chế đeo trang sức khi tham gia các hoạt động thể thao ra nhiều mồ hôi.
  • Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, chất hóa học.
  • Tránh để bạch kim ở nơi có nhiệt độ cao hay gần nguồn lửa.
  • Vệ sinh định kỳ trang sức tại các cửa hàng để trang sức được sáng bóng và bền lâu hơn.
  • Khi không dùng nên cất vào hộp và đặt nơi khô ráo.

6. Ảnh hưởng của muối bạch kim đến sức khỏe con người và môi trường

Đây là một kim loại quý hiếm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y học. Tuy nhiên, loại muối này thì lại thuộc nhóm nguy hiểm và có những tác động không tốt đến sức khỏe cũng như môi trường. Cụ thể:

6.1. Đối với sức khỏe

  • Có khả năng làm biến đổi DNA
  • Gây tổn thương đến các bộ phận cơ thể như thân, tủy, xương và ruột.
  • Ảnh hưởng tới thính giác.
  • Kích ứng da, niêm mạc khi bị phơi nhiễm bởi muối bạch kim.
  • Là một trong những tác nhân gây ung thư.

6.2. Đối với môi trường

Bản thân đây là một kim loại quý hiếm. Nó không có nhiều trong không khí, đất, nước mà chỉ xuất hiện trong các mỏ quặng đồng hay Niken nên tác hại thực tế của muối bạch kim đến môi trường vẫn chưa thể đo lường hết được. Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý đến vấn đề này.

7. Một số câu hỏi liên quan đến bạch kim

7.1. Bạch Kim và Vàng trắng cái nào đắt hơn?

Bạch kim có thành phần chủ yếu là kim loại quý hiếm Platin. Nó cũng chứa nhiều đặc tính quý mà hiếm có kim loại nào có được. Trong khi đó vàng trắng là hợp kim của vàng (24K) và nhiều kim loại cũng như hợp kim khác (bạc, niken, paladi…) tạo thành nên có thể nói giá trị của vàng trắng thấp hơn nhiều so với bạch kim.

7.2. Bạch kim có phải là vàng Ý không?

Câu trả lời cho chủ đề này là KHÔNG. Đây là hai kim loại hoàn toàn khác nhau. Bạch kim là một kim loại độc lập, không có sự pha trộn của những thành phần khác. Trong khi đó, vàng Ý là loại kim loại được tạo nên từ các kim loại hiện có như bạc nguyên chất và các loại kim loại khác. Do vậy, màu sắc của hai kim loại này cũng không giống nhau.

Trên đây là những thông tin về kim loại bạch kim là gì? Giá như thế nào? Cách phân biệt bạch kim với vàng trắng và vàng ý cũng như ứng dụng của nó trong đời sống. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn.

Nguồn: Citinews

Fergal Nguyễn

Fergal Nguyễn

FERGAL NGUYỄN LÀ AI? Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm ...

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Thông báo