EPC là gì & Sự khác nhau giữa hợp đồng thầu EPC và PPP

EPC là gì & Sự khác nhau giữa hợp đồng thầu EPC và PPP

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 21:29 (GMT +07)

 

Hợp đồng là yếu tố bắt buộc cần có đối với mỗi hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. Đối với lĩnh vực kiến trúc sư hoặc thi công công trình thì ECP là một trong những hợp đồng được sử dụng rất nhiều. Vậy EPC là gì? Đặc điểm và cách sử dụng EPC hiệu quả nhất. Tất cả sẽ giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.

 1. Tìm hiểu về EPC

1.1. EPC là gì?

Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Engineering – Procurement of goods – Construction. Nó có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà trong đó, nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc bao gồm: kỹ thuật thiết kế, cung ứng vật tư và thiết bị, xây dựng công trình.

EPC là gì?
EPC là gì?

>>THAM KHẢO THÊM<<

1.2. Hợp đồng EPC là gì?

Được hiểu là những hợp đồng thuộc các dự án đầu tư xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây chính là dạng hợp đồng cung ứng vật tư, kỹ thuật thiết kế và phụ trách luôn cả khâu thi công xây dựng công trình.

Trong hợp đồng này sẽ quy định những điều khoản chi tiết về thời gian thi công, chất lượng công trình, chi tiết kỹ thuật, thời hạn hoàn thành,...

Ở nước ta, nhiều dự án lớn cũng đã được triển khai theo dạng hợp đồng như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, Thủy điện Na Hang, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng,…

1.3. Gói thầu EPC là gì?

Gói thầu này được hiểu là gói thầu hỗn hợp, trong đó bao gồm các danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết trước đó, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng cho các công việc của hợp đồng ECP.

1.4. Tổng thầu EPC là gì?

Khái niệm này hay còn gọi là hợp đồng tổng thầu EPC có tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Engineering Procurement and Construction). Đây là một loại hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công cho đến cung ứng vật tư, thiết bị và xây dựng công trình, hạng mục công trình, chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

2. Sự khác biệt giữa hợp đồng thầu và gói thầu EPC

Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Điểm khác biệt nằm ở chỗ:

  • Hợp đồng tổng thầu EPC được hiểu là loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế bản vẽ, thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng cho đến khâu thi công và bàn giao công trình.
  • Gói thầu EPC là khái niệm dùng để chỉ những gói thầu tổng hợp, trong đó sẽ bao gồm một số hạng mục cơ bản như kiểm tra cam kết trong hợp đồng có thực thi đúng hay không. Tóm lại là phía bên nhận thầu cần phải thực hiện đầy đủ những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng.

3. Đặc điểm của hợp đồng tổng thầu EPC

Với hợp đồng tổng thầu EPC, không chỉ nhà thầu có lợi mà chủ đầu tư cũng thu được những lợi ích to lớn, cụ thể như sau:

Đối với chủ đầu tư:

  • Hợp đồng tổng thầu EPC cho phép chủ đầu tư tận dụng triệt để được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu vì chỉ có duy nhất một nhà thầu chịu trách nhiệm.
  • Giúp giảm thiểu được nhân lực và chi phí cho chủ đầu tư.
  • Quá trình và tiến độ thi công sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hạn chế được những rủi ro trong quá trình thiết kế và thi công.

Đối với phía nhà thầu:

  • Nhờ có hợp đồng tổng thầu EPC, nhà thầu sẽ chủ động và linh hoạt hơn trong công việc của mình.
  • Nhà thầu cũng không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra hay giám sát của phía chủ đầu tư.
  • Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong quá trình thi công.

4. Tại sao một dự án xây dựng cần có hợp đồng EPC?

Hợp đồng EPC có vai trò rất quan trọng đối với những dự án xây dựng. Nó không những là cơ sở để đánh giá sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của phía nhận thầu mà còn giúp cho các nhà đầu tư đảm bảo được lợi ích của mình. Dưới đây là một số lý do giúp chúng ta hiểu được vì sao một dự án xây dựng cần có hợp đồng EPC:

  • Hợp đồng EPC sẽ giúp chủ thầu giảm bớt được những gánh nặng về tài chính khi triển khai dự án.
  • Hạn chế được sự tranh chấp giữa các bên trong quá trình thi công dự án.
  • Giảm thiểu được những rủi ro cho phía nhà đầu tư trong quá trình điều phối các hoạt động.
  • Nhờ có hợp đồng EPC, phía chủ thầu sẽ chủ động được thời gian thi công dự án, nhờ đó giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí hoàn thành dự án.

>>TÌM HIỂU THÊM<<

5. Sự khác biệt giữa hợp đồng EPC và PPP

Bên cạnh hợp đồng EPC thì hợp đồng PPP cũng được sử dụng khá nhiều trong xây dựng. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là gì? Chúng ta cùng phân tích qua một số yếu tố sau đây:

Định nghĩa:

  • PPP là mô hình hợp tác công tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Cả hai phía sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện dự án xây dựng về kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công trên cơ sở hợp đồng dự án để có thể kết hợp được những điểm mạnh của cả hai.
  • Hợp đồng EPC là được hiểu là những hợp đồng thuộc các dự án đầu tư xây dựng lớn với hơn 30% vốn đầu tư do nhà nước cung cấp. Nhà thầu sẽ thực hiện việc xây dựng công trình và khi hoàn thành thì công trình được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, vận hành.

Về thời gian:

Với hợp đồng EPC, thời gian thực hiện dự án chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình. So với thời hạn thực hiện của một dự án PPP thì nó ngắn hơn rất nhiều.

Về tài chính:

Đối với dự án EPC, việc huy động tài chính sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một dự án PPP.

Về trách nhiệm: 

  • Đối với các dự án áp dụng gói thầu EPC, nhà thầu sẽ chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng và thường thì ngay khi bàn giao công trình họ sẽ nhận được ngay khoản thanh toán.
  • Đối với các dự án áp dụng gói thầu PPP, nhà đầu tư sẽ phải đàm phán với các tổ chính tài chính để có được những khoản vay dài hạn và hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.

Hợp đồng EPC là gì? - Hợp đồng PPP là gì?
Hợp đồng EPC là gì? - Hợp đồng PPP là gì?

6. EPC không phải chiếc “chìa khóa vạn năng”

Mặc dù gói thầu EPC có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng không phải lúc nào các điều khoản trong hợp đồng cũng được hiểu và vận dụng đúng. Đặc biệt là đối với các trường hợp chọn nhà thầu EPC trong nước, các bên liên quan do có cách hiểu và diễn giải khác nhau về nội dung điều khoản của hợp đồng nên thường dẫn đến nhiều tranh chấp và vướng mắc trong quá trình thi công.

7. Sử dụng EPC sao cho hiệu quả?

Để hợp đồng EPC phát huy được tối đa hiệu quả, các dự án hoặc gói thầu cần phải thực hiện một số điều sau đây:

  • Phạm vi công việc cần phải được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng EPC một cách rõ ràng và cụ thể.
  • Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC, trong đó đặc biệt cần phải làm rõ về các yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư đối với dự án hoặc gói thầu.
  • Dự án  hoặc gói thầu có yêu cầu về chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý vận hành, khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.

>>> Xem thêm: 


EPC là gì? Cách phân biệt EPC và PPP

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về EPC. Citinews hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ nét hơn về EPC là gì trong cơ cấu kinh tế thị trường hiện nay.

Bình luận
Popup image default

Thông báo