Giấy phép IFCS là gì? Vai trò và quyền hạn của IFSC thế nào?
Cũng như giấy phép FCA, giấy phép ASIC mà tôi đã trình bày các bài trước thì giấy phép IFCS cũng là 1 loại giấy phép uy tín và rất có giá trị mà các các nhà đầu tư rất quan tâm.
Vậy giấy phép từ IFCS là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại giấy phép này trong bài viết sau đây nhé!
Giấy phép IFCS là gì?
Giấy phép từ IFCS là chứng chỉ công nhận quyền giám sát và quản lý hợp pháp của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (International Financial Services Commission of Belize) đối với các hoạt động của những nhà môi giới và người tham gia thị trường tài chính.
Belize, một quốc gia nằm ở Trung Mỹ, được biết đến như một trong những "thiên đường thuế" hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm hành động tài chính vùng Caribe (CFATF), Belize cam kết tuân thủ các nguyên tắc chống rửa tiền.
IFCS, được thành lập năm 1999 dưới sự quản lý của Bộ chứng khoán Belize, là cơ quan quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm điều chỉnh thị trường tài chính và giám sát hoạt động của các nhà môi giới.
Cấu trúc của IFCS bao gồm các đại diện từ cả khu vực công và tư nhân như:
- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Belize.
- Giám đốc Đơn vị Tình báo Tài chính.
- Ủy viên Cơ quan Thuế thu nhập.
Tương tự như nhiều ủy ban tài chính khác, giấy phép từ IFCS cũng đặt ra những yêu cầu đối với các sàn môi giới ngoại hối, yêu cầu này không quá khắt khe nhưng bắt buộc các sàn phải có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Belize.
Vai trò và quyền hạn của giấy phép từ IFCS như thế nào?
Vai trò của giấy phép từ IFCS
- Đảm bảo Belize duy trì vị thế là một trong những trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu.
- Giữ vững danh tiếng của Belize về trách nhiệm pháp lý trong ngành tài chính quốc tế.
- Giám sát, cấp phép và quản lý các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, việc quản lý này có xu hướng khuyến khích sự tự điều chỉnh của doanh nghiệp, do mức độ giám sát không nghiêm ngặt như tại các quốc gia phát triển.
- Thu thập, cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và đúng lúc.
- Hỗ trợ chính phủ trong việc quản lý hiệu quả các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các chính sách mới khi cần thiết.
Quyền hạn của giấy phép IFCS
- Thu hồi giấy phép: Vào tháng 12 năm 2017, sàn FM Trading Ltd bị IFCS thu hồi giấy phép do vi phạm đáng kể.
- Cảnh báo lừa đảo: Tháng 8 năm 2021, IFCS cảnh báo về trang web lừa đảo Super Auto Binary Trade, khi trang web này tuyên bố sai rằng được IFCS quản lý.
- Đình chỉ giấy phép: Tháng 5 năm 2019, IFCS đình chỉ giấy phép của Oasis Global FX do công ty này không hợp tác trong quá trình điều tra.
- Phạt tiền: IFCS có quyền áp dụng các hình phạt tài chính khi cần.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự: IFCS có thể đề xuất xử lý trách nhiệm hình sự khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng.
- Đề xuất lệnh của tòa án: IFCS có quyền đề nghị tòa án can thiệp trong những trường hợp cần thiết.
Yêu cầu của giấy phép của IFCS gồm những gì?
Để đáp ứng tiêu chuẩn của giấy phép của IFCS, các sàn môi giới ngoại hối phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như sau:
- Các sàn phải tách biệt quỹ của khách hàng khỏi quỹ của công ty, đảm bảo rằng tiền gửi của khách hàng không bị sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp.
- Sàn môi giới cần trả phí cấp giấy phép ban đầu là 1,000 USD, cùng với phí giấy phép hàng năm là 25,000 USD. Nếu kinh doanh các công cụ phái sinh như hàng hóa, cổ phiếu, phí bổ sung hàng năm là 25,000 USD. Ngoài ra, phí đăng ký không hoàn lại phải kèm theo mọi đơn đăng ký.
- Số vốn thanh toán tối thiểu mà sàn môi giới ngoại hối cần có là 500,000 USD, bao gồm cả các giao dịch phái sinh phi FX.
- Sàn không nên sử dụng đơn vị tiền tệ của Belize trong giao dịch và bắt buộc gửi báo cáo hàng tháng về các khoản tiền phải trả của khách hàng, đảm bảo thanh toán đúng hạn mà không có chậm trễ. Các thông tin liên quan đến phí chênh lệch Spread, phí qua đêm Swap, phí hoa hồng Commission và các khoản phí khác phải được thông báo trước cho khách hàng.
- Trong trường hợp khách hàng khiếu nại về hành vi lừa đảo, sàn phải báo cáo cho IFCS trong vòng 5 ngày. Ngoài ra, sàn phải thông báo ngay lập tức nếu có bất kỳ vụ kiện dân sự nào vượt quá 25,000 USD và gửi báo cáo chi tiết về vốn, khối lượng và giá trị giao dịch hàng tháng trước ngày 10 hàng tháng.
- Nếu sàn mất khả năng thanh toán, phải thông báo ngay cho IFCS và bổ nhiệm người ủy thác để xử lý.
- Các sàn môi giới không được phép phục vụ cư dân Belize.
- Tất cả các khoản tiền gửi bằng tiền mặt từ 10,000 USD trở lên phải được kiểm tra kỹ lưỡng để ngăn chặn tội phạm rửa tiền.
- Sàn phải tham gia cuộc họp hàng năm bắt buộc với IFCS để thảo luận về kết quả hoạt động và triển vọng tương lai.
- Sàn không được mở chi nhánh mới, tham gia sáp nhập, thay đổi địa chỉ hoặc chuyển trách nhiệm pháp lý mà không có sự đồng ý của IFCS.
Các quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho khách hàng và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.
Tại sao giấy phép IFSC được coi là uy tín?
Trong thị trường giao dịch ngoại hối, các vụ lừa đảo và gian lận xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, khiến nhiều nhà đầu tư trở nên hoài nghi về tính minh bạch của thị trường này. Các sàn giao dịch đôi khi sử dụng các chiêu trò tinh vi, góp phần làm giảm niềm tin của người tham gia.
Tổ chức IFSC đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý các sàn giao dịch, tạo ra một môi trường hoạt động tuân theo các quy định toàn cầu. Giấy phép do IFSC cấp không chỉ mang lại sự uy tín cho các sàn giao dịch mà còn giúp họ tiết kiệm chi phí trong khi vẫn thu về lợi nhuận hấp dẫn.
Ai cần đăng ký giấy phép của IFCS?
Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào tham gia vào các hoạt động tài chính dưới đây đều phải đăng ký giấy phép IFCS:
- Dịch vụ ủy thác.
- Cho vay quốc tế.
- Môi giới và tư vấn đầu tư.
- Dịch vụ dành cho các tập đoàn kinh doanh quốc tế (IBC).
- Giao dịch chứng khoán loại F (nhiều nhà môi giới Forex đăng ký giấy phép này, dù loại giấy phép J, ít phổ biến hơn, cũng có thể áp dụng cho Forex).
- Giao dịch ngoại hối loại J (hiếm khi sử dụng).
- Xử lý thanh toán.
- Quản lý và bảo vệ tài sản quốc tế.
- Kế toán quốc tế.
- Dịch vụ lưu ký và bảo đảm an toàn quốc tế.
- Môi giới, chuyển tiền và trao đổi ngoại tệ.
Xem thêm:
Kết luận
Những sàn giao dịch trên đều có giấy phép từ IFCS hoặc đang chờ cấp phép, giúp nhà đầu tư yên tâm về mặt pháp lý và đảm bảo sự an toàn trong quá trình giao dịch. Ngoài ra, các trader cũng nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như tỷ lệ đòn bẩy, mức ký quỹ tối thiểu và các dịch vụ hỗ trợ trước khi lựa chọn sàn giao dịch phù hợp với nhu cầu của mình.
Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi từ Citinews đã giúp bạn nắm rõ hơn về loại giấy phép IFCS, giúp bạn cân nhắc và chọn lựa sàn môi giới phù hợp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt rồi nhé!