GKFX lừa đảo -  Những Bóng Ma đội lốt chứng khoán quốc tế

GKFX lừa đảo - Những Bóng Ma đội lốt chứng khoán quốc tế

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 20:50 (GMT +07)

Trong bối cảnh trị thường forex phức tạp và nhiều rủi ro, tin đồn về việc sàn GKFX lừa đảo đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên, liệu những tin đồn này có thực sự chính xác hay chỉ là những hiểu lầm và thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh? Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá chi tiết về cách thức hoạt động của sàn GKFXP để giúp trader có cái nhìn rõ ràng hơn về sàn giàn giao dịch này và từ đó lựa chọn được nơi đầu tư phù hợp.

Cách thức GKFX hoạt động như thế nào? 

Trong thế giới đầu tư tài chính, không phải con đường nào cũng rải đầy hoa hồng. Điển hình là hệ thống GKFX - giờ đây đã trở thành biểu tượng của sự gian lận và lừa đảo, khiến không ít nhà đầu tư rơi vào cảnh trắng tay. GKFX, một chi nhánh của tổ chức lừa đảo GCG Asia, từng hoạt động dưới nhiều vỏ bọc khác nhau như GCFX, DK TRADE, ACXFX, LCM… tất cả đều chia sẻ chung một nền tảng giao dịch là Meta Trade 4 và Meta Trade 5 (MT4, MT5).

Chiêu Trò Lôi Kéo Tinh Vi

Hệ thống GKFX lừa đảo sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi để lôi kéo nhà đầu tư. Nhân viên môi giới của họ không ngừng mời chào, tư vấn thông qua telesales, mạng xã hội như Zalo, Facebook. Những lời hứa hẹn về lợi nhuận cao và rủi ro thấp được vẽ ra đầy màu hồng, tạo niềm tin mù quáng cho những người mới bước chân vào thế giới forex. 

Ban đầu, nhà đầu tư thường được cho đánh thắng để kích thích nạp thêm tiền vào tài khoản. Nhưng đằng sau những cú "thắng" đầy may mắn đó là một âm mưu đã được dàn dựng kỹ lưỡng.

Cạm Bẫy Chờ Đợi Nhà Đầu Tư

Sau khi nhà đầu tư đã nạp thêm nhiều tiền, họ sẽ được tư vấn để đánh các lệnh lớn với mức phí cao và không rõ ràng. Điều này nhanh chóng dẫn đến việc trader mất sạch tiền trong tài khoản. Khi đã thua hết tiền, các đối tượng sẽ giới thiệu nhà đầu tư sang một sàn forex mới, hứa hẹn sẽ giúp họ lấy lại số tiền đã thua. Đây là một vòng lặp vô tận, không có lối thoát, khiến nhà đầu tư càng ngày càng lún sâu vào nợ nần.

Thực chất, trong những giao dịch này, nhà đầu tư đang chơi với chủ sàn. Toàn bộ số tiền đánh thua đều rơi vào tay chủ sàn. Khi nhà đầu tư thắng nhiều, chủ sàn sẽ can thiệp kỹ thuật, chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống dẫn đến cháy tài khoản và không thể rút được tiền. Cuối cùng, khi đã chiếm đoạt đủ số tiền, các đối tượng sẽ đánh sập sàn giao dịch để tránh sự truy vết của cơ quan công an.

Sự Thật Phơi Bày GKFX lừa đảo

GCG Asia, tổ chức đứng sau GKFX, đã từng tuyên bố là một công ty kinh doanh ngoại hối uy tín của Thụy Sĩ, được bảo chứng bởi cơ quan giám sát tài chính nổi tiếng DUKASCOPY. Tuy nhiên, DUKASCOPY đã lên tiếng phủ nhận hoàn toàn sự liên quan này và cảnh báo rằng GCG Asia là một sàn lừa đảo. Họ đã sử dụng tên và logo của DUKASCOPY một cách gian lận để thu hút nhà đầu tư mà không có sự cho phép của Dukascopy Bank.

Ai là người đứng sau GKFX?

Trong gần hai năm qua, cộng đồng đầu tư chứng khoán không ngừng xôn xao trước sự trở lại đầy kịch tính của nhân vật được mệnh danh là “ông trùm” của GKFX – Ph. Đ. N, còn được biết đến với biệt danh N. P. Trở lại một cách đường hoàng và đầy khiêu khích, N. P không ngại công khai cuộc sống xa hoa bên cạnh những siêu xe và người đẹp, tạo nên một hình ảnh hào nhoáng và hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok với nickname Mr P.

Trong những bài viết và video đăng tải, N. P liên tục chia sẻ về cuộc sống xa xỉ của mình, đồng thời không quên “rải” những lời đạo lý, lời hứa hẹn về một tương lai giàu có thông qua đầu tư forex. Với những lời quảng bá lợi nhuận cao và rủi ro thấp, N. P đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn người theo dõi và tham gia vào các nhóm đầu tư do anh ta lập nên trên Facebook và Telegram.

Để tăng độ uy tín, N. P không ngần ngại thành lập các đội nhóm đầu tư, thường xuyên chia sẻ hình ảnh và clip “trade” forex tại các sàn do anh ta và các quản lý điều hành. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những hình ảnh lung linh ấy là một mạng lưới lừa đảo phức tạp. Các sàn như GKFX, Leap CM, LPL Trade, Londonex, ACXFX, Scope Markets, DK Trade, IQX Trade đều bị điều hành bởi N. P, sinh năm 1994, hiện đang ở Campuchia và tiếp tục phát triển hệ thống chân rết lừa đảo.

Nhiều nhà đầu tư từng là nạn nhân của GKFX và các sàn giả mạo khác như ACXFX, SEA Investing, LCM,… đã phải chịu cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Không ít gia đình tan cửa nát nhà, thậm chí có trường hợp nhà đầu tư tự tử vì không chịu nổi áp lực. Cơn ác mộng này đang dần quay trở lại khi N. P tiếp tục hành trình lừa đảo của mình.

Khách hàng của GKFX nói gì về thông tin GKFX lừa đảo?

Theo thông tin phản ánh, bà L.Đ.M.H. (sinh năm 1981), trú tại phường Hòa Thọ Đông, Đà Nẵng, cho biết:

"Ngày 18/3/2022, tôi được một người tự giới thiệu là nhân viên của sàn GKFX, có trụ sở tại số 1 Lê Đình Lý, quận Hải Châu, liên hệ qua Zalo để đề nghị đầu tư vào chứng khoán và cổ phiếu quốc tế.

Ban đầu, tôi từ chối nhưng người này liên tục nhắn tin và gọi điện thoại nên tôi đã đồng ý tham gia. Ngày 19/3/2020, họ yêu cầu tôi gửi bản sao CMND để mở tài khoản trên phần mềm MetaTrader 4 qua email ledinhminhhien@.com với ID giao dịch MT4: 14118108. Đến ngày 20/3/2020, tôi nạp 998 USD vào tài khoản. Một người tên Ánh, tự giới thiệu là nhân viên cấp cao của GKFX, gọi từ số điện thoại 0852500239 để hướng dẫn tôi đặt lệnh và buộc phải tuân theo hướng dẫn để có lợi nhuận.

Sau đó, họ yêu cầu tôi nạp thêm tiền và hướng dẫn đặt lệnh ngược với xu hướng thị trường, khiến tài khoản của tôi bị âm toàn bộ số tiền đã nộp.

Do thiếu hiểu biết và tin tưởng vào lời hứa rằng sẽ rút được số tiền gốc ngay trong ngày, trong vòng chưa đầy 1 tháng (đến ngày 17/4/2020), tôi đã nạp tổng cộng 315.000 USD (tương đương 8 tỷ VNĐ) và thực hiện giao dịch theo hướng dẫn của Ánh. Kết quả là tài khoản của tôi đã bị cháy hoàn toàn với số tiền 8 tỷ đồng. Sau đó, một người tên Bảo, tự giới thiệu là nhân viên cấp cao của GKFX, liên hệ và hứa giúp tôi lấy lại số vốn đã mất. Tin lời, tôi nạp thêm 4 tỷ đồng và đặt lệnh theo hướng dẫn của Bảo, nhưng càng giao dịch càng thua. Tổng cộng, tôi đã mất 12 tỷ đồng và mọi liên lạc với Ánh và Bảo đều bị cắt đứt.

Lúc này, có một người vào Đà Nẵng gặp tôi và đề nghị giúp đỡ bằng cách mua một căn nhà tại địa chỉ 157 đường 29/3 và một thửa đất số 67, B1.5, Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, và lô số 88, phân khu B2.4, Khu TĐC số 1 Hòa Thọ-Hòa Nhơn để lấy tiền trả nợ. Anh ta yêu cầu tôi chuyển quyền sử dụng đất cho vợ chồng Nguyễn Thị Thủy - Lê Doãn Bình, thường trú tại phường 8, TP Vũng Tàu, và riêng lô số 88, phân khu B2.4 chuyển quyền sử dụng đất cho Lê Khắc Ngọ để rao bán.

Khi kiểm tra lại thông tin, tôi phát hiện các nhân viên của sàn GKFX lừa đảo liên hệ với tôi đều không cung cấp đầy đủ họ tên, CMND, sử dụng tài khoản Zalo ảo và dùng ảnh đại diện của người khác để liên hệ. Họ đã dùng thủ đoạn chuyên nghiệp để tư vấn sai sự thật, giới thiệu đây là sàn chứng khoán quốc tế có trụ sở tại Anh Quốc nhưng thực chất là một sàn tự lập ra nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những nạn nhân nhẹ dạ, cả tin."

Theo tìm hiểu, các đối tượng như Trần Đình S. đã tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên một cách bài bản và phát triển hệ thống tại mỗi tỉnh, thành có một văn phòng giao dịch để hoạt động theo hình thức đa cấp. Với những thủ đoạn tinh vi như thay đổi tên pháp nhân giao dịch, cung cấp thông tin sai sự thật, cộng với sự nhẹ dạ cả tin của nhiều người, trong chỉ 2 năm hoạt động, N cùng các cộng sự đã "mời gọi" hàng ngàn người tham gia các sàn chứng khoán ảo để chiếm đoạt tài sản với số lượng vô cùng lớn.

Những chiêu trò lừa đảo của GKFX và các sàn liên quan đã để lại hậu quả nặng nề cho nhiều người. Hàng ngàn nhà đầu tư đã mất hết tài sản, nợ nần chồng chất. Không ít gia đình tan nát, thậm chí có người đã tự tử vì không chịu nổi áp lực. Đây là một bài học đắt giá về sự tỉnh táo và cảnh giác trong đầu tư tài chính.

gkfx-lua-dao
Chứng khoán phái sinh lừa đảo

Cơ quan chức năng nói gì?

Tháng 9/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP. Hà Nội thông báo đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra trong năm 2022 và 2023 trên toàn quốc. Các đối tượng liên quan đã tham gia quản lý, điều hành 6 trang web (ZenoMarkets.com, Londonex.com, CHMarkets.com, TradeTime.com, LPLtrade.com, DexInvesting.com) được thiết kế rất giống với các trang web của các công ty tài chính uy tín, nhưng thực chất chúng có thể điều chỉnh kết quả giao dịch theo ý muốn để lừa đảo nhà đầu tư.

Ban đầu, các đối tượng dụ dỗ nạn nhân chơi ít và rút được tiền lời, sau đó dẫn dụ họ vào các nhóm kín và khuyến khích nâng vốn. Khi tài khoản của nạn nhân bị “cháy” do thua lỗ, bọn chúng lại đề nghị nạp thêm tiền để khôi phục tài khoản. Đến khi nạn nhân không còn khả năng nạp tiền, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và GKFX lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ số tiền của họ

Trước tình hình này, Bộ Công an khuyến nghị các nhà đầu tư cần thận trọng khi nhận được lời mời đầu tư từ những cá nhân hoặc tổ chức không rõ danh tính. Đặc biệt, nên đề phòng các lời mời hứa hẹn lãi suất hoặc lợi nhuận cao nhưng có dấu hiệu không rõ ràng và minh bạch.

Đại diện Bộ Công an nhấn mạnh: "Hãy cảnh giác khi nhận được các lời mời đầu tư vào các loại tài sản ảo, tiền mã hóa hoặc tham gia giao dịch chứng khoán, tài sản ảo trên các sàn giao dịch chưa được cấp phép".

Với những diễn biến phức tạp và tinh vi, sự trở lại của N. P và các sàn lừa đảo này là hồi chuông cảnh báo cho nhà đầu tư. Hãy cảnh giác trước những lời mời gọi tham gia các sàn chứng khoán quốc tế không uy tín. Những bóng ma của GKFX đang lảng vảng, và nếu không cẩn trọng, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của chúng.

gkfx-lua-dao-1
Lừa đảo Forex

Kết luận có nên tham gia vào GKFX hay không?

Hiện tại, dự án GKFX vẫn đang hoạt động và thu hút nhiều người tham gia để phát triển hệ thống. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu GKFX lừa đảo đã trở nên rõ ràng và dự án có thể sập bất cứ lúc nào.

Nếu có ai đó đang cố thuyết phục bạn đầu tư vào GKFX, Citinews khuyên rằng tốt nhất bạn nên tránh xa. Còn rất nhiều hình thức đầu tư hợp pháp và ổn định khác mà bạn có thể tham gia, thay vì mạo hiểm bỏ tiền vào một dự án đã bị cảnh báo nhiều lần từ các cơ quan chức năng.

Trước sự trở lại của những chiêu trò lừa đảo tinh vi như GKFX, cộng đồng nhà đầu tư cần đặc biệt cảnh giác. Đừng để những lời hứa hẹn về lợi nhuận cao và rủi ro thấp làm mờ mắt. Hãy luôn kiểm tra kỹ thông tin, tìm hiểu rõ nguồn gốc và uy tín của sàn giao dịch trước khi quyết định đầu tư. Trong thế giới tài chính, một quyết định sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Nếu cần tìm 1 sàn forex uy tín để tham gia thì bạn có thể tham khảo sàn XM, sàn Exness, sàn XTB.. nhé!

san-xtb-mo-tk

Có thể bạn quan tâm thêm:

Crowd1 là gì? Dự án HOT hay SCAM lùa gà người chơi?

Sàn Exness sập có thật không? Sàn Exness có lừa đảo không?

Hy vọng những thông tin trên trên đây của Citinews hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về "bộ mặt thật" đứng sau GKFX lừa đảo và giúp bạn có những quyết định sáng suốt hơn trong đầu tư tiền ảo rồi nhé! Chúc bạn thành công!

Bình luận
Popup image default

Thông báo