Không phải mọi thẻ tín dụng đều có một hạn mức tín dụng chung. Tùy từng loại thẻ khác nhau sẽ có hạn mức khác nhau. Thậm chí 2 khách hàng cùng sử dụng một loại thẻ cũng có hạn mức khác nhau. Vậy hạn mức của thẻ tín dụng là gì? Làm thế nào để thay đổi? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác!
1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Nó được hiểu đơn giản là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho người sở hữu thẻ để thanh toán trong một chu kỳ nhất định. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để người sở hữu thẻ mua sắm tới ngày thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng.
Mỗi thẻ tín dụng đều có một hạn mức tín dụng tùy thuộc vào từng ngân hàng, mục đích thẻ cũng như mức độ uy tín của từng khách hàng cụ thể.
2. Hạn mức tối đa của thẻ tín dụng là bao nhiêu?
Việc chi tiêu vượt hạn mức có thể khiến khách hàng bị phạt hoặc buộc phải trả thêm phí theo quy định. Do đó, khi quyết định mở thẻ tín dụng, người dùng nên tìm hiểu kỹ lưỡng hạn mức tối đa là bao nhiêu? Hay nói cách khác là có thể sử dụng được tối đa bao nhiêu phần trăm trong hạn mức tín dụng đó.
Theo đó các ngân hàng sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng thẻ để phân chia hạn mức tối đa. Cụ thể:
2.1. Sử dụng thẻ tín dụng thanh toán tiêu dùng
Trong trường hợp này, khách hàng sẽ được sử dụng tối đa 100% hạn mức theo quy định. Điều này có nghĩa là nếu hạn mức tín dụng đối với thẻ khách hàng là 100 triệu thì khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng tối đa 100 triệu để thực hiện việc thanh toán tiêu dùng.
2.2. Sử dụng thẻ tín dụng rút tiền mặt
Đối với trường hợp sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, hạn mức tối đa có thể sử dụng dành cho khách hàng là 50% hạn mức theo quy định.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức của thẻ tín dụng là gì?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng thẻ như đã đề cập ở phía trên. Nhìn chung, việc sở hữu thẻ tín dụng cũng giống như cam kết một khoản vay đối với ngân hàng. Để có thể xét duyệt “khoản vay” này, ngân hàng sẽ cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Mức thu nhập được nhận qua tài khoản ngân hàng, hoặc tiền mặt có dấu chứng nhận bởi công ty.
- Giá trị sổ tiết kiệm, nhà cửa, ô tô, bảo hiểm,… (hạn mức tín dụng có thể lên đến 70-90% giá trị).
- Uy tín tín dụng của khách hàng đã từng có trước đây tại các ngân hàng khác.
- Lịch sử tín dụng của khách hàng sau khi ngân hàng điều tra trên hệ thống CIC.
4. Làm thế nào để nâng hạn mức thẻ tín dụng?
Đối với những người mới sở hữu thẻ tín dụng, những người chưa có lịch sử tín dụng hoặc lịch sử tín dụng không tốt, những người có thu nhập thấp chắc chắn hạn mức sẽ không thể cao. Bởi lẽ, các ngân hàng đều căn cứ vào yếu tố thu nhập cá nhân, lịch sử tín dụng,... như đã đề cập phía trên để quyết định hạn mức tín dụng cho từng thẻ cụ thể.
Tuy nhiên, hạn mức này không phải vĩnh viễn và cố định. Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu ngân hàng xét duyệt nâng hạn mức sau một thời gian sử dụng.
Cụ thể, cách nâng hạn mức thẻ tín dụng như sau:
4.1. Điều kiện nâng hạn mức của thẻ tín dụng là gì?
Điều kiện về thu nhập
Khách hàng phải đáp ứng đủ một trong những điều kiện sau về thu nhập để có thể được xét duyệt nâng hạn mức:
- Chứng minh được thu nhập tại thời điểm yêu cầu nâng hạn mức cao hơn khi mở thẻ tín dụng lần đầu tiên.
- Hoặc chứng minh được có sự gia tăng về các tài sản có giá trị như: sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,...
Điều kiện lịch sử tín dụng
Ngoài điều kiện về thu nhập, tại thời điểm yêu cầu nâng hạn mức tín dụng, khách hàng phải đáp ứng được các yêu cầu chứng tỏ lịch sử tín dụng cá nhân tốt như:
- Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng
- Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích
- Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng
- Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn
- Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới.
4.2. Thủ tục nâng hạn mức thẻ tín dụng
Thủ tục để xin nâng hạn mức không quá phức tạp. Khách hàng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết sau:
- Mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng,
- Bản sao hợp đồng lao động gần nhất
- Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất
- Trong trường hợp làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm/nâng hạn mức.
4.3. Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng
Sau khi đã xác nhận đáp ứng đủ điều kiện và chuẩn bị thủ tục đầy đủ, khách hàng cần thực hiện các bước sau đây để được xét duyệt nâng hạn mức:
- Bước 1: Đến phòng giao dịch ngân hàng và xuất trình giấy tờ cá nhân.
- Bước 2: Yêu cầu nhân viên tăng/ giảm hạn mức thẻ tín dụng của mình
- Nhân viên sẽ phát cho khách hàng 1 mẫu yêu cầu thay đổi hạn mức, khách hàng điền đầy đủ thông tin rồi gửi lại nhân viên.
- Nộp hồ sơ chứng minh thu nhập và lịch sử giao dịch của mình cho ngân hàng.
- Bước 3: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ
- Bước 4: Đồng ý tăng/giảm hạn mức tín dụng cho khách hàng theo quy định
XEM THÊM:
5. Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng còn lại
Hạn mức của thẻ tín dụng là gì? Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng còn lại như thế nào? Để có thể quản lý chi tiêu hợp lý đồng thời tránh tiêu dùng vượt hạn mức, khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra hạn mức còn lại bằng những cách sau đây:
5.1. Liên hệ tổng đài ngân hàng
Đối với cách này, khách hàng chỉ cần gọi điện đến tổng đài và làm theo hướng dẫn của giao dịch viên. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu, khách hàng sẽ nhận được hạn mức còn lại nhanh chóng.
5.2. Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng qua máy ATM
Khách hàng hoàn toàn có thể kiểm tra hạn mức của thẻ tín dụng thông qua bất kỳ máy ATM của ngân hàng làm thẻ và kể cả ngân hàng liên kết với nó. Cách kiểm tra hạn mức qua máy ATM như sau:
- Bước 1: Cho thẻ ATM vào cây ATM và truy cập vào phần tra cứu thông tin.
- Bước 2: Chọn xem hạn mức giao dịch.
- Bước 3: Kết thúc giao dịch và nhận lại thẻ.
5.3. Kiểm tra trực tiếp tại Chi nhánh
Khá ít người dùng phương pháp này để kiểm tra hạn mức của thẻ tín dụng vì khá mất thời gian và không thuận tiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, bạn vẫn có thể kiểm tra trực tiếp hạn mức thẻ tín dụng tại chi nhánh bằng các bước sau:
- Bước 1: Đến chi nhánh ngân hàng gặp nhân viên ngân hàng và yêu cầu hỗ trợ kiểm tra hạn mức thẻ.
- Bước 2: Cung cấp thông tin, giấy tờ CMND/hộ chiếu (theo thông tin lúc đăng ký mở thẻ tín dụng).
- Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ check và cung cấp cho bạn thông tin bạn yêu cầu.
5.4. Kiểm tra trực tuyến qua dịch vụ ngân hàng Online
Thông qua các app Mobile Banking trên điện thoại, khách hàng cũng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng một cách nhanh chóng, thuận tiện bằng cách thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Truy cập ứng dụng trên điện thoại, đăng nhập tên người dùng, mật khẩu mà ngân hàng cấp cho bạn.
- Bước 2: Nếu là lần đầu đăng nhập, khách hàng sẽ được yêu cầu đổi mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật cho tài khoản. Ở bước này, khách hàng có thể đổi mật khẩu theo ý muốn và sao cho dễ nhớ nhất.
- Bước 3: Ngay tại trang chủ của dịch vụ Mobile Banking, bạn có thể nhấn vào mục “Tài khoản” để kiểm tra hạn mức tài khoản của mình.
5.5. Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng qua Internet Banking
Để xem hạn mức qua Internet Banking, khách hàng cần đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking tại ngân hàng.
Để kiểm tra hạn mức của thẻ tín dụng bằng cách này, khách hàng cần thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào website hoặc app ngân hàng bạn làm thẻ tín dụng và nhập các thông tin yêu cầu như: Tên đăng nhập, mật khẩu.
- Bước 2: Đổi mật khẩu ngân hàng cấp cho bạn sang mật khẩu bạn dễ nhớ nhất.
- Bước 3: Kích hoạt và nhập mã OTP mà ngân hàng gửi SMS về số điện thoại bạn đăng ký làm thẻ tín dụng và Internet Banking để truy cập.
- Bước 4: Tại giao diện chính bạn chọn “Tài khoản” để kiểm tra hạn mức tín dụng của mình.
Qua bài viết trên đây, Citinews hy vọng quý bạn có thể nắm bắt được về thông tin về hạn mức của thẻ tín dụng là gì đồng thời biết được cách nâng hạn mức để nhu cầu tiêu dùng của bạn được tốt hơn.