Tiền gửi ký quỹ là gì và các loại hình được ký quỹ hiện nay

Tiền gửi ký quỹ là gì và các loại hình được ký quỹ hiện nay

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 04:44 (GMT +07)

Ký quỹ là một thuật ngữ phổ biến và rất hay dùng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây được xem là một hình thức gửi tiền cũng như gửi tài sản vào ngân hàng mang lại khá nhiều lợi ích. Vậy ký quỹ là gì ? Có nên thực hiện giao dịch ký quỹ hay không? Và ký quỹ đem lại những lợi ích gì cho khách hàng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm ký quỹ là gì?

Ký quỹ được hiểu đơn giản là hình thức gửi tiền có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn tại ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ của một doanh nghiệp hay tổ chức.

Đây không chỉ là một hình thức đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đối với Ngân hàng mà còn là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được Pháp luật quy định. Vậy theo luật tại Việt Nam, khái niệm ký quỹ là gì? - Cụ thể, Khoản 1 Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ".

Tuy nhiên cần lưu ý, hình thức bảo đảm bằng ký quỹ thường không áp dụng cho các giao dịch dân sự thông thường mà chỉ chủ yếu hỗ trợ cho các dự án đầu tư.

Định nghĩa tiền gửi ký quỹ là gì?
Định nghĩa tiền gửi ký quỹ là gì?

Một số lĩnh vực có liên quan đến tiền gửi ký quỹ

Trong một số trường hợp cụ thể hay ở một số lĩnh vực nhất định, việc ký quỹ được xem là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Khi đó dịch vụ ký quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp để có thể chứng minh khả năng tài chính và được cấp phép hoạt động.

Các lĩnh vực cụ thể cần phải ký quỹ tiền gửi đó là:

  • Tư vấn du học.
  • Cho thuê lại lao động.
  • Kinh doanh bảo hiểm.
  • Bán hàng đa cấp.
  • Lữ hành quốc tế.
  • Dịch vụ việc làm.
  • Kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
  • Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

2. Những lợi ích của ký quỹ là gì?

Về bản chất ký quỹ cũng giống như hình thức thế chấp tài sản để tạo dựng niềm tin. Tuy nhiên, việc ký quỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích nhiều hơn thế. Chẳng hạn như:

  • Thủ tục thực hiện nhanh chóng, lãi suất cạnh tranh tùy từng loại hình.
  • Giao dịch ký quỹ là giao dịch khá an toàn nên có thể tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin đối với cả tổ chức, doanh nghiệp và đối tác.
  • Kỳ hạn trả lãi từ việc ký quỹ khá linh hoạt từ 1 - 36 tháng nên doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Tiền ký quỹ được áp dụng dựa theo sản phẩm rút gốc. Trong trường hợp có rút phần gốc được hưởng lãi suất không kỳ hạn ra thì phần gốc còn lại vẫn được hưởng nguyên toàn bộ lãi suất ban đầu. 

3. Một số khái niệm cần nắm được để hiểu rõ về ký quỹ là gì?

Như đã nói ở trên, ký quỹ về bản chất là một hình thức thế gửi tiền hoặc tài sản vào ngân hàng để tạo dựng niềm tin. Trong ký quỹ bao gồm: tiền gửi ký quỹ, tài khoản ký quỹ,... Để hiểu rõ hơn về hình thức giao dịch này, bạn cần nắm rõ thêm một số khái niệm sau đây:

3.1. Thuật ngữ ký quỹ tiếng Anh được gọi là gì?

Trong tiếng Anh, hình thức ký quỹ được biểu hiện bằng thuật ngữ Escrow.

3.2. Tiền gửi ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quý là loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một doanh nghiệp hay tổ chức tại các ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính nào đó của doanh nghiệp, tổ chức đối với ngân hàng và các bên liên quan.

Các doanh nghiệp, tổ chức có thể gửi một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị như kim khí quý, đá quý hoặc các loại giấy tờ có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho bản thân khi có kế hoạch đầu tư dự án hoặc thực hiện 1 công việc nào đó liên quan đến tài chính. Ngược lại, các ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chứng minh khả năng tài chính để được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.

3.3. Tài khoản ký quỹ là gì?

Để có thể gửi tiền ký quỹ thì cần phải có tài khoản ký quỹ. Hay nói cách khác. tài khoản ký quỹ chính là tài khoản do ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng mở ra nhằm mục đích chứng minh năng lực cho các doanh nghiệp, tổ chức trong hoạt động kinh doanh.

3.4. Mức ký quỹ là gì?

Giống như các loại các loại tài khoản, để tài khoản ký quỹ có thể hoạt động thì cần phải có một số tiền tối thiểu trong tài khoản để duy trì. Hiểu đơn giản, mức ký quỹ chính là số tiền tối thiểu trong tài khoản mà bạn phải có để có thể duy trì lệnh giao dịch.

Mức ký quỹ hiện tại đang áp dụng là 0.01 tương đương với 1%. Tức là khách hàng cần phải có tối thiểu vốn tiền mặt ban đầu là 1% so với tổng giá trị các lệnh đang giao dịch.

4. Đặc điểm của giao dịch ký quỹ là gì?

Ký quỹ rõ ràng là hình thức giao dịch mang đến nhiều lợi tuyệt vời. Vậy đặc điểm của giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức song hầu hết các hình thức gửi tiền ký quỹ đều có những đặc điểm sau:

  • Loại tiền ký quỹ có thể là VND hoặc các loại ngoại tệ phổ biến trên thị trường giao dịch như: Đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro,...
  • Lãi suất được tính theo một trong hai hình thức có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn.
  • Kỳ hạn trả lãi từ 1 – 36 tháng theo tiêu chí kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.
  • Số dư tối thiểu: Tùy thuộc vào loại hình ký quỹ.
  • Quá trình giao dịch ký quỹ luôn có sự tham gia của 3 phía: Phía ký quỹ (các doanh nghiệp, tổ chức), Phía nhận tài sản ký quỹ (ngân hàng, các tổ chức tín dụng), Phía có quyền được thanh toán, bồi thường khi sự cố xảy ra (thường là các đối tác kinh doanh của bên ký quỹ).

5. Các loại hình được ký quỹ hiện nay 

Ký quỹ không bó buộc trong một loại hình. Hiện nay có nhiều loại hình ký quỹ trong lĩnh vực tài chính để doanh nghiệp, tổ chức có thể thoải mái lựa chọn. Trong đó có 3 loại hình ký quỹ phổ biến nhất đó là:

5.1. Ký quỹ mở L/C là gì?

Đây thực chất là một hình thức giao dịch trong đó người mua và người bán sẽ thanh toán qua một đơn vị trung gian đó là ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ.

Khi đó ngân hàng sẽ lập lên một L/C ( Letter of credit) có vai trò giống như một lá đơn chung bao gồm những thỏa thuận và cam kết việc thanh toán hàng hóa cho bên xuất khẩu, yêu cầu nhà xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ được quy định trong L/C.

5.2. Ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng

Hình thức ký quỹ này phần lớn chỉ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản, đây cũng là một hình thức giao dịch thông qua bên trung gian thứ ba là ngân hàng nhưng đối tượng là chủ thầu và nhà đầu tư. 

Thay vì lập một lá đơn tín dụng chung như ký quỹ mở L/C thì ngân hàng sẽ thiết lập một bản hợp đồng với nhà đầu tư. Nội dung bao gồm các điều khoản và cam kết thực thi việc thanh toán chi phí cho bên nhà thầu. 

Một số lưu ý cần phải ghi nhớ khi giao dịch ký quỹ
Một số lưu ý cần phải ghi nhớ khi giao dịch ký quỹ

5.3. Ký quỹ vào mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Loại hình ký quỹ này chỉ áp dụng cho một số ngành nghề hay lĩnh vực đặc trưng như lữ hành và môi giới việc làm. Lúc này hình thức ký quỹ được xem như một sự đảm bảo cho việc kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp bị vỡ hay phá sản vì trong suốt quá trình kinh doanh, chủ đầu tư phải đảm bảo duy trì được số tiền tối thiểu.

6. Các bước thực hiện gửi tiền ký quỹ là gì?

Mỗi loại hình ký quỹ có thể có những yêu cầu riêng về thủ tục nhưng nhìn chung để gửi tiền ký quỹ cần phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

Trường hợp đã có tài khoản tại ngân hàng

Khách hàng cần chuẩn bị:

  • Biên bản hợp đồng ký quỹ.
  • Giấy ủy nhiệm chi từ tài khoản trích tiền gửi tiền thanh toán không kỳ hạn sang tài khoản ký quỹ.

Trường hợp chưa có tài khoản tại ngân hàng

Khách hàng cần chuẩn bị:

  • Giấy ủy nhiệm chi được trích tiền từ số tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
  • Hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ như hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, giấy đăng ký thông tin của tài khoản, hồ sơ chứng minh được tư cách đại diện của chủ tài khoản.

7. Những điều cần nắm chắc khi gửi tiền ký quỹ

Giao dịch ký quỹ tuy mang nhiều lợi ích nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các giao dịch thông thường bởi thị trường tiền điện tử luôn có sự biến động không ngừng. Do đó, khi gửi tiền ký quỹ doanh nghiệp cần nắm chắc những điều sau:

  • Đối tượng ký quỹ: Đối tượng ký quỹ được quy định có thể là đá quý, tiền, kim khí hoặc các giấy tờ có giá trị liên quan. Những tài sản này có thể có giá trị hơn nhiều so với nghĩa vụ cần thực hiện. Do đó, trong trường hợp bên nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì chỉ dùng trị giá tài khoản này để giải quyết những việc phát sinh. Số còn lại sẽ được hưởng sau khi thực hiện các nghĩa vụ còn lại.
  • Điều kiện gửi ký quỹ: Sự bảo đảm chỉ xuất hiện khi gửi tiền ký quỹ có sự thoả thuận giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền.
  • Thực hiện biện pháp ký quỹ: Biện pháp ký quỹ thể hiện cho sự góp mặt của một chủ thể trung gian đó là ngân hàng. Ngân hàng cũng chính là bên đứng ra để bảo vệ quyền lợi của mỗi bên tham gia sao cho đúng với thỏa thuận. Ngoài ra, ngân hàng cũng được phép thu một khoản phí dịch vụ từ chính tài khoản được ký quỹ.

8. Một số ngân hàng uy tín có dịch vụ ký quỹ tốt nhất hiện tại

Dịch vụ ký quỹ ngân hàng ngày nay khá phổ biến. Bởi vậy hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có cung cấp dịch vụ ký quỹ mang đến lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chọn những ngân hàng lớn, uy tín để được cung cấp dịch vụ tốt hơn cũng như đảm bảo an toàn hơn.

Dưới đây là một số ngân hàng có dịch vụ ký quỹ tốt nhất bạn có thể tham khảo: Ngân hàng ACB, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng HDbank,...

Như vậy bài viết trên đã giúp quý bạn hiểu rõ ký quỹ là gì? Có những loại hình ký quỹ nào hiện nay? Hy vọng những thông tin mà Citinews.net chia sẻ thực sự hữu ích đối với quý bạn. Chúc quý bạn luôn thành công và may mắn trong cuộc sống.  
 

 

Bình luận
Popup image default

Thông báo