Lãi gộp là một khoản thu tất yếu mà bạn cần nắm rõ nếu có ý định khởi nghiệp hoặc đầu tư kinh doanh. Nhưng lãi gộp là gì ? Lãi gộp tính như thế nào và ý nghĩa của loại lãi suất này trong kinh doanh là gì? Đây chắc chắn là những thắc mắc chung của những người mới bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!
1. Lãi gộp là gì?
Lãi gộp hay còn gọi là lợi nhuận gộp, lãi ròng là một thuật ngữ hết sức quen thuộc trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Khái niệm này dùng để chỉ phần lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh.
Hiểu một cách cụ thể hơn lãi gộp là gì thì lãi suất gộp chính là số tiền lãi thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ hết các chi phí liên quan tới việc sản xuất và bán sản phẩm hay các chi phí liên quan tới việc cung cấp dịch vụ như: Nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, thiết bị, phí vận chuyển…
Vậy lãi gộp tiếng Anh là gì? - Trong ngôn ngữ Anh, lãi gộp được gọi là Gross Profit. Trong đó Gross có nghĩa là tổng cộng còn từ còn lại Profit có nghĩa là lợi nhuận.
>>XEM THÊM<<
- Profit margin là gì & Cách tính chỉ số này chính xác nhất
- Net Income là gì & Giải thích chi tiết cách tính thu nhập ròng
- Vốn chủ sở hữu là gì & Công thức tính vốn chủ sở hữu chính xác
2. Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Nếu lãi gộp cho biết doanh thu của công ty từ hoạt động kinh doanh thì tỷ lệ lãi gộp lại là số liệu khá hữu ích dùng để so sánh hiệu quả sản xuất của một công ty theo từng giai đoạn.
Cần phải hiểu rằng lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Lãi gộp là phần lợi nhuận thu được còn tỷ lệ lãi gộp được hiểu là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỷ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng % doanh thu.
3. Công thức tính lãi gộp là gì?
Có thể thấy lãi gộp là yếu tố quan trọng hàng đầu để phản ánh tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Vậy ngoài xác định được lãi gộp là gì thì làm thế nào để có thể tính được lãi gộp?
Dựa theo định nghĩa lãi gộp được xác định bằng công thức đơn giản như sau:
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng hóa
Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Nếu trong trường hợp doanh thu thuần thay cho Doanh thu thì ta có công thức lãi gộp áp dụng dưới đây:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần.
(Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được, từ các việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ.)
Tuy nhiên, cần lưu ý lợi nhuận gộp sẽ không bao gồm các chi phí cố định như: tiền thuê, quảng cáo, bảo hiểm, tiền lương nhân viên không trực tiếp sản xuất và vật tư văn phòng.
4. Trong kinh doanh ý nghĩa của lãi gộp là gì?
Từ định nghĩa lãi gộp cũng như những phân tích bên trên có thể nhận thấy lãi gộp mang đến rất nhiều ý nghĩa và lợi ích cho doanh nghiệp. Rõ ràng, thông qua việc theo dõi các con số của lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp, doanh nghiệp không chỉ có cái nhìn khách quan về thu nhập mà còn nắm rõ được các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh. Vậy trong kinh doanh buôn bán ý nghĩa của lãi gộp là gì? - Sau đây là những ý nghĩa mà lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp cũng mang đến trong hoạt động kinh doanh:
4.1 Đánh giá và phân tích được doanh nghiệp
Lãi gộp là con số rất quan trọng để thông qua đó nhà đầu tư có thể đánh giá về tình hình hoạt động cũng như kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố phản ánh rõ nhất sự phát triển của một công ty hay nói cách khác việc tính được lãi gộp sẽ cho biết được doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ hay lãi để từ đó làm cơ sở giúp nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định hợp tác lâu dài hay không?
Ngoài ra, với việc phân tích các con số của lãi gộp, doanh nghiệp cũng có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình kinh doanh, từ đó mà có được những thay đổi phù hợp, cần thiết cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh bài bản hơn nhằm giúp gia tăng doanh thu một cách có hiệu quả đồng thời giảm các chi phí sản xuất hàng hoá.
Nếu lãi gộp ở mức âm (-) thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, công ty đang phải bù lỗ, chi phí sản xuất có thể còn cao hơn cả lợi nhuận thu lại của công ty. Doanh nghiệp nên xem xét, điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của mình và có phương án khắc phục. Còn nếu lãi gộp ở mức dương (+) thì chứng tỏ tình hình kinh doanh hiện tại đang rất tốt. Doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi và kiểm soát chi phí khá hiệu quả. Các nhà quản lý nên tiếp tục đi theo định hướng kinh doanh này đồng thời mở rộng hơn nữa tính khả thi của kế hoạch kinh doanh.
>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<
- Chỉ số tài chính NPV là gì & Công thức tính NPV
- Lãi ròng nghĩa là gì & Làm thế nào để xác định được lãi ròng?
4.2. Đánh giá và phân tích được thị trường kinh doanh
Không chỉ là con số phản ánh chính xác tình hình và thực trạng kinh doanh của một doanh nghiệp mà thông qua lãi gộp người ta còn hoàn toàn có thể đánh giá được tiềm năng của một lĩnh vực kinh doanh hay nhu cầu của thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh đó.
Nếu mức lãi gộp càng cao thì có nghĩa là nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm hay lĩnh vực kinh doanh đó càng lớn. Doanh nghiệp nên dựa vào đó để đưa ra mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cũng như định hướng phát triển.
Ngược lại mức lãi gộp càng thấp thì càng chứng tỏ sự quan tâm và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc lĩnh vực kinh doanh này không cao. Doanh nghiệp cần xem xét lại định hướng phát triển và có kế hoạch điều chỉnh sang một lĩnh vực mới để thu về lợi nhuận cho công ty.
4.3. So sánh mình với đối thủ cùng ngành
Ngoài việc giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan được tình hình hoạt động, kinh doanh cũng như phân tích được mức độ thị hiếu của thị trường đối với lĩnh vực đang đầu tư và kinh doanh, lãi gộp còn là con số tin cậy để doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại chính mình và so sánh với các đối thủ cùng ngành nhằm tìm ra phương thức cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn đem về doanh thu hiệu quả.
Từ lãi gộp và việc so sánh lãi gộp với các đối thủ cùng ngành, doanh nghiệp có thể dễ dàng đối chiếu được tính khả quan và hiệu quả giữa các chiến lược kinh doanh từ đó tìm ra phương thức kinh doanh tối ưu, phù hợp. Đồng thời cũng qua đó có thể tìm ra nguyên nhân khiến hoạt động của doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả trong trường hợp lãi gộp ít hơn so với các đối thủ cùng ngành.
5. Các loại hình kinh doanh phí thấp nhưng lãi gộp cao
Rõ ràng mức lãi gộp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tính toán, hiệu quả kinh doanh, khả năng kiểm soát chi phí cũng như quy luật kinh doanh. Nhưng đó là khi doanh nghiệp kinh doanh ổn định. Trên thực tế, vẫn có một số loại hình kinh doanh cần phải bỏ ra chi phí thấp mà vẫn đem lại mức lãi gộp cao. Đó là những loại hình kinh doanh sau đây:
- Quán bán đồ ăn sáng tiện lợi và giao hàng tận nơi như bánh mì, xôi, đồ ăn nhanh… Những mặt hàng này có chi phí và nguyên liệu khá thấp cộng thêm việc chia nhỏ khẩu phần cho khách hàng nên giá thành của mỗi phần sẽ được đẩy lên cao. Ngoài ra, giao hàng tận nơi cũng là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận tương đối cao.
- Cửa hàng rau củ sạch và hoa quả online: Đối với hình thức kinh doanh này, bạn sẽ không cần phải tốn phí thuê mặt bằng cũng như chi phí cho máy móc, thiết bị, lao động trực tiếp. Chỉ cần thua mua với giá thành rẻ từ nơi sản xuất và bán lại nên lợi nhuận gộp từ hình thức kinh doanh này cũng khá cao.
- Các loại thức uống mang đi: Cũng như việc kinh doanh các loại đồ ăn sáng và đồ ăn tiện lợi, nguyên liệu để sản xuất các loại đồ uống không cao mà lại được chia nhỏ thành nhiều phần để bán cho khách nên lợi nhuận thu lại từ hình thức kinh doanh này khá cao mà chi phí bỏ ra không cần quá lớn.
- Kinh doanh quần áo và các loại vật dụng gia đình online: Quần áo và đồ gia dụng là những thứ cần thiết đối với mọi gia đình. Do đó, tiềm năng lợi nhuận của mặt hàng này rất lớn. Thêm vào đó, kinh doanh online không cần phải mất chi phí thuê mặt bằng, nhân công vì thế mức lãi gộp bạn nhận được sẽ cao.
- Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ bán cây cảnh mini, chim cảnh trực tiếp và online…cũng nhận được mức lãi gộp cao…
Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết lãi gộp là gì? Và tầm quan trọng của lãi gộp trong kinh doanh cũng như cách tính lãi gộp đơn giản nhất. Citinews.net hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ mang đến những kiến thức hữu ích giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn.