Với những ai đang làm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là chủ doanh nghiệp thì thu nhập ròng có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Vậy Net Income là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp và cách tính thu nhập ròng như thế nào? Tất cả sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Thu nhập ròng là gì?
Loại thu nhập này được gọi là lợi nhuận ròng cách gọi khác là Net Income. Đây khoản lợi nhuận mà các công ty hoặc doanh nghiệp thu được về sau khi đã trừ đi tất các các chi phí khác. Trong các bản báo cáo thu nhập, Net Income - NI thường được thể hiện ở dòng cuối cùng. Có lẽ chính vì thế mà người ta hay gọi lợi nhuận ròng là bottom line (dòng mấu chốt).
Thu Net Income là gì?
>>XEM THÊM<<
- Lãi gộp là gì & Hướng dẫn cách tính lãi gộp đơn giản nhất
- Lãi ròng nghĩa là gì & Làm thế nào để xác định được lãi ròng?
2. Ý nghĩa của chỉ số Net Income (NI) như thế nào?
Trong kinh doanh, thu nhập ròng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể:
- Đối với các nhà đầu tư, lợi nhuận ròng chính là một giá trị hữu ích giúp cho họ có thể đánh giá được xem có bao nhiêu doanh thu đã vượt quá chi phí của công ty. Nó luôn có trong báo cáo thu nhập của công ty và chính nó cũng là một chỉ số về lợi nhuận của công ty.
- Đối với các công ty hoặc doanh nghiệp, loại thu nhập này thường được dùng để tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu, do đó thu nhập ròng cũng có thể được coi là lợi nhuận cho các cổ đông.
- Net Income thường được để ở dòng cuối cùng trong bảng báo cáo nên nó được xem như là điểm mấu chốt sau khi đã trừ tất cả các chi phí, lãi và thuế trong doanh thu.
3. Cách tính thu nhập ròng (NI) chính xác nhất
Nó vai trò rất quan trọng đối với các công ty hoặc doanh nghiệp. Chính vì vậy, làm thế nào để tính lợi nhuận ròng cho thật chính xác là điều vô cùng cần thiết.
Hiện nay, người ta thường tính
Thu nhập ròng (NI) = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu: là tất cả những khoản thu vào của doanh nghiệp, bao gồm: doanh thu thuần, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường.
- Tổng chi phí: là tất cả các chi phí có liên quan mà doanh nghiệp cần chi trả, bao gồm như: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, chi phí bất thường, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng,..
Ví dụ: Một doanh nghiệp A chuyên sản xuất và kinh doanh nước giải khát, trong năm 2020 doanh nghiệp này đã đạt được doanh thu là 250.000 USD. Để có được khoản doanh thu này, doanh nghiệp A đã phải bỏ ra các chi phí như sau:
- Chi phí hoạt động: 50.000 USD
- Thiết bị máy móc: 70.000 USD
- Thuế thu nhập: 35.000 USD
- Lãi vay: 20.000 USD
Áp dụng theo công thức trên, ta có thể tính được Net Income của doanh nghiệp A như sau:
Thu nhập ròng công ty A = 250.000 - 50.000 - 70.000 - 35.000 - 20.000 = 75.000 (USD)
4. Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng (Net Income)
Đây là một chỉ số rất quan trọng, nó có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Để tính được chỉ số này một cách chính xác thì bắt buộc bạn phải liệt kê chuẩn các khoản doanh thu và chi phí. Chỉ cần một số liệu không chuẩn thì kết quả chỉ số Net Income sẽ không còn được chính xác nữa.
- Khi chỉ số thu nhập ròng cho kết quả dương, điều đó có nghĩa là công ty hoặc doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Ngược lại, khi chỉ số này cho ra kết quả âm thì có nghĩa là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang đi xuống, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình.
- Tuy chỉ số lợi nhuận ròng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp, thế nhưng nó không phải là căn cứ chuẩn nhất đế cho các nhà đầu tư quyết định đầu tư bởi vì chỉ số này không thể phản ánh được các vấn đề của doanh nghiệp.
- Mặt khác, chỉ số Net Income được xếp vào nhóm các “con số trong kế toán”. Nó có nghĩa là các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thao túng chỉ số lợi nhuận ròng theo hướng có lợi khi cần thiết, bằng cách điều chỉnh các khoản doanh thu và chi phí liên quan.
5. Thu nhập ròng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào?
Từ công thức tính và khái niệm thu nhập ròng là gì, chúng ta có thể thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến từ chỉ số này bao gồm:
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Khi chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì chỉ số Net Income càng thấp và ngược lại, khi chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng giảm, thì chỉ số Net Income càng cao.
- Giá gốc sản phẩm: Khi giá gốc nhập vào của sản phẩm càng cao thì chỉ số này càng giảm và ngược lại.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khoản thuế mà mỗi doanh nghiệp phải đóng đã được quy định rõ trong luật. Do đó, doanh nghiệp không thể tăng hoặc giảm yếu tố này theo ý muốn được. Để có lãi, doanh nghiệp chỉ có cách tăng giá bán sản phẩm hoặc giảm bớt giá trị vật liệu, tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
6. Giải đáp một số chủ đề liên quan đến thu nhập ròng.
6.1. Tỷ suất lãi ròng là gì?
- Tỷ suất lãi ròng hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Đây là một chỉ số được dùng để đánh giá, theo dõi tình hình sinh lời của công ty cổ phần. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
- Tỷ suất lãi ròng được tính theo công thức sau:
Tỷ suất lãi ròng = 100 x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)/Doanh thu
6.2. Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng trong tiếng Anh được gọi là: Net profit/Net Margin. Đây là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty hoặc một bộ phận kinh doanh.
Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.
6.3. Thu nhập ròng cá nhân là gì?
Đây là thu nhập của một cá nhân sau khi đã thanh toán các khoản thuế và các khoản khấu trừ khác.
6.4. Thu nhập ròng từ nước ngoài là gì?
Đây là phần thu nhập của công dân nước đó khi đầu tư ở nước ngoài trừ đi phần thu nhập của công dân nước ngoài đầu tư tại nước đó.
6.5. Cách có thể gia tăng lãi ròng
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể gia tăng lãi ròng bằng nhiều cách sau đây:
- Tạo ra các sản phẩm chất lượng và có giá trị cao.
- Mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng thêm số lượng nhân viên và tìm kiếm thị trường, nguồn khách hàng tiềm năng.
- Không ngừng nghiên cứu và đổi mới, áp dụng khoa học- công nghệ vào trong sản xuất và kinh doanh.
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Tìm hiểu về chỉ số IRR trong đầu tư và kinh doanh
- Tỷ suất lợi tức là gì và những điều cần biết trước khi đầu tư
7. So sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần
Hai loại thu nhập này có khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại có rất nhiều người đang bị nhầm lẫn. Để thấy rõ được sự khác nhau, các bạn có thể so sánh qua một số tiêu chí sau đây:
Định nghĩa:
- Thu nhập ròng hay còn gọi là lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc công ty thu được về sau khi đã trừ đi tất cả chi phí bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, thuế,...
- Thu nhập thuần hay doanh thu thực là khoản doanh thu khi đã trừ tất cả các khoản khấu hao về: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗ bị trả lại và thừa ra số tiền lãi thì số tiền này được gọi là thu nhập thuần.
Công thức tính:
- Thu nhập ròng = Tổng doanh thu - tổng chi phí
- Thu nhập thuần = Doanh thu tổng thể - Hoa hồng bán hàng - hàng bán bị trả lại - giảm giá hàng bán - thuế gián thu
Xem thêm:
Giải thích thu nhập ròng
Có thể thấy, lợi nhuận ròng là một khái niệm phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu rõ được khái niệm, đặc điểm và công thức tính thu nhập ròng sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức trong kinh doanh hơn. Citinews hy vọng, bài viết sẽ làm hài lòng những ai đang muốn tìm hiểu về thu nhập ròng là gì hoặc các kiến thức về kinh doanh nói chung.