COO là vị trí gì & Sự khác nhau giữa COO và CEO là gì?

COO là vị trí gì & Sự khác nhau giữa COO và CEO là gì?

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 02:50 (GMT +07)

 

CEO và COO là hai từ khóa quen thuộc trong doanh nghiệp. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về COO là gì cũng như sự khác nhau giữa CEO và COO. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hai chức danh này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. COO là vị trí gì?

Đây là một trong những chức vụ cao nhất trong công ty hoặc doanh nghiệp. Thông thường, COO sẽ phụ trách vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, đồng thời quản lý hiệu quả công việc của bộ phận trong quá trình thực hiện các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, vị trí giám đốc vận hành đòi hỏi phải là người có khả năng tổ chức và khả năng bao quát công việc tuyệt vời. Không phải doanh nghiệp nào cũng có giám đốc vận hành. Chỉ những công ty có quy mô siêu lớn mới xuất hiện vị trí COO nhằm san sẻ bớt công việc cho CEO.

Vậy COO là chức gì? - Citinews xin trả lời nếu như CEO được hiểu là “Tổng giám đốc” thì COO chính là “Phó tổng giám đốc”.

COO là viết tắt của từ gì? - Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Chief Operating Officer, dịch ra tiếng Việt nó có nghĩa là Giám đốc điều hành.

 

COO là vị trí gì?
COO là vị trí gì?

     

2. Quyền hạn của một giám đốc vận hành

Trong một doanh nghiệp, quyền hạn của COO là có thể tự lên kế hoạch và đưa ra ý kiến hoặc phủ quyết một ý kiến nào đó.

Ngoài ra, COO còn có quyền kiểm tra và sát hạch các nhiệm vụ phân công cho cấp dưới và đưa ra các chỉ thị hay quyết định của CEO.

Để hiểu rõ hơn COO là gì trong công ty thì sau đây là mục trách nhiệm của Giám đốc điều hành.

3. Trách nhiệm của một COO là gì?

Đối với mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể thì vai trò của COO cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm chung của Giám đốc vận hành có thể được tóm tắt như sau:

  • Giám sát các hoạt động của Doanh nghiệp và báo cáo lại cho CEO.
  • Đưa ra các chiến lược và chính sách hoạt động hiệu quả cho doanh nghiệp.
  • Ban hành và thực hiện các chiến lược do CEO đưa ra.
  • Tạo nên sự gắn kết của các nhân viên với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Giám sát và quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
  • Tại một số doanh nghiệp, COO còn là người chịu trách nhiệm sản xuất, nghiên cứu và phát triển và thậm chí là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của công ty.

>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<<

4. Làm sao để trở thành một COO?

Trở thành giám đốc vận hành có lẽ là ước mơ của rất nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết COO là gì và không hề dễ dàng đạt được ước mơ đó. Vị trí Chief operations officer đòi hỏi phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí, cụ thể như sau:

4.1. Điều kiện cần là phải có bằng cấp

Để trở thành COO, điều kiện đầu tiên bạn cần đáp ứng đó là phải có kiến thức chuyên môn tốt và kiến thức sâu rộng về nghề ứng tuyển.

Đặc biệt, đó phải là những người có trình độ học vấn, tốt nghiệp bằng khá hoặc giỏi tại các trường Đại học, chuyên ngành Kinh doanh hoặc các ngành học có liên quan. Nếu là những ứng viên có bằng MBA sẽ được chú ý nhiều hơn.

4.2. Kinh nghiệm là một tiêu chí giúp bạn trở thành COO

Nếu như bằng cấp là điều kiện tiên quyết để trở thành giám đốc vận hành thì kinh nghiệm làm việc chính là tiêu chí căn bản để giúp cho hồ sơ ứng tuyển của bạn được xem xét.

Thông thường, những người đảm nhiệm vị trí Chief operations officer sẽ phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Đặc biệt, người đó phải đi lên qua các cấp bậc trong vòng ít nhất 15 năm.

4.3. Kỹ năng cần có của một COO

Bên cạnh trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc thì vị trí COO luôn đòi hỏi cao về kỹ năng làm việc, cụ thể:

  • Có một tư duy nhạy bén trong kinh doanh và nổi trội về tư duy chiến lược.
  • Có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro một cách nhanh chóng.
  • Có khả năng bao quát và giám sát công việc để công việc phát triển theo đúng như kế hoạch đã đề ra trước đó.
  • Có khả năng làm việc độc lập trong môi trường nhóm.
  • Phản ánh nhanh và kịp thời để thay đổi được hiệu suất của công việc.
  • Có khả năng lãnh đạo quản lý các nhóm làm việc một cách hiệu quả.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt và xây dựng được sự đồng thuận giữa các nhóm làm việc.
  • ….

COO là chức danh gì?
COO là chức danh gì?

5. So sánh sự khác nhau giữa CEO và COO là gì?

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa CEO và COO và nhầm tưởng hai chức danh này thực chất là một. Thế nhưng, thực ra đây là hai chức danh khác nhau. Để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa CEO và COO, các bạn có thể theo dõi bảng sau đây:

Tiêu chí so sánh

 

CEO

 

COO

Cụm từ tiếng Anh đầy đủ

Chief Executive Officer

Chief operations officer

Chức danh

Giám đốc điều hành

Giám đốc vận hành

Vai trò

  • CEO là người có vai trò quan trọng nhất công ty, có quyền điều hành và đưa ra các quyết định trong tất cả các hoạt động của công ty.
  • CEO được hiểu là “Tổng giám đốc”.
  • Doanh nghiệp nào cũng cần có CEO. Công ty phát triển hay không là nhờ vào sự lèo lái của CEO.
  • COO là chức danh nhỏ hơn CEO, là người phụ trách vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, đồng thời quản lý hiệu quả công việc và là người hỗ trợ cho CEO.
  • COO được hiểu là “Phó tổng giám đốc”.
  • Chỉ những công ty và doanh nghiệp có quy mô lớn mới xuất hiện vị trí COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.

>>>XEM THÊM<<<

6. Sự khác nhau giữa COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

COO, CFO, CPO, CCO, CHRO và CMO đều là những từ viết tắt của những chức danh quan trọng trong một công ty. Tuy nhiên, với mỗi một chức danh sẽ có một vai trò nhất định và giữa các vị trí chức danh này cũng có những sự khác biệt nhau.

Để dễ dàng thấy được sự khác nhau giữa các chức danh trên, các bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Tên Chức Vụ

Từ viết tắt bằng tiếng Anh

Tên chức vụ bằng tiếng Việt

Vai trò

COO

Chief Operating OfficerGiám đốc phụ trách điều hànhHỗ trợ Giám đốc điều hành trong công tác nội bộ của doanh nghiệp.

CFO

Chief Financial OfficerGiám đốc tài chínhLà người đứng đầu phụ trách quản lý tài chính cho doanh nghiệp.

CPO

Chief Product OfficerGiám đốc sản xuấtLà người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng cách.

CCO

Chief Customer OfficerGiám đốc kinh doanhChịu trách nhiệm điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty.

CHRO

Chief Human Resources OfficerGiám đốc nhân sựGiám đốc nhân sự có trách nhiệm quản lý các hoạt động về nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên trong công ty.

CMO

Chief Marketing OfficerGiám đốc MarketingLà người chịu trách nhiệm cho các hoạt động Marketing của công ty.
     
     

Như vậy, qua bài viết này bạn đã hiểu được COO là gì? Đồng thời bạn cũng đã biết được tiêu chuẩn để trở thành COO đúng không ạ? Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đặc biệt với những ai đang nuôi ước mơ trở thành COO thì có thể dựa vào một số tiêu chuẩn ở trên để phấn đấu. Citinews.net chúc các bạn thành công.

Bình luận
Popup image default

Thông báo