Rửa tiền là gì & Tổng hợp kiến thức liên quan đến rửa tiền

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 12/10/2023 17 phút đọc

 

Trong cuộc sống, chắc hẳn không ít lần bạn đã từng được nghe qua cụm từ “rửa tiền”. Vậy rửa tiền là gì? Hành vi rửa tiền có phạm pháp không? Những đối tượng nào thường thực hiện hành vi trên? Hãy cùng Citinews tìm hiểu một số nội dung liên quan đến hành vi này qua bài viết dưới đây.

1. Rửa tiền là gì?

Trong tiếng Anh nó được gọi là Money Laundering, động từ này được dùng để chỉ hành vi của một cá nhân hay tổ chức nào đó tìm cách để chuyển đổi những tài sản hay tiền bạc có nguồn gốc từ những hoạt động phi pháp như: buôn ma túy, tham nhũng hoặc tài trợ khủng bố,...thành những tài sản hay tiền bạc hợp pháp.

Một khi tiền đã được “rửa” thì các cơ quan chức năng sẽ khó có thể tìm ra được nguồn gốc của dòng tiền đó và nó sẽ trở thành những tài sản, tiền bạc hợp pháp, có thể sử dụng như những đồng tiền bình thường khác.

Money laundering là gì?
Money laundering là gì?

2. Những đối tượng thực hiện hành vi rửa tiền là ai?

Theo thống kê điều tra, hành động này thường được một số đối tượng sau đây thực hiện:

  • Những tổ chức khủng bố.
  • Những cá nhân tham ô, tham nhũng.
  • Những cá nhân, tổ chức muốn tránh thuế, giữ kín thu nhập của mình với pháp luật.
  • Người làm ăn phi pháp như buôn lậu ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp.

Trên đây chính là những nhóm đối tượng thường hay có những dòng tiền bất hợp pháp và để có thể dễ dàng đem tiền này đi sử dụng thì họ đã thực hiện hành vi rửa tiền. Để hành động này diễn ra được trót lọt, các nhóm đối tượng này không chỉ hoạt động một mình mà đôi khi chúng còn hợp tác với nhau để nhanh chóng “làm sạch” được nguồn tiền phi pháp.

Để hiểu rõ hơn

thế nào là rửa tiền thì sau đây là các giai đoạn để tạo ra một phi vụ rửa tiền. Mời các bạn tham khảo.

3. Quy trình của hoạt động rửa tiền

Đây là một việc không hề đơn giản và để công việc này diễn ra được suôn sẻ, không bị các cơ quan điều tra phát hiện thì quá trình thực hiện cần phải trải qua 3 giai đoạn của rửa tiền như sau:

3.1. Giai đoạn đầu: Sắp xếp

Đây là giai đoạn các nhóm đối tượng sẽ tìm mọi cách để đưa được nguồn tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính hoặc các kênh đầu tư. Trong giai đoạn đầu tiên này, các nhóm đối tượng rửa tiền thường áp dụng một số cách sau đây:

  • Chia nhỏ tiền gửi nhiều lần vào nhiều ngân hàng khác nhau để không bị kiểm tra, khai báo.
  • Mua các loại hàng hóa, sản phẩm đắt tiền nhưng thật ra giá trị không tới.
  • Chuyển tiền ra nước ngoài không khai báo.

3.2. Giai đoạn 2: Phân tán

Giai đoạn này, các nhóm đối tượng sẽ thực hiện hành vi phân tán để các khoản tiền được linh hoạt chuyển đổi. Một số cách mà các đối tượng rửa tiền thường áp dụng là:

  • Chuyển tiền ra nước ngoài
  • Gửi tiền vào các ngân hàng nội địa
  • Đầu tư vào hoạt động kinh doanh, dự án bất động sản, xây dựng hoặc mua chứng khoán…

3.3. Giai đoạn 3: Hợp nhất

Sau khi trót lọt 2 giai đoạn trên, tiền bẩn sẽ được đưa vào lưu thông hợp pháp và làm sạch hoàn toàn. Công việc tiếp theo của các nhóm đối tượng rửa tiền là hợp nhất nguồn tiền đó lại bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Mua tài sản, nhà, bất động sản, xe.
  • Đầu tư vào hoạt động kinh doanh cá nhân
  • Đầu tư vào lĩnh vực tài chính…

4. Hậu quả của Money laundering là gì?

Đây được coi là một hành vi phạm pháp và nó có thể gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế cũng như xã hội của một quốc gia. Có thể kể đến một số hậu quả như sau:

  • Gây lãng phí nguồn lực kinh tế 
  • Bóp méo sự phân bố nguồn lực kinh tế của xã hội 
  • Gây sai lệch nghiêm trọng trong tổng hợp số liệu thống kê kinh tế 
  • Ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố thu nhập
  • Tạo ra sự bất công trong phân bố thu nhập 
  • Gây ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của thị trường tài chính 
  • Gây đột biến trong cầu tiền tệ 
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái 
  • Làm chao đảo cán cân cân bằng trong đầu tư 
  • Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế,… 

>>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

5. Phòng chống rửa tiền là gì?

Đây là việc Nhà nước đưa ra những hoạt động hay những biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi rửa tiền xảy ra và nó được cụ thể bằng những quy định của pháp luật.

Ở nước ta, những biện pháp và chế tài để phòng chống hành vi này đã được quy định cụ thể tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và hành vi rửa tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015.

>>> Xem thêm: 


Các thủ đoạn rửa tiền thường gặp

6. Luật quy định về phòng chống rửa tiền

Theo Điều 324 của Bộ luật hình sự năm 2015, quy định về tội danh tội rửa tiền ở Việt Nam, tài sản sẽ bị chịu mức phạt như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

Quy định pháp luật về rửa tiền
Quy định pháp luật về rửa tiền

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: 

a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Có thể thấy rằng, hành vi rửa tiền là vi phạm pháp luật và nó gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và xã hội của nước ta. Tuy pháp luật đã có Luật phòng chống rửa tiền nhưng trong những năm qua, các nhóm đối tượng vẫn hoạt động hết sức tinh vi.

Citinews.net hy vọng qua những thông tin trên, mỗi người sẽ biết rửa tiền là gì và cùng có trách nhiệm với Nhà nước trong việc ngăn chặn những tội phạm nguy hiểm.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước COO là vị trí gì & Sự khác nhau giữa COO và CEO là gì?

COO là vị trí gì & Sự khác nhau giữa COO và CEO là gì?

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo