Chỉ số tài chính NPV là gì & Ý nghĩa của NPV trong tài chính

Chỉ số tài chính NPV là gì & Ý nghĩa của NPV trong tài chính

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 03:08 (GMT +07)

 

NPV là một trong những công cụ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Vậy chỉ số tài chính NPV là gì? Công thức tính NPV như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua một số nội dung của bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Tìm hiểu sơ lược về giá trị hiện tại thuần

1.1. Chỉ số NPV là gì?

Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Net present value, tạm dịch là: giá trị hiện tại thuần. Nó có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.

Nói tóm lại, Chỉ số này là một chỉ số giúp cho nhà đầu tư có thể đo lường được giá trị hiện tại của một khoản đầu tư hay một dự án, nói một cách dễ hiểu hơn thì nó chính là phần lãi của một dự án.

Chỉ số tài chính NPV là gì?
Chỉ số tài chính NPV là gì?

>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN<<

1.2. Ý nghĩa của NPV trong tài chính

Trong lĩnh vực tài chính kinh doanh, giá trị hiện tại thuần có ý nghĩa rất lớn đối với nhà đầu tư, cụ thể:

  • Khi giá trị hiện tại thuần NPV > 0 thì điều đó có nghĩa là đầu tư này có thể sẽ đem thêm giá trị cho công ty hoặc dự án có thể được chấp nhận.
  • Trong trường hợp NPV <0, điều này có nghĩa là đầu tư này có thể sẽ làm giá trị của công ty giảm đi hoặc dự án này không nên thực hiện.
  • Nếu giá trị hiện tại thuần NPV = 0 thì có nghĩa là đầu tư không làm tăng giá trị của công ty nhưng cũng không làm giá trị của công ty giảm đi hoặc dự án này không có thêm giá trị tiền tệ, vì vậy quyết định chấp nhận hay từ chối dự án cần phải dựa trên các tiêu chí khác nữa.

1.3. Ưu điểm của chỉ số NPV là gì?

Một số ưu điểm của chỉ số này cụ thể như sau:

  • Lợi ích của chủ sở hữu sẽ được tối đa hóa.
  • Cho phép nhà đầu tư tính toán đến rủi ro và giá trị thời gian của dòng tiền.
  • Có thể dễ dàng trừ hoặc cộng NPV với nhau.
  • Chỉ số NPV cũng cho phép so sánh các khoản đầu tư một cách dễ dàng. Qua đó, đánh giá được khả năng sinh lời của phương án hay dự án.

1.4. Nhược điểm của chỉ số tài chính NPV là gì?

Tuy nó có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại không ít hạn chế:

  • Rất khó để có thể ước tính chính xác được chỉ số NPV: để có thể tính toán được chỉ số NPV thì yêu cầu nhà đầu tư phải biết được chính xác tỷ lệ chiết khấu cũng như quy mô của từng dòng tiền và thời điểm xuất hiện của mỗi dòng tiền. Thế nhưng, những điều này là không thể xác định được.
  • Chỉ số NPV không tính đến chi phí cơ hội: nó chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % của phương án hay dự án do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.
  • Chỉ số NPV cũng không thể hiện được bức tranh toàn cục, nó chỉ áp dụng để tính lợi nhuận cho những dự án cùng tuổi thọ.
  • Cuối cùng, chỉ số NPV cũng chưa thể hiện rõ hiệu quả của một đồng vốn được sử dụng.

2. Công thức tính chỉ số NPV

2.1. Công thức tính NPV trong tài chính doanh nghiệp

Hiện nay, để tính được giá trị hiện tại thuần NPV, người ta thường áp dụng theo công thức sau đây:

Công thức tính NPV

Trong đó: 

  • n là tổng thời gian thực hiện dự án
  • t là thời gian tính dòng tiền
  • r là tỷ lệ chiết khấu
  • C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án
  • Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t

2.2. Công thức tính NPV trong Excel

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tính chỉ số NPV bằng Excel như sau:

2.2.1. Mô tả

Chúng ta có thể tính chỉ số NPV bằng Excel nhanh hơn so với sử dụng công thức bằng cách dùng lãi suất chiết khấu và một chuỗi các khoản thanh toán (giá trị âm) và thu nhập (giá trị dương) trong tương lai.

2.2.2. Cú pháp

NPV(rate,value1,[value2],...) + value 0

Trong đó:

  • rate: Lãi suất chiết khấu.
  • value 0: Chi phí vốn ban đầu.
  • value1, 2, 3: Dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… 

2.2.3. Chú thích

  • Khoản đầu tư NPV bắt đầu một kỳ trước ngày của dòng tiền giá trị 1 và kết thúc với dòng tiền cuối cùng trong danh sách. Việc tính toán chỉ số này dựa vào các dòng tiền tương lai. 
  • Hàm NPV tương tự như hàm PV (giá trị hiện tại). Sự khác nhau chính giữa hàm PV và hàm NPV là ở chỗ hàm PV cho phép các dòng tiền bắt đầu ở cuối kỳ hoặc ở đầu kỳ.
  • NPV cũng có liên quan đến hàm IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ). IRR là tỷ suất mà tại đó NPV bằng không: NPV(IRR(...), ...) = 0.

2.2.4. Ví dụ

Để hiểu rõ hơn cách tính chỉ số NPV trong Excel, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:

Ví dụ: Công ty A có dự định mua một chiếc xe chở hàng với giá 900 triệu đồng và thời gian sử dụng là trong 5 năm. Sau khi hết thời hạn 5 năm thì công ty sẽ tiến hành thanh lý chiếc xe đó. Ước tính, mỗi năm chiếc xe này sẽ mang về cho công ty số tiền là 250 triệu đồng và tỷ suất chiết khấu theo chi phí lãi vay ngân hàng là 10%.

Như vậy, chỉ số NPV trong Excel sẽ được tính như sau:

Sử dụng hàm: =NPV(rate,value1,[value2],…)+value0

Trong đó. 

  • rate: Lãi suất chiết khấu (theo ví dụ là 10%).
  • value0: Chi phí vốn ban đầu là 900 triệu đồng, để dấu âm (- 900.000.000). 
  • value1, 2, 3: Dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3…  là 250 triệu đồng mỗi năm.

Dựa vào công thức tính NPV và dữ liệu được cho, ta lập bảng tính và cú pháp như ảnh:

Công thức tính NPV trong Excel
Công thức tính NPV trong Excel

3. Tại sao chỉ số NPV lại được chú trọng đến vậy?

Sở dĩ, chỉ số này lại được chú trọng là vì những lý do sau đây:

  • Đây là phương pháp để tính giá trị của dòng tiền theo thời gian, cụ thể là giá trị của dòng tiền hiện tại sẽ được khấu trừ bởi tương lai.
  • Mặt khác, từ chỉ số giá trị hiện tại thuần người dùng cũng có thể dễ dàng xem xét được ngưỡng hoàn vốn cũng như chi đầu tư của doanh nghiệp ở mức rất nhiều tiền.
  • Đặc biệt, chỉ số giá trị hiện tại thuần còn cho phép các nhà tài chính có thể so sánh được giá trị từ dòng tiền thu về tại thời điểm hiện tại với kế hoạch ngân sách được phân bổ.

4. Đánh giá sự thành công của một dự án dựa vào NPV

Chỉ số giá trị hiện tại thuần sẽ cho phép bạn phần nào đánh giá được sự thành công hay thất bại của một dự án trong tương lai, cụ thể như sau:

  • Nếu NPV > 0: Cho biết dự án đầu tư sẽ có hiệu quả sinh lời cao trong tương lai. 
  • Nếu NPV < 0: Cho biết dự án sẽ không đem lại lợi nhuận và không nên đầu vào dự án này.
  • Khi NPV = 0 thì điều đó có nghĩa là dự án sẽ không sinh lời nhưng cũng không làm mất giá trị của công ty. Lúc này, quyết định đầu tư hay không sẽ cần phải xem xét đến một vài yếu tố khác nữa.

>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<

5. Mối quan hệ giữa NPV và IRR

5.1. IRR là gì?

IRR là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Internal Rate of Return, tạm dịch ra có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Đây chính là tỷ lệ lợi nhuận được sử dụng trong lập ngân sách vốn giúp đo lường và so sánh các lợi nhuận đầu tư. Ngoài ra, chỉ số IRR còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn dòng tiền khấu hoặc tỷ lệ hoàn vốn. IRR thường được sử dụng nhiều trong việc đánh giá mức độ cần thiết của một dự án hay phương án đầu tư và khi chỉ số này càng cao thì dự án càng có khả năng được thực hiện nhiều hơn.

5.2. Mối quan hệ giữa chỉ số IRR và chỉ số NPV là gì?

Từ định nghĩa về chỉ số IRR ở trên, chúng ta có thể thấy được IRR chính là nghiệm của phương trình NPV = 0, nói cách khác, nếu muốn tìm IRR thì chỉ cần phương trình NPV(IRR) = 0. Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy rõ được mối quan hệ giữa IRR và NPV như sau:

  • Phương trình vô nghiệm: điều đó có nghĩa là không có IRR. Phương pháp hoàn toàn không sử dụng được. Trong khi đó, NPV luôn tính ra được với dữ kiện đầy đủ.
  • Phương trình có nhiều nghiệm: có nghĩa là có nhiều IRR dẫn đến việc chúng ta không biết dùng nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh. Nhìn lên, NPV luôn chỉ cho 1 giá trị. 
  • IRR chỉ sử dụng để đánh giá độc lập một dự án, khả năng so sánh giữa 2 dự án không bằng NPV.
  • Nếu chúng ta xem xét hai chỉ số IRR và NPV trong cùng một điều kiện thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại thuần (NPV) đều cho ra cùng một kết quả. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều trường hợp chỉ số IRR không mang đến hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Chỉ số IRR giả định mọi dòng tiền đều được chiết khấu chỉ với một tỷ suất và hoàn toàn bỏ qua khả năng dòng tiền được chiết khấu với các tỷ suất khác nhau qua từng thời kỳ, điều mà thực tế luôn xảy ra với các dự án dài hạn. 

Tóm lại, chỉ số IRR đem lại tính đơn giản và dễ hiểu nhưng đối với những dự án dài hạn có nhiều dòng tiền ở những mức chiết khấu khác nhau hay có dòng tiền không chắc chắn thì chỉ số giá trị hiện tại thuần NPV sẽ là lựa chọn tốt hơn để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hay từ chối.

Như vậy, qua những nội dung trên chúng ta có thể thấy được chỉ số NPV là gì? Nó có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi một số hạn chế còn tồn tại. Vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có sử dụng đến chỉ số giá trị hiện tại thuần NPV hay không.

Nguồn: https://citinews.org/

Bình luận
Popup image default

Thông báo