Vốn chủ sở hữu là gì & Các hình thức của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì & Các hình thức của vốn chủ sở hữu

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 04:56 (GMT +07)

 

Vốn chủ sở hữu là một trong hai điều kiện bắt buộc cần phải có về nguồn vốn nếu muốn thành lập doanh nghiệp. Đây cũng là loại vốn được dùng để tính toán giá trị của một doanh nghiệp. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính như thế nào? Bài viết sau đây Citinews sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp thường bao gồm 2 nguồn vốn chính là vốn nợ và vốn chủ sở hữu đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Nó không cố định mà có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và sinh lời thì nó sẽ tăng đồng thời giá trị lợi nhuận đem chia cho từng người góp vốn sẽ lớn và ngược lại.

Phần còn lại sau khi thanh toán sẽ được chia tiếp cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.

>>XEM THÊM

2. Các hình thức tồn tại của vốn chủ sở hữu

Nó được thể hiện dưới nhiều dạng. Trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó thường được thể hiện dưới những dạng sau:

2.1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Vốn đầu tư hay còn gọi là vốn góp là số vốn đầu tư của các cổ đông. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn chủ sở hữu.

  • Vốn góp chủ sở hữu (vốn cổ phần): Đây là vốn góp thực tế của cổ đông, được quy định cụ thể trong điều lệ công ty. Theo quy định đối với công ty cổ phần thì số vốn góp sẽ được ghi nhận theo mệnh giá cổ phiếu.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Đây là số tiền doanh nghiệp thu được từ chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.

2.2. Lợi nhuận từ hoạt động công ty

Đây cũng là nguồn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn chủ sở hữu bên cạnh vốn đầu tư (vốn góp). 

Lợi nhuận từ hoạt động công ty được chia làm hai dạng đó là:

  • Lợi nhuận chưa phân phối là các khoản lợi nhuận còn lại sau thuế, chưa chia.
  • Các quỹ sử dụng cho hoạt động dự phòng hoặc đầu tư như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,… Nhưng cần lưu ý, tỷ lệ trích lập các quỹ này được quy định trong điều lệ công ty, đặc biệt không được vượt quá tỷ lệ mà pháp luật đã quy định. 

2.3. Chênh lệch đánh giá tài sản

Chênh lệch đánh giá tài sản bao gồm chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Trong đó:

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch thường xuất hiện sau khi đã đánh giá tài sản.
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong các trường hợp như thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán bằng ngoại tệ,...

2.4. Các nguồn khác

Ngoài các nguồn trên, loại vốn này cũng bao gồm một số nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu, chẳng hạn như: cổ phiếu quỹ, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí sự nghiệp,...

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

3. Cách tính vốn chủ sở hữu đơn giản

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả

Trong đó:

  • Tài sản sẽ được tính bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau như: Đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hóa, hàng tồn kho, các khoản thu nhập khác,...
  • Nợ phải trả là các khoản vay của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hoặc các loại chi phí được sử dụng để duy trì công ty, doanh nghiệp hoạt động.

Lưu ý: Loại vốn này không nhất thiết phải mang số dương. Nó có thể là số âm trong trường hợp tổng giá trị tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả. 

Vốn chủ sở hữu không nhất thiết phải là số dương
Vốn chủ sở hữu không nhất thiết phải là số dương

4. Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu

Nhìn vào công thức trên có thể thấy, loại vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau chứ không nhất thiết phụ thuộc vào một

4.1. Với các doanh nghiệp nhà nước

Nguồn hình thành thường là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Đồng thời, nhà nước cũng là chủ sở hữu vốn.

4.2. Với các công ty trách nhiệm hữu hạn

Nguồn hình thành chủ yếu do các thành viên thành lập công ty đóng góp. Họ đồng thời cũng là chủ sở hữu vốn.

4.3. Với các công ty cổ phần

Đây là vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.

4.4. Với các công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này là từ các thành viên tham gia thành lập công ty. Đây đồng thời cũng là các chủ sở hữu vốn.

4.5. Với các doanh nghiệp tư nhân

Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Đối với loại hình này, chủ doanh nghiệp cũng là chủ sở hữu vốn và phải chịu mọi trách nhiệm bằng tổng tài sản của mình.

4.6. Với các doanh nghiệp liên doanh

Đối với các doanh nghiệp loại này, việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với nước ngoài, do đó nguồn hình thành loại vốn này có thể là các tổ chức hoặc cá nhân,... Đồng thời, chủ sở hữu vốn sẽ là những người cùng tham gia đóng góp vốn.

Như vậy là qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã định nghĩa được khái niệm vốn chủ sở hữu là gì? Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu cũng như cách tính ra sao? Citinews mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn xác định và lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp.

Bình luận

Thông báo