Có nhiều chỉ số để nhà đầu tư có thể phân tích cũng như đánh giá tính hiệu quả kinh doanh một doanh nghiệp, trong đó Ebitda là một chỉ số quan trọng không thể không nhắc đến. Vậy chỉ số ebitda là gì ? Nó có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Và đâu là cách tính Ebitda chính xác nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm chỉ số ebitda là gì?
Ebitda là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Earning before interest, taxes, depreciation and amortization. Tạm dịch là Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
Hiểu một cách đơn giản thì Ebitda chính là khái niệm dùng để chỉ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Phần lợi nhuận này vẫn bao gồm thuế và các khoản vay đồng thời chưa trừ khấu hao.
Đối với giới chuyên gia và các nhà đầu tư, Ebitda được xem là chỉ số rất quen thuộc để đánh giá mức độ thành công của một doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó.
>>CHỦ ĐỀ QUAN TÂM<<
- Vốn chủ sở hữu là gì & Công thức tính vốn chủ sở hữu chính xác
- Chỉ số tài chính NPV là gì & Công thức tính NPV
- Lãi ròng nghĩa là gì & Làm thế nào để xác định được lãi ròng?
2. Cách tính Ebitda như thế nào?
Chỉ số ebitda là gì? - Ebitda là một chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. Chỉ số này có thể được tính toán chính xác bằng một trong ba công thức như sau:
EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
EBITDA = EBIT + Khấu hao
Trong đó:
Ebit là lợi nhuận trước lãi vay và thuế, được tính bằng công thức sau:
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
Hay: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Số liệu khấu hao có thể lấy ra từ Bảng cân đối kế toán.
Các chỉ số khác trong công thức có lấy ra từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa của chỉ số ebitda là gì?
Chỉ số Ebitda được sử dụng nhiều với mục đích đem lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Vì thế nó được xem là một chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Từ trước đến nay, khi tính lợi nhuận ròng (Net Earning), ta thường có công thức:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Doanh thu – Chi phí hàng bán – Chi phí hoạt động – Lãi vay – Thuế
Thế nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có cấu trúc nợ - vốn, chính sách thuế và khấu hao tài sản giống nhau. Điều này đồng nghĩa với việc lãi vay, thuế và các khoản khấu hao ở mỗi doanh nghiệp cũng không hề giống nhau. Do đó lợi nhuận ròng sẽ không thể phản ánh rõ hết tình hình hoạt động của một doanh nghiệp.
Trong khi đó, Ebitda với sự loại bỏ của ba yếu tố: cấu trúc nợ, lãi vay, khấu hao sẽ giúp dễ dàng so sánh và đánh giá hơn về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, Ebitda cũng là một chỉ tiêu tốt để phân tích, so sánh mức lãi giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực để từ đó có sự điều chỉnh về chiến lược phù hợp.
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực có số khấu hao tài sản quá lớn như công nghệ thông tin, cách tính Ebitda thực sự mang đến rất nhiều lợi ích vì nó có thể giúp đánh giá doanh nghiệp được đánh giá đúng thực lực đối với các nhà đầu tư.
- Cách tính Ebitda cũng giúp doanh nghiệp tách biệt được các chỉ số nợ đồng thời loại bỏ được những yếu tố về kế toán hay tài chính gây ra khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ đó tạo nên bức tranh tài chính hoàn hảo giúp hồ sơ công ty trở nên đẹp đẽ, sáng sủa hơn và cũng dễ dàng thuyết phục đầu tư hơn.
4. Những nhược điểm của chỉ số ebitda là gì?
Mặc dù Ebitda được nhiều nhà đầu tư cũng như chuyên gia sử dụng để đánh giá và định giá doanh nghiệp nhưng chỉ số này cũng còn nhiều mặt hạn chế chẳng hạn như:
- Bỏ qua chi phí khấu hao tài sản: Điều này có thể làm cho số liệu Ebitda lớn hơn nhiều so với trừ Chi phí khấu hao. Hay nói cách khác, việc sử dụng Ebitda đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có chi phí khấu hao lớn sẽ tạo ra khả năng làm cho lợi nhuận công ty bị phóng đại lên. Từ đó có những đánh giá không chính xác về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Bỏ qua vốn lưu động: Để có thể kinh doanh sản phẩm và tạo ra lợi nhuận, trước hết doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn nhất định để có thể tạo ra lượng tồn kho cần thiết và lấp đầy được kênh bán hàng của công ty. Do đó nếu bỏ qua các yếu tố như chi phí lãi, thuế, vốn thì điều này rất nguy hiểm.
- Không có độ tin cậy cao vì Ebitda có thể bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của kế toán.
5. Một số ứng dụng của Ebitda trong lĩnh vực đầu tư
Qua những phân tích và định nghĩa về chỉ số ebitda là gì? ở trên có thể thấy Ebitda là một chỉ số còn tồn tại nhiều ưu nhược điểm. Song không thể phủ nhận, nó cũng là một kênh thông tin hữu ích được không ít các nhà đầu tư vận dụng trong nhiều lĩnh vực.
Có thể kể đến một số ứng dụng của Ebitda trong lĩnh vực đầu tư như:
5.1. EBITDA margin
Ebitda margin được xác định bằng công thức:
EBITDA margin = EBITDA / Doanh thu thuần
Chỉ số này không chỉ cho biết tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn được sử dụng để làm cơ sở đánh giá giữa các doanh nghiệp cùng ngành với nhau cũng như so sánh doanh nghiệp qua các năm.
Chỉ số Ebitda margin càng cao thì càng chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động ổn định và đang làm ăn tốt. Khả năng thanh toán các dòng tiền ở những doanh nghiệp này sẽ tốt hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng thấp.
>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<
- Tìm hiểu về chỉ số IRR trong đầu tư và kinh doanh
- Tỷ suất lợi tức là gì và những điều cần biết trước khi đầu tư
5.2. Áp dụng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp
Chỉ số EV/Ebitda thường được sử dụng như một công cụ hiệu quả để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng thường xuyên để đánh giá xem doanh nghiệp nào có tiềm năng hơn khi loại bỏ cơ cấu vốn và nợ của doanh nghiệp.
EV/Ebitda càng thấp thì càng thu hút nhà đầu tư. Ngược lại, các nhà đầu tư sẽ tránh những doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu có EV/EBITDA quá cao.
5.3. Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA
Chỉ số này được sử dụng để tính toán khả năng thanh toán nợ của một doanh nghiệp hay nói cách khác, một doanh nghiệp cần hoạt động trong bao lâu (với mức EBITDA hiện tại) để có thể trả hết nợ?
Chỉ số nợ vay ròng trên Ebitda càng thấp thì càng chứng tỏ doanh nghiệp có mức vay nợ thấp và có đủ khả năng để thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Ngược lại, tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn với các khoản nợ, cần xem xét khi đầu tư.
6. Một số quan điểm hiểu nhầm Ebitda cho nhà đầu tư
6.1. Ebitda là đại diện cho dòng tiền
Do nhiều người không nắm rõ được chỉ số ebitda là gì? Nên đây là một nhầm lẫn rất hay gặp phải ở các nhà đầu tư bởi trong cách tính ebitda, yếu tố chi phí khấu hao đã bị loại bỏ hoàn toàn khiến các nhà đầu tư lầm tưởng rằng chỉ tiêu này là đại diện cho dòng tiền.
Tuy nhiên trên thực tế Ebitda chỉ là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lợi nhuận của doanh nghiệp chứ không phải là thước đo hay đại diện cho dòng tiền của doanh nghiệp. Bởi như công thức nêu trên, Ebitda hoàn toàn không tính đến sự thay đổi trong vốn lưu động cũng như dòng tiền tài chính hay dòng tiền đầu tư nên nó không có ý nghĩa thay thế các yếu tố này.
6.2. Lầm tưởng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua kết quả Ebitda
Như đã nói ở trên, Ebitda mang ý nghĩa làm cho bức tranh tài chính của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có chi phí khấu hao tài sản trở nên sáng sủa, đẹp đẽ hơn. Cách tính của Ebitda đã loại trừ nhiều yếu tố chi phí của doanh nghiệp nên có thể tạo ra kết quả tương đối đẹp về khả năng sinh lời của công ty, từ đó khiến các nhà đầu tư có thể lầm tưởng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đưa ra những quyết định thiếu chính xác trong đầu tư.
Do vậy, để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào chỉ số Ebitda mà cần kết hợp phân tích kỹ thêm các chỉ số tài chính khác.
Như vậy qua bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số ebitda là gì? cũng như cách tính ebitda chính xác nhất. Mặc dù chỉ số này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận nó vẫn rất hữu ích trong một số tình huống kinh doanh nhất định. Nên kết hợp ebitda cùng các chỉ số tài chính khác để có thể đánh giá toàn diện và chính xác tình hình hoạt động của một doanh nghiệp.
NGUỒN: CITINEWS.NET