Lãi ròng là một chỉ số rất quan trọng đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào bởi nó có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được hoạt động kinh doanh cũng như tìm được hướng đi hiệu quả. Vậy lãi ròng nghĩa là gì? Cách tính lãi ròng như thế nào? Bài viết sau đây, Citinews sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Lãi ròng là gì?
Hay còn được biết đến với các tên gọi lợi nhuận ròng, lãi thuần hay thu nhập ròng là một thuật ngữ dùng để chỉ khoản tiền thu được sau khi đã hoàn tất thanh toán lãi suất. Hoặc sau khi thanh toán thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả những khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp qua 1 năm.
Lợi nhuận ròng bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: giá dịch vụ tiêu thụ và giá sản phẩm,... Tất cả đều được tính dựa vào mức chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu.
Lãi ròng là lãi gì?
>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN<<
- Lãi gộp là gì & Hướng dẫn cách tính lãi gộp đơn giản nhất
- Doanh thu thuần là gì & #5 điều quan trọng mà chuyên gia đánh giá
- Chỉ số ebitda là gì? và những điều bạn cần biết
2. Công thức tính lãi ròng
Hoàn toàn có thể tính được nhanh chóng dựa vào công thức sau đây:
Lãi ròng = Tổng toàn bộ doanh thu từ doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% khoản phí để hoạt động)
Trong đó:
- Tổng doanh thu = số tiền còn lại sau khi trừ khoản tiền bị hoàn lại và chi phí chiết khấu khi bán hàng
- Chi phí hoạt động bao gồm: phí mua nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, thuê nhà hoặc thuê đất, tiền công cho lao động, đóng bảo hiểm cho người lao động, tiền vay để phục vụ vào kinh doanh.
Lãi ròng được tính như thế nào?
3. Vai trò quan trọng của lãi ròng đối với doanh nghiệp
Đây là một chỉ số có vai trò rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Việc tính được lãi này sẽ mang đến được những ý nghĩa sau đây cho doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp biết được cụ thể giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, từ đó sẽ đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng lãi hay lỗ và có những phương án điều chỉnh thích hợp.
- Giúp doanh nghiệp chứng minh được khả năng chi trả đối với ngân hàng trong trường hợp có nhu cầu vay vốn.
- Dựa vào lãi suất ròng, các nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?
- Thuế doanh nghiệp thường khá cao nên doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên lợi nhuận ròng để tăng giá sản phẩm, đảm bảo được lợi ích chung của doanh nghiệp.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng
Dựa vào công thức tính có thể thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng. Trong đó có thể kể đến 3 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đó là:
4.1. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Đây là yếu tố xuất hiện trong lãi ròng công thức và cũng là yếu tố lớn nhất có ảnh hưởng lớn đến chính nó.
Có thể thấy, chi phí hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi ròng. Nếu chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì lãi ròng của doanh nghiệp đó càng có xu hướng đi xuống thấp. Và ngược lại, chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng thấp thì lợi nhuận ròng sẽ càng cao.
Do đó, có thể căn cứ vào lãi ròng để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và nâng cao hơn.
4.2. Giá gốc sản phẩm
Yếu tố quan trọng tiếp theo không thể không kể đến trong việc làm thay đổi lãi ròng chính là giá gốc của sản phẩm. Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí là quyết định đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, cũng như chi phí hoạt động của doanh nghiệp, giá gốc sản phẩm có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi ròng. Nghĩa là giá gốc sản phẩm càng thấp thì nó càng cao và ngược lại. Để đảm bảo tính ổn định của lãi ròng, các doanh nghiệp nên chủ động tìm các nguồn cung giá thấp, nhiều ưu đãi.
4.3. Thuế thu nhập của doanh nghiệp
Đây là yếu tố cũng có ảnh hưởng lớn đến lãi ròng nhưng lại không thể tăng hay giảm theo ý muốn hay cách thức kinh doanh của doanh nghiệp mà phụ thuộc vào quy định của nhà nước. Do đó, doanh nghiệp không thể tìm cách nâng cao nó từ yếu tố này.
>>XEM THÊM<<
- Profit margin là gì & Cách tính chỉ số này chính xác nhất
- Net Income là gì & Giải thích chi tiết cách tính thu nhập ròng
5. Một số thuật ngữ liên quan đến lãi ròng
5.1. Tỷ lệ lãi ròng là gì?
Tỷ lệ lợi nhuận ròng cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho thấy doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không? Có lãi hay phải chịu lỗ?
5.2. Thu nhập lãi ròng là gì?
Thu nhập ròng (Net Income – NI) chính là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí khác. Thu nhập ròng luôn sẽ xuất hiện ở dòng cuối cùng trên bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp đó.
6. Làm thế nào để tăng lãi ròng?
Từ việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nó, có thể thấy, lãi ròng hoàn toàn có thể thay đổi được theo chiều hướng tích cực nếu doanh nghiệp biết cách nâng cao năng lực và hiệu quả lao động để từ đó giảm chi phí hoạt động và giá gốc sản phẩm.
Hay nói cách khác, để tăng lãi ròng, doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Nâng cao năng lực của nhân viên nhằm tạo nên những sản phẩm có thể quy đổi thành tiền, có giá trị cao.
- Doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất, mở rộng quy mô bằng cách tìm các thị trường mới và nguồn khách hàng tiềm năng. Đây cũng là một chiến lược hiệu quả để đem sản phẩm của doanh nghiệp đến tay nhiều khách hàng hơn nữa, từ đó giúp gia tăng doanh thu đáng kể.
- Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất đồng thời tạo ra nhiều giá trị sản phẩm.
- Doanh nghiệp cần có phương án dự phòng trong kinh doanh. Phương án dự phòng ở đây có thể hiểu là hoạt động kinh doanh lĩnh vực phụ, có quy mô nhỏ hơn nhằm hỗ trợ cho việc phát triển lĩnh vực cốt lõi.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm lãi ròng nghĩa là gì cũng như cách để làm gia tăng nhanh chóng. Mong rằng bài viết trên thực sự hữu ích.
NGUỒN: CITINEWS.NET