Bán hàng đa cấp là gì & Vạch trần bản chất của bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp là gì & Vạch trần bản chất của bán hàng đa cấp

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 10:44 (GMT +07)

 

Từ lâu, mỗi khi có ai đó nhắc đến đa cấp là mọi người lại có tâm lý tránh xa vì sợ bị lừa đảo. Vậy thực chất, bán hàng đa cấp là gì, tốt hay xấu? Cách nhận biết lừa đảo cùng một số nội dung khác trong nội dung bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng và đủ hơn về hình thức bán hàng này.

1. Đa cấp là gì?

Đa cấp là tên gọi của một kênh hay chiến lược phân phối hàng hóa thông qua một hệ thống gồm nhiều người tham gia và được chia thành các cấp, nhánh khác nhau.

2. Bán hàng đa cấp là gì?

Hay còn gọi là kinh doanh đa cấp là hoạt động cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, các thành viên tham gia mạng lưới  đa cấp sẽ được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và một số lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Trong Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp do Chính phủ ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa:

“Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận”.

Bán hàng đa cấp là như thế nào?
Bán hàng đa cấp là như thế nào?

>>TÌM HIỂU THÊM<<

3. Sự ra đời của bán hàng hàng đa cấp

Kinh doanh đa cấp đã được ra đời rất lâu, từ đầu thập niên 90 và chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi ra đời, bán hàng đa cấp đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt mạnh mẽ trên toàn cầu. 

Tại Việt Nam, mãi đến những năm đầu của thế kỷ 21 hình thức này mới bước chân vào thị trường nhưng có một bộ phận không nhỏ đã núp bóng dưới danh nghĩa đa cấp để lừa đảo nhiều người. Chính vì vậy mà nó đã bị hiểu sai và dư luận lên tiếng kịch liệt phản đối.

Đến tháng 10, năm 2009, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam được thành lập.Tính đến tháng 6/2011, theo báo cáo của Bộ Công Thương, nước Việt Nam đã có 63 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng theo hình thức này và có hơn 1 triệu người đã tham gia vào mạng lưới đa cấp.

4. Mô hình bán hàng đa cấp

4.1. Đặc điểm của mô hình kinh doanh đa cấp là gì?

Khác với các mô hình bán hàng truyền thống, bản chất của hệ thống đa cấp có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Là mô hình bán lẻ các sản phẩm: những sản phẩm kinh doanh của các công ty sẽ được bán lẻ thông qua mạng lưới tiếp thị. 
  • Những người tham gia sẽ tiếp thị và bán sản phẩm với cấp độ khác nhau: các sản phẩm của công ty được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
  • Người tham gia sẽ nhận hoa hồng và tiền thưởng: Đối với hình thức này, người bán hàng sẽ không nhận lương cơ bản kèm doanh số như mô hình truyền thống mà thông qua hai nguồn: Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng; Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia.

4.2. Nguyên tắc hoạt động của mô hình 

Mô hình này được thực hiện dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Sản phẩm của công ty sẽ từ nơi sản xuất được đem tới trực tiếp cho người mua hàng thông qua các hình thức bán bởi nhà phân phối được quản lý bởi hệ thống đa cấp này. 
  • Nhà phân phối cũng sẽ được phân chia thành nhiều tầng và nhiều nhánh theo mô hình kim tự tháp. Trong đó, những người ở tuyến trên sẽ đảm nhận nhiệm vụ tuyển thêm nhiều người để gia nhập vào mô hình.

4.3. Bán hàng đa cấp tốt hay xấu?

Ra đời ban đầu là một phương thức kinh doanh vô cùng hiệu quả và được đánh giá cao. Nếu như trong mô hình kinh doanh truyền thống, một sản phẩm sẽ phải qua rất nhiều khâu trung gian rồi mới đến được tay người tiêu dùng thì với mô hình này, sản phẩm sẽ được chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Các bạn có thể hình dung rõ hơn về hai mô hình kinh doanh này theo sơ đồ sau đây:

  • Mô hình kinh doanh truyền thống: 

Nhà sản xuất => Nhà Phân Phối => Đại lý cấp 1 => Đại lý cấp 2 => Cửa hàng bán lẻ => Người tiêu dùng

  • Mô hình kinh doanh đa cấp: 

Nhà sản xuất => Người tiêu dùng

Tại các quốc gia trên thế giới, đa cấp là phương thức kinh doanh không những mang lại hiệu quả cao, kích thích tiềm năng bán hàng của nhân viên mà còn giúp tiết kiệm thời gian cũng như hệ thống phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.

5. Các hình thức lừa đảo bán hàng đa cấp

Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, bản chất của mô hình này là rất tốt nhưng khi bước chân vào thị trường Việt Nam thì chúng đã bị biến tướng và rất nhiều tổ chức đã lợi dụng để lừa đảo người tiêu dùng, bóc lột thời gian, công sức của nhân viên. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được đâu là lừa đảo? Dưới đây là một số cách nhận biết để các bạn có thể tránh xa được những tổ chức lừa đảo núp danh kinh doanh đa cấp:

  • Yêu cầu người tham gia mạng lưới phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia hệ thống.
  • Yêu cầu người muốn tham gia vào hệ thống bán hàng phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng.
  • Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật quy định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu là 90% mức đã bán.
  • Lợi nhuận không đến từ việc bán sản phẩm mà đến từ việc lôi kéo được nhiều người tham gia hệ thống
  • Buộc và hối thúc người khác tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối người tiêu dùng.
  • Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng.
  • Không quan tâm tới hàng hóa hoặc hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng như mong muốn và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường.
  • Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia hệ thống.
  • Tốt nhất là tham gia từ lúc ban đầu, càng vào sau cơ hội của bạn càng thấp.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<

6. Sự biến tướng của bán hàng đa cấp ở Việt Nam

Ở nhiều nước trên thế giới đã đem lại những hiệu quả tích cực cho cả người bán và người mua sản phẩm. Tuy nhiên, ở nước ta mô hình kinh doanh đa cấp lại không được nhiều người đón nhận, thậm chí là xa lánh bởi vì đã có không ít các tổ chức lợi dụng hình thức này để lôi kéo, dụ dỗ những người kém hiểu biết tham gia để lừa đảo họ. 

Những sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường thường là những đối tượng mà các tổ chức bán hàng đa cấp lừa đảo hay nhắm đến nhất. 

Ở Việt Nam, các công ty đa cấp được cấp giấy phép hoạt động không nhiều, các bạn có thể tham khảo qua danh sách một số công ty được cấp phép tại Việt Nam dưới đây:

  • 1. Công ty TNHH MTV Thương Mại Mỹ Lợi
  • 2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam
  • 3. Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng
  • 4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam
  • 5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam
  • 6. Công ty TNHH Best World Việt Nam
  • 7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam
  • 8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt
  • 9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế
  • 10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam
  • 11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)
  • 12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam
  • 13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam
  • 14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam
  • 15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội
  • 16. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam
  • 17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam
  • 18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam
  • 19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam
  • 20. Công ty TNHH Amway Việt Nam
  • 21. Công ty TNHH Seacret
  • 22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam.

>>> Xem thêm:


Sự thật về bán hàng đa cấp

Như vậy, Citinews hy vọng qua nội dung bài viết vừa rồi các bạn có thể biết được rằng bán hàng đa cấp là gì và bản chất của nó tuy không xấu nhưng một bộ phận nhỏ đã làm cho nó đã bị biến tướng ở Việt Nam. Chính vì vậy mà mọi người cần phải có cái nhìn tổng quát hơn để có thể nhận biết được đâu là công ty bán hàng đa cấp chân chính và đâu là lừa đảo.

Bình luận
Popup image default

Thông báo