Nghề chuyên viên khách hàng cá nhân đang được xem là cánh cửa mở rộng cho bất kỳ ai muốn bước chân vào lĩnh vực ngân hàng. Đây cũng là một trong những vị trí tiềm năng nhất trong lĩnh vực ngân hàng với mức đãi ngộ cao, lương thưởng hấp dẫn.
Nhưng có phải ai cũng có thể làm được chuyên viên khách hàng cá nhân hay không? Nghề chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Cần những kỹ năng nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?
Hiểu một cách đơn giản đây là những nhân sự thuộc khối kinh doanh. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng (ở đây là những khách hàng cá nhân đơn lẻ hoặc cá thể kinh doanh) để tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Chuyên viên quan hệ khách hàng là làm gì?
Đối với vị trí này tại ngân hàng, chuyên viên còn là những người đại diện cho ngân hàng để tiếp thị những sản phẩm có giá trị rất cao như: các khoản vay nợ, thế chấp, tín dụng, tiết kiệm,...
Đồng thời những người này cũng phụ trách cả việc chăm sóc, mở rộng, phát triển khách hàng cũng như tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng trước khi chuyển cho bộ phận có liên quan thẩm định.
Do đó có thể nói vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng rất quan trọng. Họ không chỉ là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy doanh số mà còn là hình ảnh đại diện cho một doanh nghiệp và và là rào chắn giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đặc thù trong ngành.
>>CHỦ ĐỀ KHÁC<<
- Kế toán ngân hàng là gì & Những đặc điểm của kế toán ngân hàng?
- Giao dịch viên ngân hàng là gì & 7+ điều cần biết về Bank teller
2. Những nhóm sản phẩm mà chuyên viên khách hàng cá nhân cần bán?
Chuyên viên khách hàng cá nhân là khái niệm thường dùng trong lĩnh vực ngân hàng nên những nhóm sản phẩm mà những người này bán cũng rất đặc thù bao gồm:
2.1. Nhóm sản phẩm tiền gửi
Nằm trong nhóm sản phẩm này là các loại tiền gửi tiết kiệm được chia theo các tiêu chí:
- Theo kỳ hạn: có kỳ hạn và không kỳ hạn.
- Theo thời gian gửi: 1 tuần, 2 tuần,…. đến 60 tháng là dài nhất.
- Theo kỳ trả lãi: lãi trả trước, trả sau và trả định kỳ hàng tháng.
- Theo sản phẩm đặc thù: truyền thống/rút gốc linh hoạt/hưu trí/cho con/Online/ Mobile,…
2.2. Nhóm sản phẩm cho vay
Bao gồm các gói vay cho khách hàng được phân loại theo các tiêu chí:
- Theo tài sản: cho vay thế chấp (có tài sản đảm bảo) & cho vay tín chấp (không có tài sản bảo đảm).
- Theo thời hạn: cho vay ngắn hạn (<= 12 tháng), trung hạn (> 12 tháng, <= 60 tháng) và dài hạn (> 60 tháng).
- Theo mục đích: cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh.
- Phân loại khác: cho vay thấu chi, cho vay qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm,…
2.3. Nhóm sản phẩm thẻ
Bao gồm các loại thẻ:
- Thẻ ghi nợ (Thẻ Debit)
- Thẻ trả trước (Thẻ Prepaid)
- Thẻ tín dụng (Thẻ Credit)
- Các dịch vụ khác: chuyển tiền, bảo hiểm, kiều hối, dịch vụ Ngân hàng điện tử,…
3. Các công việc của chuyên viên khách hàng cá nhân
Chuyên viên quan hệ khách hàng là làm gì? - Mỗi vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân ở mỗi doanh nghiệp sẽ có thể có những yêu cầu khác nhau về công việc cụ thể. Nhưng nhìn chung công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng như sau:
- Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng là các khách hàng có nhu cầu vay hoặc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm,... Đây là công việc chiếm phần lớn thời gian và được ưu tiên hàng đầu.
- Tiếp cận khách hàng, dựa trên nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của từng khách hàng để tư vấn các gói tài chính phù hợp đồng thời hướng dẫn làm thủ tục.
- Thẩm định khách hàng về khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay, tài sản đảm bảo nợ vay,... để xem xét khách hàng có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ đó không.
- Theo dõi hợp đồng, kiểm tra các kỳ đóng hạn của khách hàng và nhắc nhở những kỳ hạn trả khoản vay, lấy lãi,… nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
4. Kỹ năng của chuyên viên quan hệ khách hàng chuyên nghiệp cần có
Chuyên viên khách hàng cá nhân không chỉ là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp mà còn là lực lượng chủ chốt để thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí này tương đối khắt khe.
Để trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị thật tốt những kỹ năng sau:
- Kỹ năng nghiệp vụ: Công việc không cần đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp nhưng bạn cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn về tín dụng cũng như các quy định của ngân hàng thì mới có thể dễ dàng giải quyết được vấn đề đồng thời đem lại hiệu quả tối ưu cho công việc.
- Kỹ năng đàm phán: Đây là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết đối với một chuyên viên khách hàng cá nhân vì công việc chính của họ chính là tư vấn và thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng tư duy và giải quyết tình huống: Công việc thường xuyên liên quan đến các con số, vì thế để làm được công việc này bạn cần phải có khả năng tư duy và tính toán tốt. Ngoài ra, do đặc thù công việc nên chuyên viên cũng phải trang bị tốt kỹ năng giải quyết tình huống để có thể phản ứng kịp thời và nắm bắt cơ hội.
- Kỹ năng làm việc bao gồm kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc độc lập cũng là những kỹ năng quan trọng đối với chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân.
Chuyên viên quan hệ khách hàng là gì?
5. Khó khăn khi trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân
Chuyên viên khách hàng cá nhân được xem là một ngành đầy tiềm năng khi mở ra cơ hội thu nhập hấp dẫn mà không cần đòi hỏi quá nhiều về bằng cấp. Tuy nhiên, ở vị trí này, người làm cũng sẽ phải đối diện với không ít khó khăn và thử thách, đó là các áp lực về:
- Áp lực doanh số: Thu nhập của một chuyên viên phụ thuộc chủ yếu vào doanh số. Nếu không đạt đủ KPI, bạn không những bị giảm thu nhập mà còn có thể đối diện với việc bị trách phạt theo cam kết hoặc thậm chí là mất việc.
- Áp lực thời gian: Để đạt được sự hài lòng của khách hàng, chuyên viên buộc phải luôn đúng giờ và có tốc độ xử lý công việc nhanh chóng. Vì vậy, áp lực thời gian đối với chuyên gia khách hàng cá nhân là rất lớn.
- Áp lực về trách nhiệm công việc: Đây là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ vừa phải đảm bảo lợi ích của khách hàng, làm hài lòng khách hàng lại vừa đóng vai trò là rào chắn bảo vệ giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đặc thù trong ngành nên áp lực về trách nhiệm công việc đối với vị trí này là không nhỏ.
6. Mức lương cơ bản của nghề chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân
Thu nhập của nghề chuyên viên khách hàng cá nhân không cố định vì phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu. Nhưng theo khảo sát, mức lương của chuyên viên khách hàng cá nhân cơ bản khoảng 9 triệu đồng/ tháng.
Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương cơ bản dao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng.
Với những người có kinh nghiệm làm việc từ 2-4 năm sẽ có mức dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng.
Còn với những nhân viên có kinh nghiệm trên 4 năm, mức lương sẽ ở khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng.
7. Cơ hội khi trở thành một chuyên viên khách hàng cá nhân
Mặc dù đối diện với nhiều áp lực và thách thức nhưng nghề này cũng mang lại nhiều cơ hội tuyệt vời mà ít có một công việc nào có thể mang lại như:
- Mở rộng mối quan hệ: Đặc thù của công việc là tiếp xúc với rất nhiều khách hàng nên làm việc trong ngành này, bạn sẽ được cải thiện khả năng giao tiếp cũng như mở rộng mối quan hệ của mình.
- Lương thưởng hấp dẫn: Thu nhập phụ thuộc vào doanh số. Đây là một thách thức đồng thời cũng là một cơ hội hấp dẫn để bạn có thể nâng cao thu nhập không giới hạn của mình.
- Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến đối với nghề chuyên viên khách hàng rất lớn. Nếu hoàn thành tốt các công việc, năng lực của bạn sẽ được đánh giá cao và có thể được ứng tuyển tại các vị trí cao hơn trong ngân hàng.
>>XEM THÊM<<
- CIO là gì & Những kỹ năng nào mà CIO chuyên nghiệp cần phải có?
- COO là gì & COO có phải là CEO không?
8. Lộ trình thăng tiến của một chuyên viên khách hàng cá nhân như thế nào?
Lộ trình thăng tiến phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ cũng như số năm kinh nghiệm làm việc. Nhưng để đi lên được vị trí cao nhất, trung bình một chuyên viên khách hàng cá nhân sẽ phải mất khoảng từ 7 - 10 năm. Lộ trình cơ bản sẽ như sau:
- Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Chuyên viên QHKH
- Từ 2 – 3 năm: Trưởng nhóm QHKH
- Từ 3 – 5 năm: Phó phòng/Trưởng phòng Quan hệ khách hàng
- Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc/Giám đốc Chi nhánh
- Từ 7 – 10 năm: Giám đốc phê duyệt/ Các vị trí tương đương tại Hội Sở
9. Tình hình tuyển dụng chuyên viên quan hệ khách hàng ở Việt Nam
Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân là vị trí cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào nên nhu cầu về nhân lực ở ngành này là rất lớn.
Tuy nhiên, do đặc thù tính chất công việc nên yêu cầu tuyển dụng ở vị trí này cũng tương đối khắt khe và mang tính chất cạnh tranh. Vì vậy, để có thể trúng tuyển vào vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân, bạn cần tích lũy cho mình thật nhiều kỹ năng, bản lĩnh cũng như kiến thức về tín dụng.
Trên đây là những giải đáp về nghề chuyên viên quan hệ khách hàng là gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành này để từ đó có những phương hướng cụ thể trong tương lai.
Nguồn: Citinews