6+ điều cần biết về giao dịch viên ngân hàng

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 14/08/2023 19 phút đọc

Được “bước chân” vào ngân hàng nói chung và trở thành một Bank Teller nói riêng là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng giao dịch viên ngân hàng là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ về nghề nghiệp này chưa? Để trở thành một giao dịch viên chuyên nghiệp thì cần những kỹ năng cần thiết gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực nhất về nghề Bank Teller.

1. Bank Teller là gì?

Dịch ra tiếng Việt từ này có nghĩa là giao dịch viên ngân hàng. Đây là những người đảm nhận vai trò tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với khách hàng khi đến thực hiện các giao dịch tại ngân hàng để giúp họ hoàn thành những giao dịch liên quan đến tiền bạc, tài chính.

Các nhân viên không chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng mà còn là người đại diện hình ảnh cho ngân hàng vì thế yêu cầu tuyển dụng đối với một Bank Teller tương đối khắt khe.

Giao dịch dịch viên ngân hàng là gì?
Giao dịch viên ngân hàng là gì?

2. Công việc của giao dịch viên ngân hàng cần phải làm

Công việc của giao dịch viên ngân hàng là gì? -  Không đơn giản chỉ là tiếp đón và hướng dẫn khách hàng đến giao dịch mà họ còn thực hiện nhiều công việc chuyên môn và nghiệp vụ khác. Đó cũng là lý do các ngân hàng thường yêu cầu về kinh nghiệm cũng như bằng cấp liên quan đối với vị trí này.

Cụ thể, các công việc cần phải làm đó là:

2.1. Tiếp đón và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng

Đây là một trong những nhiệm vụ chính của một Bank Teller. Bởi với bất kỳ một giao dịch dù là khiếu nại, vay tiền, gửi tiền hay làm thẻ,... thì người đầu tiên mà khách hàng cần gặp cũng chính là người nhân viên này.

Người này chính là người đầu tiên đón tiếp khách hàng, lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của khách hàng về các giao dịch tài chính. Đồng thời đây cũng là người đại diện ngân hàng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín thông qua cách phục vụ và xử lý công việc.

>>THAM KHẢO THÊM<<

2.2. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện giao dịch

Dựa vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng sau khi tiếp nhận giao dịch viên sẽ đưa ra những tư vấn và hướng dẫn cụ thể để có thể hoàn thành giao dịch. 

Cụ thể ở bước này, các giao dịch viên sẽ có những nhiệm vụ sau:

  • Tiếp nhận, giải đáp thắc mắc và xử lý các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi và thẩm quyền cho phép của một giao dịch viên. Cam kết bảo mật thông tin và xử lý các yêu cầu dựa trên quyền lợi khách hàng và uy tín của ngân hàng.
  • Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các gói dịch vụ tài chính mà họ đang quan tâm, khai thác tiềm năng khách hàng.
  • Dựa trên nhu cầu của khách hàng để tư vấn, giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm phù hợp như:  thẻ tín dụng, vay tín chấp, thế chấp…
  • Tư vấn các chính sách, chương trình ưu đãi khuyến mãi dành cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn.

2.3. Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ giao dịch viên theo phân công

Ngoài những công việc kể trên, giao dịch viên cũng đảm nhiệm các công việc liên quan trực tiếp đến chuyên môn bao gồm:

  • Mở thẻ ATM, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,... và trực tiếp quản lý.
  • Chịu trách nhiệm về việc thu chi tiền mặt, trao đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, ra lệnh thanh toán và chuyển tiền khi cần thiết, quản lý và duy trì hạn mức thu chi ổn định,...
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ cho vay vốn tín chấp và thế chấp.
  • Tiếp nhận các khoản thanh toán, các khoản tiền lãi vay, tất toán tài khoản vay trước kỳ hạn hoặc đúng kỳ hạn.

2.4. Duy trì chăm sóc khách hàng

Bên cạnh những công việc chuyên môn, Bank Teller cũng đảm nhiệm luôn của vị trí chăm sóc khách hàng. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với một giao dịch viên nhằm tạo mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới.

3. Giao dịch viên ngân hàng lương bao nhiêu?

Mức

lương của giao dịch viên ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực làm việc, kinh nghiệm,... Ngoài ra, mỗi ngân hàng cũng có chính sách lương thưởng khác nhau.

Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì vị trí sẽ có mức lương trung bình như sau:

  • Mức lương thấp nhất là 3.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương thấp là 5.700.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương trung bình là 6.800.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao là 8.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao nhất là 16.000.000 triệu VNĐ/tháng.

Trong đó, nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhân. Khi được làm nhân viên chính thức, mức lương sẽ có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm và năng lực làm việc.

4. Giao dịch viên ngân hàng có phải là nghề đáng mơ ước

Bất cứ ai đi làm cũng đều mong muốn có thể tìm được một công việc ổn định với nguồn thu nhập cao. Xét về mặt bằng chung thì lương và các chế độ đãi ngộ tại ngân hàng khá hấp dẫn. Và Bank Teller cơ bản cũng đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.

Tuy mức khởi điểm đối với vị trí giao dịch viên không quá cao nhưng đây là một nghề tương đối ổn định với cơ hội thăng tiến cao. Nếu nỗ lực và cố gắng chắc chắn bạn sẽ có thể tiến xa và có mức thu nhập xứng đáng hơn.

>>XEM THÊM<<

5. Nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng cần làm gì?

Việc này không đơn giản chỉ là một công việc tiếp xúc, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng mà vị trí này cũng hỏi ở ứng viên nhiều kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể đáp ứng và đạt hiệu quả trong công việc.

Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết để có thể trở thành Banker Teller chuyên nghiệp:

5.1. Kỹ năng cần có của Bank Teller là gì?

Đây là người đại diện cho ngân hàng để tiếp xúc với khách hàng. Đây cũng là vị trí góp phần thúc đẩy doanh thu của một ngân hàng. Do đó để trở thành một giao dịch viên thì trước hết bạn cần phải có những kỹ năng sau:

  • Có kỹ năng giao tiếp và lắng nghe tốt: Đây là kỹ năng quan trọng nhất của giao dịch viên ngân hàng.
  • Có thể khai thác và xây dựng các mối quan hệ cá nhân tốt.
  • Xử lý tình huống linh hoạt, chịu được áp lực công việc.
  • Có khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập.
  • Có kỹ năng sắp xếp thời gian để luôn đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu theo thời gian quy định.

Các kỹ năng cần có của Bank Teller
Các kỹ năng cần có của Bank Teller

5.2. Giao dịch viên ngân hàng cần nắm chắc kiến thức nghiệp vụ

Bên cạnh những kỹ năng cơ bản, một giao dịch viên cũng cần phải nắm chắc các kiến thức nghiệp vụ để có thể đảm bảo hoàn thành tốt mọi công việc. 

Các kiến thức nghiệp vụ cần có đối với một Bank Teller đó là:

  • Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngân hàng, kế toán tài chính.
  • Kiến thức về thị trường, tâm lý khách hàng, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng.
  • Kiến thức chuyên môn về: sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng.

5.3. Những phẩm chất phái có của một giao dịch viên ngân hàng

Ngoài những kỹ năng trên, nhiều ngân hàng cũng đòi hỏi ứng viên ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên ngân hàng phải có những phẩm chất như: ngoại hình ưa nhìn, tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, biết lắng nghe, kiểm soát cảm xúc cá nhân tốt.

6. Áp lực và cơ hội của giao dịch viên ngân hàng là gì?

Bất cứ nghề nào cũng có những cơ hội và thách thức riêng. Giao dịch viên cũng không phải là một ngoại lệ. Vị trí này được đánh giá là có nhiều cơ hội thăng tiến nhưng cũng phải đối mặt với không ít áp lực. Cụ thể:

6.1. Áp lực của một Bank Teller là gì?

Ngoài áp lực về thời gian và sự chính xác, công việc của một Banker Teller cũng sẽ rất dễ gặp phải những áp lực sau đây:

  • Đền bù thiệt hại bằng lương: Công việc của một giao dịch viên ngân hàng đòi hỏi cần phải gặp gỡ và hạch toán với rất nhiều khách hàng. Nếu không cẩn thận, rất có thể bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra đền bù. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể sẽ phải nghỉ việc.
  • Doanh số: Mỗi vị trí Bank Teller đều phải chịu áp lực về doanh số mỗi tháng.

6.2. Cơ hội thăng tiến của một Bank Teller

Đi kèm với những áp lực, vị trí giao dịch viên ngân hàng cũng mang đến những cơ hội nghề nghiệp khá hấp dẫn như:

  • Cơ hội được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn nhiều so với mặt bằng chung.
  • Cơ hội được nâng cao kỹ năng giao tiếp, phát triển bản thân.
  • Có khả năng thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong ngân hàng.


Thông tin tổng quan về Bank Teller

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết giao dịch viên ngân hàng là gì? Cũng như các công việc cụ thể của một Bank Teller. Citinews hy vọng bài viết trên mang đến bạn những thông tin hữu ích.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước #9 ĐIỀU CẦN BIẾT về chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

#9 ĐIỀU CẦN BIẾT về chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo