Nếu bạn đang dùng tài khoản ngân hàng, chắc hẳn bạn sẽ không lạ gì số CIF. Nhưng để hiểu rõ số CIF là gì trong ngân hàng? Chức năng của nó cũng như cách phân biệt CIF, thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng thì không phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn.
1. Tìm hiểu về số CIF và chức năng của chỉ số này
1.1. Số CIF là gì?
CIF là một từ có tên tiếng Anh đầy đủ là Customer Information File, nó có nghĩa là tệp thông tin khách hàng. Trong ngân hàng, mã số chính là một mã số đại diện cho mỗi một khách hàng. Trong mã CIF sẽ lưu trữ tất cả các thông tin về tài khoản, các mối quan hệ tín dụng và thông tin cá nhân của khách hàng tại ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Số CIF là gì trong ngân hàng?
1.2. Chức năng của chỉ số CIF như thế nào?
Thông thường, mỗi một mã CIF sẽ chứa từ 8 đến 11 ký tự, tùy theo cách đặt của từng ngân hàng. Tất cả các tài khoản ngân hàng của khách hàng đều sẽ được liên kết với một số CIF duy nhất. Do đó, một khách hàng có thể có nhiều số tài khoản nhưng họ chỉ có duy nhất một mã CIF mà thôi.
Mã này của ngân hàng không chỉ lưu trữ một cách chính xác mọi thông tin về tài khoản, số dư tài khoản, dư nợ, giao dịch, mối quan hệ tín dụng,...mà còn được dùng để xác minh danh tính của chủ thẻ như: đặc điểm nhận dạng,địa chỉ, ID ảnh,... Qua đó giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm tra thông tin của khách hàng.
Ví dụ: Tài khoản ngân hàng tại BIDV của khách hàng là 9704 19 12345678 989 thì trong đó số CIF chính là 12345678.
>>XEM THÊM<<
- Giải ngân là gì & Quy trình và thủ tục giải ngân hiện nay
- Bảo hiểm gói vay là gì & Bảo hiểm gói vay có bắt buộc hay không?
1.3. Cách thức hoạt động của số CIF
Có thể thấy được rằng, nó có một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc lưu trữ thông tin của khách hàng. Cách thức hoạt động của dãy số này như sau:
- Ngân hàng sẽ tiến hành nhập số CIF của khách hàng để nhằm duy trì tính chính xác của tài khoản. Dữ liệu lưu trữ trong đây sẽ bao gồm những thông tin quan trọng liên quan đến khách hàng như: lịch sử giao dịch, số dư tài khoản, lịch sử cho vay,...
- Thông tin trong số CIF của khách hàng sẽ được ngân hàng cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ nhất.
- Nó còn có thể giúp định danh khách hàng như: họ và tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại,...
- Ngoài ra, nó cũng còn được dùng để hỗ trợ một số tính năng quản lý những dịch vụ khác mà khách hàng đang đăng ký sử dụng tại ngân hàng.
- Thông qua mã CIF, ngân hàng cũng có thể dễ dàng phân tích được các hoạt động giao dịch của khách hàng.
- Đối với một số ngân hàng thương mại hiện nay, nó còn được sử dụng để hiển thị các sản phẩm tín dụng hay thẻ tín dụng của khách hàng đang sử dụng tại ngân hàng.
2. Cách phân biệt số CIF, số thẻ ngân hàng và số tài khoản ngân hàng
Hiện nay, việc sử dụng thẻ ngân hàng đã trở nên rất phổ biến. Thế nhưng, có không ít người vẫn không thể phân biệt được số CIF là gì, đâu là số thẻ ngân hàng và đâu là số tài khoản ngân hàng.Thật ra, để phân biệt được ba số này không quá khó, bạn chỉ cần dựa vào một số cách sau đây là có thể nhận biết được số CIF, số thẻ và số tài khoản ngân hàng một cách dễ dàng:
2.1. Số CIF
Đây là dãy số có độ dài từ 8 đến 11 ký tự được in nổi trên thẻ ATM của khách hàng. Mã số CIF thường được in sau mã
Tìm hiểu số CIF là gì?
2.2 Số thẻ ngân hàng
Số thẻ ngân hàng là một dãy số bao gồm 12 số hoặc 19 số được in trên thẻ ATM của khách hàng. Trong một số thẻ ngân hàng thường được cấu trúc thành 4 phần rõ ràng như sau:
- 4 số đầu là mã ấn định của nhà nước.
- 2 số tiếp theo là mã ngân hàng.
- 8 số tiếp theo là số CIF của ngân hàng.
- Những số còn lại được dùng để phân biệt tài khoản giữa các khách hàng.
2.3 Số tài khoản ngân hàng
Số tài khoản ngân hàng là dãy số mà khách hàng được ngân hàng cấp cho khi đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng đó. Số tài khoản không được in nổi trên thẻ ATM giống như số thẻ và số CIF. Nó được dùng trong các giao dịch của khách hàng như: chuyển tiền, nhận tiền,...
Thông thường, độ dài của số tài khoản sẽ là từ 9 đến 14 số, tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Trong đó, 3 chữ số đầu tiên trong số tài khoản ngân hàng sẽ là đại diện cho chi nhánh ngân hàng.
3. Một số ngân hàng tại Việt Nam có mã CIF như thế nào?
Mỗi một ngân hàng sẽ có một quy định riêng về mã số CIF để giúp cho ngân hàng thuận lợi hơn trong việc quản lý tệp thông tin của khách hàng. Vậy để bổ sung cho khái niệm Số CIF là gì trong ngân hàng thì dưới đây là mã CIF của một số ngân hàng hiện nay:
- Số CIF của ngân hàng BIDV:
- Nằm trong một dãy số bao gồm 8 hoặc 9 chữ số và được in trên thẻ của khách hàng.
- Cấu trúc: 6 số đầu là mã BIN BIDV, tiếp đến là dãy số CIF bao gồm 8 số và những số còn lại.
- Số CIF của ngân hàng TPBank
- Số CIF của TPBank cũng được in trên dãy thẻ của khách hàng
- Cấu trúc: 6 số đầu là mã BIN TPBank, 8 chữ số tiếp theo là chữ số CIF và các số còn lại.
- Số CIF của ngân hàng VietcomBank
- Số CIF của ngân hàng VietcomBank là một dãy số bao gồm 8 chữ số nằm trong dãy số thẻ của khách hàng.
- Cấu trúc: 4 số đầu là mã quy ước của các ngân hàng VIệt Nam, 2 số tiếp theo là mã ngân hàng VietcomBank, 8 số tiếp theo là CIF, 3 số còn lại được dùng để phân biệt giữa các khách hàng.
- Số CIF ngân hàng VPBank
- Số CIF của ngân hàng VPBank là một dãy số được in nổi trên bề mặt thẻ của khách hàng.
- Dãy số CIF bao gồm có 12 chữ số, trong đó 4 số đầu là số BIN, 2 số tiếp theo là mã của ngân hàng VPBank, 4 số tiếp theo là mã CIF, các số còn lại được dùng để phân biệt giữa các khách hàng trong cùng hệ thống.
>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<
- Rủi ro tín dụng là gì & Các phương pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
- NDA là gì - Vai trò của NDA đối với các doanh nghiệp hiện nay
5. Hướng dẫn tra cứu mã số CIF đơn giản nhất
Trong trường hợp khách hàng bị mất thẻ hoặc quên số CIF thì có thể tra cứu mã số CIF theo các cách đơn giản sau đây:
5.1. Tra cứu mã số CIF trên ngân hàng trực tuyến
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking trên website của hàng mà bạn mở tài khoản tại đó.
- Bước 2: Trên giao diện màn hình, bạn nhấn tùy chọn + tuyên bố điện tử.
- Bước 3: Chọn khoảng thời gian cho tuyên bố điện tử.
- Bước 4: Trong trang tóm tắt tài khoản của khách hàng sẽ hiển thị ra số CIF của khách hàng.
5.2. Tra cứu mã số CIF trên ứng dụng Mobile Banking
Hiện nay, mỗi một ngân hàng đều có một ứng dụng riêng cho phép các khách hàng của mình có thể dễ dàng truy cập và tìm thấy số CIF của mình.
5.3. Một số cách tra cứu mã số CIF khác
Ngoài 2 cách tra số CIF ở trên, khách hàng cũng có thể tra số CIF theo một số cách khác sau đây:
- Tìm số CIF trên trang đầu tiên của sổ Séc.
- Số CIF được in trên trang đầu tiên của sổ tiết kiệm.
- Liên hệ tới bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc quản lý chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ tìm thông tin về số CIF.
6. Nếu chia sẻ số CIF cho người khác liệu có an toàn?
Chúng ta đã biết rằng số CIF có chứa tất cả các dữ của khách hàng như: các thông tin cá nhân, các khoản vay tín dụng, lịch sử giao dịch, ... Tuy kẻ xấu sẽ không chỉ dựa vào số CIF để đăng nhập vào tài khoản ngân hàng được nhưng việc bảo mật số CIF sẽ giúp cho bạn bảo mật được những thông tin cá nhân của mình. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên chia sẻ mã số CIF cho bất kỳ ai, ngoại trừ nhân viên ngân hàng trong một số trường hợp cần thiết.
Số CIF là gì? Phương thức hoạt động của chỉ số CIF
Trên đây là thông tin quan trọng về số CIF là gì cũng như cách thức hoạt động của số CIF trong lĩnh vực ngân hàng. Citinews hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể xem được số CIF của mình là gì và có ý thức bảo mật thông tin tài khoản của mình một cách tốt hơn.