Quản lý vốn Forex là gì? Các nguyên tắc quản lý vốn trong Forex hiệu quả
Bên cạnh việc đặt lệnh chính xác, đúng thời điểm, quản lý vốn Forex hiệu quả là kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư thành công, thu được lợi nhuận tối đa. Phương pháp quản lý vốn rất đa dạng, nếu bạn chưa biết hãy tham khảo bài viết dưới đây. Mình sẽ chia sẻ với mọi người tất cả cách quản lý vốn thông minh, giúp nhà đầu tư Forex thành công.
Quản lý vốn Forex là gì?
Quản lý vốn là việc nhà đầu tư kiểm soát số tiền trong tài khoản giao dịch của mình một cách hợp lý để không bị thua lỗ hoặc giảm thiểu tổn thất trong giao dịch, đồng thời duy trì mức lợi nhuận ổn định trong quá trình giao dịch.
Đối với thị trường giao dịch có mức độ rủi ro cao như Forex thì việc quản lý vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu một nhà đầu tư không biết cách quản lý vốn thì sẽ khó mà tồn tại lâu dài được ở thị trường này.
Tại sao Trader cần quản lý vốn Forex?
Bất cứ chuyên gia tư vấn tài chính nào cũng sẽ khuyên bạn cần phải biết cách quản lý vốn trong Forex hiệu quả vì những lý do sau đây:
- Duy trì sự tồn tại
Thị trường Forex là “miếng bánh ngon” đối với nhà đầu tư nhưng nó cũng chứa nhiều rủi ro. Có thể hiểu rằng lợi nhuận của người này chính là rủi ro của người khác. Vì vậy, chỉ có quản lý vốn một cách hiệu quả mới giúp nhà đầu tư duy trì được các hoạt động giao dịch của mình lâu dài.
- Giữ vững tâm lý trong giao dịch
Quản lý vốn hiệu quả cũng là một cách giúp nhà đầu tư xác định được mức rủi ro, lợi nhuận và khả năng chấp nhận thua lỗ khi đầu tư. Từ đó, tâm lý cũng sẽ vững vàng hơn, đưa ra các quyết định chính xác và sẽ không bị ảnh hưởng dù có bị thất bại.
- Phục hồi tài khoản nhanh chóng nếu có thua lỗ
Khi tham gia giao dịch trên các sàn Forex , thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu quản lý vốn tốt, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại số tiền đã mất. Ví dụ như việc quản lý vốn 2% (nghĩa là mỗi giao dịch không thua lỗ quá 2%). Nếu thực hiện 10 lệnh mà có thua lỗ thì nhà đầu tư vẫn giữ lại được 80% vốn cho các giao dịch tiếp theo. Như vậy bạn có thể hạn chế hoàn toàn được rủi ro.
- Đạt lợi nhuận tối ưu
Với bất kỳ một giao dịch nào, dù nắm tỷ lệ thắng cao trong tay nhưng vẫn sẽ tồn tại một tỷ lệ thua nhất định. Việc quản lý vốn hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư có thể tính toán được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất nếu xảy ra sai sót.
Các nguyên tắc quản lý vốn Forex
Những nguyên tắc quản lý vốn sẽ giúp bạn có tâm lý vững. Dưới đây là các cách quản lý vốn mà mọi người đều tiếp cận được bao gồm:
Nguyên tắc 1: Không giao dịch quá hung hăng
Rất nhiều trader mới đã lao đầu vào lạm dụng đòn bẩy, ra vào lệnh không theo trật tự và thực hiện giao dịch mà mặc kệ mọi rủi ro về vốn. Như vậy chỉ cần một cú đảo chiều nhỏ đủ sức cuốn sạch vốn của bạn. Lúc này điều bạn cần làm là bình tĩnh phân tích vị thế hiện tại của mình và chỉ nên nghĩ đến việc tăng lợi nhuận khi tài khoản vốn được an toàn.
Nguyên tắc 2: Kỳ vọng dựa trên thực tế
Những người vi phạm nguyên tắc 1 trong quản lý vốn đa số đều do họ kỳ vọng quá lớn. Họ có niềm tin chỉ cần tích cực giao dịch rồi thì thu về được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Những nhà đầu tư cho rằng giao dịch liên tục trong một thời gian ngắn sẽ hiệu quả thường sẽ nhận lại kết quả không tốt. Bạn cần dựa trên số liệu thực tế để giao dịch sau đó bạn cần duy trì hướng tiếp cận bình tĩnh, ôn hòa thì mới đem về lợi nhuận ổn định.
Nguyên tắc 3: Đặt ra điểm chốt lệnh trước khi mở vị thế
Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi tham gia bất kỳ giao dịch nào đó là phải nhìn vào ngưỡng chốt lệnh mong muốn và mức lỗ tối đa mà bạn có thể chấp nhận. Việc luôn tuân theo nguyên tắc này sẽ giúp bạn không bị lung lay trước những biến động của thị trường. Lúc này sức nóng trên thị trường không còn làm bạn bị bất ngờ hay lo lắng giữa rủi ro và lợi nhuận. Đây cũng chính là tỷ lệ RR mà không trader nào được bỏ qua trong khi giao dịch.
Nguyên tắc 4: Luôn đặt mức cắt lỗ
Sử dụng lệnh cắt lỗ cho mọi giao dịch luôn là lựa chọn sáng suốt của nhà đầu tư để quản lý vốn. Nói cách khác mức cắt lỗ có vai trò kiểm soát vốn cực kỳ hiệu quả. Các giao dịch luôn tiềm ẩn khả năng thua lỗ, kể cả với các giao dịch được đánh giá là an toàn nhất. Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới đó là hãy đặt lệnh cắt lỗ từ 3% vốn giao dịch trở xuống và bạn cũng đừng quên phải tính trên tổng toàn bộ vị thế đang mở nhé!
Mục đích của việc quản lý vốn là để duy trì khả năng sống sót, lợi nhuận chỉ là ưu tiên thứ 2 mà thôi. Một mức cắt lỗ được cho là khôn ngoan sẽ là không quá nhỏ và không quá lớn. Khi bạn nhận ra rằng mình đang ở vị thế thường xuyên chạm điểm cắt lỗ thì hãy thiết lập mức cắt lỗ mới.
Nguyên tắc 5: Tránh xa giao dịch kiểu trả thù
Nhiều nhà đầu tư thường có tâm lý muốn lấy lại vốn sau khi thua lỗ liên tục nhưng nếu bạn không sáng suốt và bị cảm xúc lấn áp thì sẽ rất dễ dẫn đến giao dịch trả thù. Tức là bạn sẽ đổ mọi nguồn lực, hy vọng đánh lớn để sớm hoàn vốn, hay tâm lý muốn thắng đậm. Tâm lý này của người chơi rất tai hại bởi nó là tăng rủi ro thua lỗ nhiều hơn.
Chính bạn đang làm cho khoản mạo hiểm căng thẳng hơn. Đặc biệt khi tài khoản vốn của bạn vẫn chưa kịp hồi phục sau trận thua lớn. Tâm lý không vững còn dễ dẫn đến quyết định sai lầm, đe dọa đến nguồn vốn trầm trọng hơn. Điều mà bạn nên làm lúc này là lựa chọn giảm kích thước vị thế của mình nếu có thể và chờ đến lúc thiết lập giao dịch có tỷ lệ thắng cao.
Nguyên tắc 6: Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
Để dự đoán chính xác thị trường sẽ diễn biến như thế nào là điều bất khả thi. Bởi thị trường Forex là một thị trường giao dịch không có nguyên tắc cứng mà nó được vận hành và hoạt động do con người. Vậy nên bạn hãy luôn trong trạng thái sẵn sàng đón chờ tình huống xấu nhất.
Quan trọng bạn đừng quên áp dụng biện pháp phòng ngừa các nguy cơ và chuẩn bị sẵn hướng xử lý tình huống. Bạn cũng sẽ yên tâm hơn nếu bạn đã tính toán sẵn khả năng tệ nhất trong tương lai.
Nguyên tắc 7: Đặt ra khoản vốn mạo hiểm
Các chuyên gia đã tính toán rằng 15% vốn rút từ khoản tiết kiệm là mức tối đa mà nhà đầu tư nên mang vào thị trường. Cùng với đó hãy áp dụng nguyên tắc chỉ dùng 3% vốn giao dịch để mạo hiểm và mức mạo hiểm này phải đồng nhất cho mọi thời điểm trong ngày.
Trong quản lý vốn Forex, việc đo lường và hạn chế rủi ro luôn là ưu tiên hàng đầu. Bước tính toán rủi ro sẽ đem lại nhiều tác dụng cho nhà giao dịch và được tính dựa trên cơ sở tổng vốn giao dịch là căn cứ định mức tối đa cho kích thước vị thế.
Nguyên tắc 8: Cẩn thận với đòn bẩy
Bên cạnh khả năng cung cấp cho bạn cơ hội có thể tối đa hóa lợi nhuận thì đòn bẩy cũng đưa đến mức rủi ro thua lỗ cực kỳ cao. Công cụ này chỉ hữu ích khi bạn là người có nguồn vốn ổn định, có kinh nghiệm và đảm bảo tâm lý tốt. Bạn nên thực hiện theo nguyên tắc “không dùng đòn bẩy nhiều 7 lần trong một giao dịch”.
Nguyên tắc 9: Chấp nhận giao dịch sai
Nguyên tắc của giao dịch là tối đa hóa lợi nhuận và cắt lỗ ngắn. Bạn đừng ngại nhận sai để kịp thời thoát ra khi nhận thấy dấu hiệu của một giao dịch xấu. Đừng để đến khi thua lỗ quá dự tính lại không cắt hết lệnh vì tiếc sẽ đem lại hậu quả khôn lường đó. Thị trường luôn luôn biến động và ngoài kia vẫn có vô vàn các cơ hội khác dành cho bạn.
Nguyên tắc 10: Luôn có kế hoạch giao dịch
Theo nguyên tắc này, mỗi người nên tự lập ra chiến lược giao dịch hợp lý cho mình và chiến lược cần được lập sớm hơn thời điểm bắt đầu thực hiện giao dịch. Khi đã đặt ra nguyên tắc bạn hãy đảm bảo rằng mình sẽ tuân thủ nó trong mọi tình huống.
Một kế hoạch giao dịch tốt nên bao gồm điểm ra vào lệnh, đặt lệnh cắt lỗ, định cỡ vị thế, phương pháp quản lý vốn,… Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn nhưng cũng không nên cứng nhắc quá với các nguyên tắc mà có thể linh hoạt theo thực tế.
Nguyên tắc 11: Lấy lại vốn bị mất
Trong đầu tư Forex, quá trình thu hồi vốn luôn không dễ dàng, bạn đừng nên giữ quan điểm thua rồi về sau thắng lại. Ví dụ bạn đầu tư 500.000$ và để lỗ 100.000$, tỷ lệ tổn thất là 20% nếu muốn bù lỗ thì lãi về 20% là không đủ, do đó nỗ lực hoàn vốn cần tăng lên. Với số vốn hiện tại là 400.000$ thì bạn cần có lãi 25%. Do vậy, có thể thấy rằng giao dịch khôn ngoan tức là tránh lỗ trước, nếu vốn hạ xuống thì càng khó để thu hồi số vốn ban đầu.
Nguyên tắc 12: Tối đa hóa lợi nhuận bằng trailing stop
Ngoài mức cắt lỗ thông thường, trailing stop hay còn gọi là cắt lỗ đuổi sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý vốn. Theo nguyên tắc này, trader nên trích ra một khoản lợi nhuận từ một giao dịch. Sau đó sẽ dời mức cắt lỗ lên một ngưỡng sao cho giao dịch đó không bị thua lỗ. Với cách này bạn vẫn có khả năng ăn lãi ròng ngay cả khi giá bắt đầu đảo chiều.
Nguyên tắc 13: Tuân theo chiến lược đã đề ra
Bạn không cần tuân thủ theo mọi chiến lược quản lý vốn vì tình hình thực tế có thể khác với lý thuyết. Nhưng khi đã đề ra chiến lược thì hãy cố gắng thực hiện tốt nó, phải kỷ luật trước rồi mới nghĩ đến thích nghi. Trong giao dịch Forex luôn để cao tư duy bình tĩnh, không khoan nhượng và khách quan của nhà đầu tư. Và để đạt được trạng thái này bạn cần phải tin tưởng vào chiến lược giao dịch của mình và chỉ nên giao dịch trong phạm vi các tham số bạn đã tính toán hợp lý trước đó.
Nguyên tắc 14: Đọc các nguyên tắc quản lý vốn mỗi ngày
Để có thể khắc sâu các nguyên tắc quản lý vốn tốt nhất bạn nên xem chúng mỗi ngày. Đến khi đã quen thuộc đến mức phản xạ tự nhiên bạn sẽ không cần một bản chiến lược giấy nữa. Ngoài 14 nguyên tắc ở trên còn có rất nhiều các nguyên tắc quản lý vốn khác mà bạn có thể áp dụng phù hợp với tình hình và vị thế của mình nhé!
Quy tắc 2% quản lý vốn Forex
Về cơ bản thì quy tắc 2% là một dạng chiến lược quản lý đầu tư nhằm quản lý vốn, nghĩa là mức thua lỗ tối đa có thể chấp nhận cho một giao dịch là 2%. Thực tế đã chứng minh mức lỗ 2%/1 lệnh là hoàn toàn hợp lý để chắc chắn tổng vốn đầu tư được an toàn trước các biến động lớn nhỏ của thị trường.
Dưới đây là các bước để các trader có thể tiếp cận quy tắc 2%:
- Bước 1: Bạn cần tính số tiền lỗ tối đa bằng cách nhân số tiền cược trong mỗi lệnh giao dịch với 2%.
- Bước 2: Bạn chọn điểm chốt lời và cắt lỗ, đây là bước quan trọng để quản lý vốn thành công. Bằng cách sử dụng khoảng cách từ Stop-loss đến điểm cần vào lệnh để tính được ra 2 vị trí trên.
- Bước 3: Tính pip: Xét cặp tiền USD đứng sau dạng xxx/USD thì 1 pip = 0,0001 USD. Nếu xét cặp tiền mà USD đứng trước dạng USD/xxx thì 1 pip = 0,0001/tỷ giá USD.
- Bước 4: Tính toán khối lượng giao dịch và tìm mức lợi nhuận/ mức thua lỗ. Hay chính là tìm thương của số pip, số lot và giá trị pip.
- Bước 5: Bạn vào lệnh dựa vào các chỉ số khối lượng, điểm đặt lệnh, điểm cắt lỗ đã tính toán trong các bước trên.
Lưu ý để áp dụng quy tắc 2% thành công:
- Sai số là điều không thể tránh khỏi: Trong thực tế thì rất ít trường hợp giao dịch chính xác với mức lỗ tối đa 2%. Có nhiều chỉ số mà các nhà đầu tư không kiểm soát được hoặc không thể tính toán đúng. Nhưng mức lệch này vẫn thường nằm trong phạm vi chấp nhận được nên bạn cũng đừng quá lo lắng.
- Đừng quá chú trọng khoảng cách lệnh cắt lỗ: Nguyên tắc 2% không yêu cầu khắt khe về việc tính chính xác khoảng cách cắt lỗ. Chỉ cần kết quả cuối cùng bạn không bị thua lỗ nhiều hơn 2% khi giao dịch thất bại là được. Điều quan trọng hơn hết đó là bạn cần chú ý là khối lượng giao dịch Forex .
Một số phương pháp quản lý vốn Forex trader cần biết
Có rất nhiều phương pháp quản lý vốn trong giao dịch Forex để các nhà đầu tư có thể lựa chọn thích hợp với phong cách giao dịch của mình. Nếu bạn không thể kiếm lợi nhuận từ Forex, hãy cân nhắc lại bốn điểm dưới đây:
1. Quản lý tài sản (Khối lượng giao dịch phù hợp)
Khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét. Nếu giao dịch với khối lượng quá lớn so với số vốn, tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ thấp và rủi ro cao, dễ dẫn đến cắt lỗ ngay lập tức chỉ với một biến động nhỏ của thị trường.
Ngược lại, nếu khối lượng giao dịch quá nhỏ, lợi nhuận sẽ bị giới hạn. Vì vậy, bạn cần tính toán khối lượng giao dịch dựa trên mức rủi ro chấp nhận được và sử dụng công cụ như ATR (Average True Range) để xác định độ biến động của thị trường và điều chỉnh khối lượng giao dịch phù hợp.
Để tính toán khối lượng giao dịch phù hợp trong Forex, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mức thua lỗ tối đa cho phép cho mỗi giao dịch
Trước tiên, cần xác định mức tổn thất có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch, thường là từ 1-2% tổng số vốn. Ví dụ, với vốn là 100.000 JPY, mức thua lỗ có thể chấp nhận sẽ từ 1.000 JPY đến 2.000 JPY. Nếu số vốn là 1.000.000 JPY, mức thua lỗ cho phép sẽ là 10.000 JPY đến 20.000 JPY.
Bảng minh họa mức thua lỗ:
- Vốn 100.000 JPY, rủi ro 1% tương đương 1.000 JPY
- Vốn 200.000 JPY, rủi ro 1% tương đương 2.000 JPY
- Vốn 500.000 JPY, rủi ro 1% tương đương 5.000 JPY
- Vốn 1.000.000 JPY, rủi ro 1% tương đương 10.000 JPY
Bạn cũng có thể điều chỉnh mức thua lỗ cho phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro cá nhân. Tuy nhiên, nếu mức rủi ro quá cao, chẳng hạn 10%, sau 10 giao dịch thua lỗ liên tiếp, bạn có thể mất toàn bộ vốn đầu tư.
Bước 2: Tính toán khối lượng giao dịch cho mỗi giao dịch
Khối lượng giao dịch cần được tính toán cẩn thận để đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu giao dịch với khối lượng quá lớn so với số vốn, rủi ro sẽ tăng; ngược lại, giao dịch với khối lượng quá nhỏ sẽ giảm lợi nhuận tiềm năng.
Công thức tính khối lượng giao dịch bao gồm:
- Mức thua lỗ tối đa cho phép
- ATR (Average True Range) của cặp tiền tệ
- Đơn vị giao dịch
Ví dụ tính toán khối lượng giao dịch
Giả sử số vốn đầu tư là 1.000.000 JPY và mức thua lỗ tối đa cho phép là 10.000 JPY. Với ATR của USD/JPY là 0.5 và đơn vị giao dịch là 1.000 đơn vị tiền tệ, khối lượng giao dịch có thể được tính là 20.000 đơn vị tiền tệ.
Ví dụ về khối lượng giao dịch không hợp lý
Nếu bạn đầu tư 100.000 JPY nhưng giao dịch với 7 lô (700.000 đơn vị tiền tệ) ở tỷ giá USD/JPY là 110, thì tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ chỉ là 115,3%. Điều này dẫn đến rủi ro bị ngừng giao dịch chỉ sau khi tỷ giá biến động 12 pips (0.12 JPY).
Ví dụ về khối lượng giao dịch hợp lý
Ngược lại, nếu bạn giao dịch với 0.04 lô (4.000 đơn vị tiền tệ) cùng mức vốn 100.000 JPY, tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ lên đến 20.202%, giúp giảm thiểu rủi ro mất vốn trong trường hợp biến động lớn.
Phép tính tỷ lệ duy trì ký quỹ và mức ngừng giao dịch
Bạn có thể tính tỷ lệ duy trì ký quỹ và mức giá dẫn đến ngừng giao dịch bằng công thức sau:
- Tỷ lệ duy trì ký quỹ = (Tổng tài sản + lãi/lỗ – Số tiền yêu cầu rút) ÷ tổng số tiền đặt cọc cần thiết × 100
- Giá đến khi ngừng giao dịch = (Tài sản ròng – số tiền tiêu chuẩn để loss cut) ÷ khối lượng giao dịch
2. Cắt lỗ thích hợp
Một trong những lý do phổ biến dẫn đến thua lỗ là không thực hiện cắt lỗ kịp thời. Khi thấy tổn thất lan rộng, việc đóng lệnh cắt lỗ để tránh thua lỗ thêm là cực kỳ quan trọng. Cắt lỗ có thể được xác định dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc tỷ lệ phần trăm số vốn. Nếu không thiết lập mức cắt lỗ cụ thể, thua lỗ sẽ dễ dàng trở nên quá lớn, khiến bạn mất toàn bộ số tiền đầu tư. Việc giữ cho tỷ lệ cắt lỗ ở mức 1-2% của tổng vốn là chiến lược phù hợp để bảo vệ tài sản.
Khi có dấu hiệu rằng thua lỗ có thể lớn hơn dự kiến, việc quan trọng cần làm là thực hiện cắt giảm thua lỗ (đóng lệnh), nhằm ngăn chặn tổn thất tiếp tục gia tăng.
Nếu bạn không cắt lỗ kịp thời và giữ nguyên lệnh như vậy, rủi ro thua lỗ sẽ tăng lên, thậm chí có thể dẫn đến mất toàn bộ khoản đầu tư.
Mức cắt lỗ thường được xác định thông qua tỷ giá hối đoái dựa trên phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu bạn thiết lập cắt lỗ theo tỷ lệ phần trăm của số vốn, rủi ro sẽ được kiểm soát tốt hơn, và cơ hội đặt lệnh mới sẽ cao hơn.
Bảng tỷ lệ cắt lỗ và số lần giao dịch lại cho vốn 100.000 JPY:
Dưới đây là bảng tổng hợp số tiền cắt lỗ và số lần giao dịch lại khi vốn đầu tư là 100.000 JPY. Bảng này cho thấy rằng nếu tỷ lệ cắt lỗ cao, số dư sẽ giảm nhanh chóng, và cơ hội để bắt đầu giao dịch lại sẽ ít hơn.
Nếu bạn đặt tỷ lệ cắt lỗ ở mức 1% số vốn (tức 1.000 JPY), sau khi lệnh cắt lỗ được thực hiện, số dư vẫn còn 99.000 JPY, cho phép bạn có 99 cơ hội tiếp tục giao dịch. Ngược lại, nếu tỷ lệ cắt lỗ là 50%, sau khi lỗ 50.000 JPY, bạn chỉ còn 50.000 JPY và chỉ còn một cơ hội duy nhất để giao dịch lại.
Thông thường, mức cắt lỗ phù hợp nằm trong khoảng 1-2% tổng số vốn. Ví dụ, với số vốn 100.000 JPY, mức cắt lỗ sẽ nằm trong khoảng 1.000-2.000 JPY. Nếu vốn là 500.000 JPY, mức cắt lỗ hợp lý sẽ là từ 5.000 JPY đến 10.000 JPY cho mỗi giao dịch.
3. Giao dịch với kiến thức chính xác
Forex không phải là trò chơi may rủi. Nếu bạn giao dịch một cách mơ hồ mà không có chiến lược, việc thua lỗ là điều tất yếu. Để tránh điều này, bạn cần trang bị kiến thức vững chắc, phân tích thị trường thông qua phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Sử dụng các chỉ số như đường xu hướng, đường trung bình động, Bollinger Bands, RSI, MACD... để xác định điểm mua và bán hợp lý.
Đảm bảo bạn hiểu rõ các chỉ số và sử dụng chúng một cách có hệ thống, tránh việc sử dụng quá nhiều chỉ số khiến bạn khó ra quyết định. Vì các chỉ số không luôn cung cấp tín hiệu giống nhau đồng thời, việc chọn một chỉ số phù hợp với phong cách giao dịch của bạn và sử dụng nó một cách chính xác là rất quan trọng.
Tránh hiển thị quá nhiều chỉ số trên cùng một biểu đồ
Mặc dù việc sử dụng nhiều chỉ số có thể hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định giao dịch cho các xu hướng thị trường và thị trường trong phạm vi, việc hiển thị quá nhiều chỉ số trên cùng một biểu đồ có thể gây nhầm lẫn.
Ví dụ, khi một biểu đồ có quá nhiều chỉ số, việc xác định điểm mua và bán trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, hiển thị một số lượng chỉ số hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định.
Ví dụ về cách hiển thị chỉ số đơn giản
Một cách tiếp cận hiệu quả là sử dụng từ 3 đến 5 loại chỉ số trên biểu đồ. Ví dụ, biểu đồ có thể chỉ bao gồm ba loại đường trung bình động và hai loại đường Envelope. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận diện các mức kháng cự và hỗ trợ.
Ngoài ra, việc thay đổi màu sắc của biểu đồ và chỉ số cũng giúp làm cho thông tin trên biểu đồ trở nên dễ nhìn và dễ hiểu hơn.
Xác nhận trước khi giao dịch
Để tránh dựa vào trực giác, hãy kiểm tra tác động của tỷ giá hối đoái dựa trên các chỉ số kinh tế trước khi giao dịch. Phân tích từng chỉ số một cách phù hợp sẽ giúp bạn đánh giá chính xác thời điểm mua và bán.
Các điểm cần kiểm tra trước khi giao dịch
- Xác định chỉ số kinh tế thông qua lịch chỉ số.
- Theo dõi biến động của các chỉ số kinh tế.
- Tính toán số tiền có thể thua lỗ và số tiền dự kiến cho mỗi giao dịch.
- Đánh giá giao dịch dựa trên các chỉ số.
4. Giao dịch theo quy tắc của bản thân
Mỗi nhà giao dịch có phong cách và phương pháp giao dịch khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xây dựng và tuân theo các quy tắc giao dịch của riêng mình. Đừng để cảm xúc chi phối quyết định của bạn.
Quy tắc của bạn có thể bao gồm các yếu tố như khối lượng giao dịch tối đa, không giao dịch khi có tin tức kinh tế quan trọng, không để lệnh qua đêm, không giao dịch khi tâm lý bất ổn... Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc này sẽ giúp bạn tránh được rủi ro không cần thiết và giảm thiểu tổn thất.
Các phần mềm hỗ trợ quản lý vốn
Là một nhà đầu tư, chắc hẳn bạn hiểu tầm quan trọng của việc quản lý vốn forex đối với khả năng tìm kiếm lợi nhuận bền vững. Tuy nhiên, điều này chẳng dễ dàng với nhiều người. Vậy nên, nhiều nhà đầu tư đã đi tìm kiếm các phần mềm hỗ trợ.
Việc này có thể giúp bạn hạn chế phần nào trong việc áp dụng các quy tắc đầu tư của mình, hạn chế cháy tài khoản. Các phần mềm hỗ trợ bạn có thể tham khảo để sử dụng, bao gồm:
- Pips Calculator
- MT4/MT5
- Trading View
- Trade's Guard
- EA FXCE Giga
Xem thêm:
- Top 10 sàn Forex uy tín thế giới cho nhà đầu tư 4.0
- Top 10 các sàn Forex được cấp phép tại Việt Nam uy tín nhất hiện nay
- Top 10 sàn copy trade uy tín tốt nhất người chơi nên đầu tư
Trên đây là những thông tin và các kiến thức bạn cần biết về quản lý vốn trong Forex. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để hiểu hơn về cách quản lý vốn Forex. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!