List sàn Forex bị bắt mà bạn cần tránh? Cách nhận biết sàn Forex lừa đảo?
Thời gian gần đây có nhiều sàn Forex bị bắt vì xuất hiện dấu hiệu phạm pháp và có hành vi lừa đảo người nhà đầu tư. Các sàn này đã bị công an, cơ quan chức năng triệt phá. Cùng tìm hiểu về danh sách các sàn ngoại hối đã bị bắt và tìm hiểu các tiêu chí để đánh giá sàn Forex uy tín, chất lượng.
Điểm danh các sàn forex đã bị bắt tại Việt Nam
- Cạm bẫy đầu tư ngoại hối của sàn RosyStyle do các đối tượng lừa đảo lập ra từa năm 2021, quản lý và điều hành với các tên miền: vnfx-rosystyle.com; vnfxrosyrm.com; rosystyle.uk... và kết nối cả với platform MT4 (Metatrade 4). Đến giữa năm 2023, sàn đã bị bắt.
- Tháng 3 năm 2018, một nhóm đối tượng đã lập ra sàn Rforex đăng ký pháp danh Công ty Rforex LTD đặt địa chỉ tại London, Anh và thuê kết nối với platform MT5 (metatrade 5) nhưng không hề đối ứng với thị trường thế giới, nhằm lừa đảo khách hàng. Đến tháng 4 năm 2021, hồ sơ về sàn này đã được cơ quan Công an xác lập. Các tên miền liên quan: Vistaforex.com, Exswiss.com, Yailbrokien.com, Fmarkets.com…
- Sàn XTG_WORLD.COM đã bị lực lượng công an triệt phá vào tháng 5 năm 2022 dưới vỏ bọc Công ty TNHH MTV Ant Group với quảng bá là chi nhánh Công ty TNHH Hit Holding trụ sở tại Anh. Đây chính là sàn forex bị bắt ở Hải Phòng theo lời đồn đại với web Hitoption.net và phần mềm API.
- Sàn quyền chọn nhị phân (BO) Wefinex.net được thành lập khoảng tháng 4 năm 2020. Sau đó 1 năm thì chia nhỏ ra thành sàn Deniex.net và được đổi tên thành Vista vào tháng 7 cùng năm đó. Các tên miền sàn này sử dụng có vista.trade, sau này có thêm vista1.trade và vista2.trade. Hiện chưa xác định được người quản lý của các trang web này nhưng hồ sơ cũng đã được xác lập tại cơ quan điều tra.
- Vào tháng 8/2022, sàn Forex FVP Trade đã bị lực lượng Công an triệt phá khi hoạt động theo mô hình ủy thác đầu tư tiền ảo.
Sàn giao dịch ngoại hối Forex là gì?
Forex là thị trường giao dịch chuyển đổi các loại tiền tệ khác nhau trên thế giới. Khi tham gia giao dịch tại Forex, bạn có thể đổi tiền tệ của nước mình sang đơn vị tiền khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên không phải ai cũng có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ, đa số trader đến với Forex đều xuất phát từ mục đích đầu tư sinh lợi. Nghĩa là hôm nay bạn có thể bỏ tiền Việt Nam Đồng ra mua Đô la Mỹ và đợi đồng này tăng giá bạn sẽ bán ra để thu tiền Việt về.
Phần chênh lệch trong giao dịch chuyển đổi chính là lợi nhuận mà các nhà đầu tư hướng đến. Nếu khả năng dự đoán, phân tích và nhận định thị trường của bạn chính xác thì bạn sẽ có lợi nhuận, trường hợp đi ngược với xu hướng thị trường thì bạn sẽ có khả năng bị lỗ.
Nhiều sàn Forex lừa đảo người chơi như thế nào?
Hình thức kinh doanh qua sàn giao dịch ngoại hối Forex chưa thông dụng tại Việt Nam và gần như hình thức kinh doanh này chưa được cấp phép để hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Những sàn Forex tự mở ra và tổ chức giao dịch mà không có sự cho phép của bất kỳ cơ quan/đơn vị nào thì được xem là sàn hoạt động bất hợp pháp.
Đa phần các sàn Forex được mở ra hoạt động “chóng vánh”, thu tiền của nhà đầu tư và bỏ trốn. Mọi hoạt động của sàn Forex lừa đảo thường không có tính minh bạch.
Những sàn giao dịch ngoại hối Forex đúng nghĩa trên thế giới thì giá cả đồng tiền giao dịch sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cung cầu của thị trường. Giá cả của sản phẩm giao dịch do chính thị trường quyết định, không chịu sự chi phối của chủ sàn giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sàn ngoại hối Forex được mở ra và giá cả của các loại tiền do người lập sàn quy định, thậm chí họ có thể quyết định việc trader lời hãy lỗ, thắng hay thua.
Với phương thức hoạt động bất chính, người mới tham gia thị trường sẽ được chủ sàn cho thắng liên tục, thấy “dễ ăn” người chơi sẽ tiếp tục “bơm” tiền đầu tư, rủ thêm nhiều người vào chơi và đương nhiên trader không hề biết mình bị chủ sàn thao túng. Cho đến khi bạn liên tục thua, dần mất sạch tiền. Khi bạn muốn rút tiền về thì hệ thống sẽ trốn tránh, đưa ra nhiều lý do để bạn tiếp tục “đốt tiền” nuôi sàn. Thậm chí chủ sàn còn bắt người chơi bán số tiền ảo cho những người khác để thu tiền về chứ sàn không trực tiếp chi trả.
Vậy nên, bạn phải luôn cảnh giác để nhận diện đâu là sàn giao dịch ngoại hối Forex lừa đảo để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Những người chủ sàn Forex và những người môi giới chịu trách nhiệm gì?
Với tâm lý muốn nhanh chóng làm giàu, nhiều người dân đã trở thành nạn nhân cho các sàn giao dịch ngoại hối Forex bất hợp pháp. Thậm chí những sàn lừa đảo còn có tính thu hút nhiều người hơn những sàn uy tín, ỉm đi những thông tin bất chính như sàn forex bị bắt tập trung xây dựng uy tín và hoạt động cộng đồng rất tốt, nên số tiền đầu tư có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Chủ sàn Forex hay những người môi giới mời chào tham gia sàn giao dịch thường có những chiêu trò lôi kéo hết sức tinh vi. Các đối tượng này liên tục tổ chức các buổi hội thảo sang chảnh tại các địa điểm lớn như nhà hàng, khách sạn. Các diễn giả “dỏm” lên phát biểu sẽ tự xưng là giám đốc, chủ tịch tập đoàn… với phần giới thiệu khối tài sản lợi nhuận có thể cao đến mức hàng trăm triệu đô. Thực tế các vị chủ tịch ăn mặc bảnh bao, đi xế hộp xe sang như người giàu đều là đồ đi mượn để thu hút nhà đầu tư. Họ có thể chia sẻ vanh vách các câu chuyện về thị trường chứng khoản, kinh doanh bất động sản… và dẫn dắt bạn đến cách làm giàu nhanh chóng là đầu tư vào Forex. Với những lời cam kết bay bổng, lợi nhuận mang về có thể từ 15-20% thậm chí là hơn nữa, chỉ có lời không bao giờ lỗ…
Và thế là nhiều người nhẹ dạ cả tin liền bỏ tiền đầu tư với mong muốn mau chóng giàu nhanh như họ. Những sàn Forex bị bắt thường thuê cả đội ngũ từ vài chục đến vài trăm người chỉ để chào mời nhà đầu tư. Những nhân viên “giả danh” này thường chẳng có kiến thức gì về kinh doanh hay thị trường ngoại hối mà chủ yếu chỉ được học cách lôi kéo để người khác tham gia vào thị trường.
Nhiều người không những “đốt sạch” của cải vào sàn Forex mà còn đi vay mượn thêm. Sau một thời gian thì mất hết, còn phải gánh thêm nợ. Với sự lôi kéo thành công những người môi giới sẽ được chia phần trăm dựa trên số tiền đầu tư của người chơi.
Tóm lại, chủ sàn hay người môi giới đều là những người có hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Cụ thể chủ sàn giao dịch ngoại hối Forex, người môi giới đều phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017.
Hình phạt phải chịu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt từ đến chung thân. Cấu thành tội phạm của tội danh này là chủ sàn/người môi giới đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền đầu tư, tài sản của người khác. Cụ thể:
- Chủ sàn giao dịch quảng cáo ngoại tệ trên sàn lên xuống theo giá thị trường nhưng thực tế lại can thiệp vào giá cả để cho người chơi lỗ theo ý mình => Hành vi gian dối.
- Chủ sàn Forex và người môi giới cố tình cung cấp những thông tin sai lệch khiến người chơi hiểu nhầm và tin lầm vào hoạt động của sàn để đưa ra quyết định đầu tư sai trái. Sau đó cố ý làm cho người chơi bị lỗ trừ tiền, hòng chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, hành vi của chủ sàn và người môi giới đã đủ căn cứ để cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có cơ sở để cơ quan công an khởi tố.
Biểu hiện của những sàn Forex bị bắt hoặc lừa đảo
Sàn giao dịch cam kết lợi nhuận siêu khủng
Nếu sàn giao dịch cam kết lợi nhuận mang lại quá cao hoặc những lời hứa “chắc chắn không bao giờ có rủi ro” hay rủi ro cực thấp đều là lừa đảo và rất có thể là lừa đảo và sàn Forex bị bắt sau này. Một thị trường giao dịch quá hoàn hảo thường sẽ có phảng phất mùi của sự lừa đảo. “Không ai cho không ai cái gì” nên bạn phải thật tinh tường để đánh giá sàn giao dịch nào là an toàn, sàn nào là uy tín, chất lượng.
Thực tế có những sàn Forex trái phép bị đánh sập hoặc tự sập có những cách thức chung để tiếp cận nạn nhân: gọi điện thoại, nhắn tin mời chào như chỉ cần bỏ ra số vốn nhỏ, bạn có thể đầu tư sinh lời lên đến 5% số tiền vốn mỗi ngày, chỉ cần nhập lệnh theo chuyên gia, không mất mát. Thậm chí có những hình thức tổ chức qua group zalo , telegram, facebook, tư vấn nhiệt tình để nạn nhân tạo tài khoản và mau chóng nạp tiền vào để đầu tư. Có những “chuyên gia” giới thiệu chỉ vài tháng đã có xe sang, nhà xịn, xế hộp… đã khiến các nạn nhân đều mong muốn được giống các chuyên gia và xuống tay vào tiền.
Chắc hẳn bạn không hề hay biết những hình ảnh hào nhoáng đó đều là hình ảnh marketing trắng trợn tạo niềm tin “hảo huyền” cho khách hàng, chỉ cần bạn bỏ vốn thì số tiền sẽ tăng lên gấp bội lần.
Sàn Forex bị bắt thường thông tin hoạt động của sàn không rõ ràng
Các sàn giao dịch “dối trá”, lừa đảo thường ở trong bóng tối nên rất khó lộ mặt. Những người tham gia vào thị trường Forex lừa đảo thường không có kiến thức về thị trường, thậm chí không biết cách kiểm tra thông tin chính thức của sàn giao dịch.
Các trader khi tham gia giao dịch có thể thấy ở những sàn Forex lừa đảo, bị bắt thường có website không chính thống hoăc những thông tin trên trang chủ của sàn vô cùng lờ mờ. Chỉ có những hình ảnh quảng cáo quá đà và không có giấy tờ minh chứng hoạt động thực tế nào.
Sàn giao dịch ngoại hối không có giấy phép hoặc giấy phép giả mạo
Những sàn ngoại hối Forex lừa đảo ngang nhiên hoạt động mặc dù không có giấy phép hợp lệ, không hề tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thậm chí có những sàn tinh vi hơn còn công bố giấy phép những không rõ giấy tờ đó được cơ quan nào cấp phép.
Hoặc họ lấy những giấy phép chẳng liên quan đến thị trường Forex viết chằng chịt bằng tiếng nước ngoài và quảng cáo vô cùng rầm rộ, nhà đầu tư không có kiến thức sẽ không thể nhận biết giấy tờ giả, giấy tờ thật. Và điều này rất dễ khiến người dân bị “dắt mũi” vào các chiêu trò lừa đảo.
Sàn giao dịch không rút được tiền
Những sàn giao dịch Forex uy tín sẽ có những biến động về tỷ giá, lên xuống có lời lỗ theo nhịp biên độ của thị trường và đương nhiên sẽ rút được tiền sau giao dịch.
Sàn lừa đảo tức là bạn không thể rút tiền sau khi đã giao dịch dù có lời hay đang lỗ, hầu hết khi có ý định rút tiền các nhà đầu tư sẽ bị khóa tài khoản một cách vô lý. Nạp dễ mà rút thì khó là dấu hiệu đầu tiên của một sàn giao dịch lừa đảo.
Sàn có quá nhiều đánh giá tiêu cực
Nếu bạn là nhà đầu tư thông minh thì cần tìm hiểu nguồn thông tin review sàn giao dịch Forex trên mạng để tra cứu về việc lừa đảo. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận vì có những hội nhóm do chính sàn dởm tạo ra nhằm PR cho chính sàn.
Những sàn giao dịch Forex bị bắt nhà đầu tư cần tránh
Danh sách một số sàn Forex có dấu hiệu lừa đảo mà nhà đầu tư cần tránh, gồm:
Sàn | Thông tin xác nhận không uy tín |
Sàn Facebook Group Investment/Profits, FBO Trading Signals & Bitcoin investments | Không cho nhà đầu tư/người giao dịch thực hiện việc rút tiền |
Sàn ECN Capital | Không đảm bảo vận hành theo quy định của cơ quan tài chính CySEC |
Sàn GBCFX | Không cho phép người dùng rút tiền |
Sàn Forex365Options | Hay phát sinh những khoản phí lặt vặt mà không có trong điều khoản thỏa thuận ban đầu |
Sàn OT Capital | Đã nhận cảnh báo lừa đảo từ phía cơ quan tài chính ASIC |
Sàn EU Capital | Bắt các nhà đầu tư phải nạp tiền đầu tư với số tiền lớn, và nạp nhiều lần để nuôi lệnh, giữ và gồng lệnh giao dịch |
Sàn MultiplyMarket | Không chịu sự giám sát, quản lý của bất kỳ cơ quan uy tín nào |
Sàn BlueTrading | Bị cơ quan FCA cảnh báo vì tội làm giả giấy phép hoạt động |
Sàn OptionRally | Đã bị tước giấy phép hoạt động Forex |
Sàn Realmarketslive.com | Bị cơ quan tài chính ở Mexico cảnh báo về việc hoạt động khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền |
Sàn BFP Markets (bfpmarkets.com) | Bắt các nhà đầu tư đợi giao dịchrút tiền khá lâu, điều này không hề thỏa thuận trước khi tiến hành giao dịch |
Sàn Ferdinald Hill | Bị IFSC bị cảnh báo vì sử dụng giấy phép hoạt động giả mạo |
Sàn FXCM | Bị buộc rời khỏi thị trường Mỹ do liên quan đến chính sách không hợp lý đối với các nhà đầu tư |
Sàn FXGTrade | Đổ lỗi cho ngân hàng khi không thực hiền được giao dịch rút tiền |
Các sàn Forex sở hữu những giấy phép uy tín
Bên cạnh những sàn ngoại hối Forex lừa đảo đã bị bắt, thì chúng ta cũng cần nhìn nhận về những sàn Forex uy tín hoạt động rõ ràng minh bạch, giúp bạn có thêm lợi nhuận thụ động.
Xem thêm: Tiêu chí đánh giá sàn forex uy tín được nhiều nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”
Một số sàn Forex sở hữu giấy phép uy tín đang hoạt động tại thị trường Việt Nam phải kể đến như sau:
- Sàn Exness: hiện có trụ sở tại Cyprus, Exness đạng hoạt động và chịu sự giám sát từ phía cơ quan CySEC.
- Sàn XM hiện tại đang sở hữu rất nhiều loại giấy phép khác nhau như CySEC; IFSC; ASIC; FCA.
- Sàn XTB: sở hữu rất nhiều giấy phép khác nhau đến từ các cơ quan tài chính hàng đầu trên quốc tế như FCA, CySEC, KNF, Bafin,… và quan trọng nhất hiện nay XTB được niêm yết tại sàn chứng khoán Warsaw, Ba Lan từ năm 2016 với mã chứng khoán XTB.
- Sàn FXTM: sở hữu giấy phép của: FCA, IFSC, CySEC.
- Sàn HotForex: sở hữu giấy phép của FCA, FSA, FSCA, FSC…;
- Sàn BDSwiss: sở hữu khá nhiều giấy phép uy tín của cơ quan tài chính CySEC hoặc BaFin.
- Sàn Tickmill: sở hữu giấy phép của FSA, FCA và CySEC.
- Một số sàn khác như: Sàn ICMarkets; Sàn FBS…
Xem thêm:
- Top 10 sàn Forex uy tín Thế giới cho nhà đầu tư 4.0
- Top các sàn forex được cấp phép tại Việt Nam uy tín nhất hiện nay
- Top 10 sàn Bonus forex có thưởng giao dịch mới nhất 2024
Trên đây là một số thông tin sàn Forex bị bắt, lừa đảo mà bạn nên tránh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích trong việc đánh giá sàn Forex của bạn!