Trong những năm gần đây thị trường tiền tệ đang trở nên hot và thu hút được nhiều người quan tâm đối với loại tiền điện tử. Với sự mới lạ, độc đáo đã làm nên những trào lưu mới vậy bạn đã biết tiền điện tử là gì chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tiền điện tử là gì?
1.1. Định nghĩa về tiền điện tử
Đây là một loại tiền ảo, tiền kỹ thuật số chúng được tạo ra và hoạt động nhờ các thuật toán. Đặc điểm nổi bật và khác biệt là đồng tiền này hoàn toàn được sử dụng trong môi trường online thông qua mạng internet.
Tất cả các khâu từ phát hành, mua bán, giao dịch đều không thực hiện trực tiếp mà thông qua một hệ thống các thiết bị như điện thoại smartphone, máy tính, hay thẻ thanh toán điện tử. Bởi vậy chúng tồn tại một cách vô hình, người sở hữu không thể cầm, nắm và nhìn thấy thực tế thay vào đó được thể hiện thông qua các con số.
Khám phá tiền điện tử là gì?
Ngoài ra có thể hiểu đơn giản về loại tiền này là một phương tiện thanh toán, cũng có chức năng trao đổi, tích lũy giá trị được bảo mật bằng chữ ký điện tử. Bằng cách này người sử dụng có thể thanh toán, giao dịch xuyên quốc gia một cách nhanh chóng và thuận tiện thay cho việc phải thông qua các thủ tục và chi phí giao dịch lớn.
Đặc biệt loại tiền này khác hẳn so với tiền giấy được lưu hành hiện tại ở chỗ tất cả các giao dịch đều mang tính ẩn danh, không cần phải cung cấp thông tin cá nhân nhằm bảo đảm an toàn về thông tin sẽ không bị đánh cắp.
1.2. Lịch sử hình thành tiền điện tử
Loại tiền đặc biệt này lần đầu tiên đã xuất hiện vào những năm 90 là thời điểm công nghệ bắt đầu có sự bứt phá phải kể đến là Flooz, Beenz và DigiCash. Nhưng chúng nhanh chóng bị suy thoái bởi bởi những vấn đề không được giải quyết trong nội bộ hay trong chính cách thức hoạt động chưa tốt và phải nhận thất bại nhanh chóng.
Cho đến năm 2009 sự ra đời của Bitcoin đã đánh dấu một thời kỳ mới của đồng tiền điện tử đã thu hút được một lượng người vô cùng lớn quan tâm và tham gia vào hệ thống. Hoạt động theo hình thức phi tập trung không có sự kiểm soát của bên thứ 3 thông qua nền tảng công nghệ Blockchain.
Công nghệ này được ví như một cuốn sổ cái có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu, thông tin xuất phát từ các giao dịch, được công khai minh bạch và bất cứ người tham gia nào cũng có thể tiếp cận.
Ngay sau Bitcoin dần bắt đầu hình thành và xuất hiện nhiều đồng tiền ảo hơn nữa cho đến ngày nay đã tạo ra một thế giới tiền số bùng nổ và đầy tiềm năng.
1.3. Các hình thức của tiền điện tử
1.3.1. Đồng tiền ảo
Đây là một loại tiền không được kiểm soát, chúng được phát hành, quản lý bởi các nhà phát triển và được chấp nhận, sử dụng của các thành viên trông một cộng động. Tiền ảo được lưu trữ, mua bán, giao dịch qua các ứng dụng thông qua mạng internet.
1.3.2. Đồng tiền mã hóa
Hình thức thứ 2 của tiền điện tử là tiền mã hóa được ví như một tài sản kỹ thuật số trở thành cầu nối, trung gian để trao đổi thông qua các mật mã để thực hiện giao dịch, xác minh.
Đặc thù của loại tiền này là không thể làm giả và không chịu sự kiểm soát, chi phối của bất cứ tổ chức chính phủ hay ngân hàng nào. Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên xây dựng trên nền tảng Blockchain vẫn đang rất hot trong thế giới tiền điện tử hiện nay.
1.3.3. Tiền điện tử pháp định
Đây không phải là tiền kỹ thuật số mà là một hình thức biểu hiện của tiền pháp định được giao dịch, thanh toán online thông qua mạng internet mà hiện này đang được sử dụng rất phổ biến.
Thông qua các thiết bị như thẻ ngân hàng ATM, ví điện tử hay tài khoản ngân hàng như: Momo, Airpay, VTC Pay, Internet banking, thẻ ATM,... Bởi vậy chúng hoàn toàn có thể thay thế tiền pháp định (tiền giấy) và có giá trị như nhau.
Khác với tiền số loại tiền chịu sự kiểm soát của nhà nước và do nhà nước phát hành.
1.4. Khai thác tiền điện tử
Một đặc điểm nổi bật trong hệ thống và cách thức hoạt động của tiền số là việc bạn hoàn toàn có thể khai thác và kiếm tiền trên nền tảng của chúng bằng việc trở thành các thợ đào coin.
Việc khai thác coin ngày càng trở nên khó khăn hơn nếu giá trị của đồng tiền đó càng cao. Để có thể thực hiện được việc này đòi hỏi bạn phải được trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử tối tân giúp bạn có cơ hội nhận được nhiều tiền hơn.
>> XEM THÊM <<
- Đồng coin XVG là gì & Giải đáp thông tin chi tiết cho đồng coin XVG
- Tiền ảo Onecoin là gì & Onecoin lừa đảo như thế nào?
- Tìm hiểu tất tần tật thông tin về đồng XMR coin là gì & Giá trị của nó
- Phần mềm Minergate là gì & Cách đăng ký tài khoản trên Minergate
- Đồng First coin là gì & Tìm hiểu chi tiết về đồng tiền ảo Firstcoin
2. Ưu nhược điểm của tiền điện tử là gì?
2.1. Ưu điểm
Sự lớn mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như việc tạo lên một làn sóng mới từ tiền điện tử đã cho thấy tiềm năng rất lớn từ loại tiền này. Điều đặc biệt là chúng mang những ưu điểm vượt trội đến cả loại tiền pháp định cũng không có được.
- Chi phí giao dịch: So với hình thức giao dịch truyền thống tại các điểm giao dịch của ngân hàng thì chi phí giao dịch đặc biệt quốc tế cũng là một điều đáng suy nghĩ. Nhưng đối với tiền điện tử chi phí giao dịch rất thấp và gần như bằng 0.
- Thuận tiện trong giao dịch: Là người tham gia vào thế giới này mọi giao dịch đều được diễn ra một cách nhanh chóng và tức thời, không mất thời gian chờ đợi.
- Không có tiền giả: Đây là một vấn nạn rất lớn đối với tiền pháp định nhưng ở đây tiền số không thể làm giả.
- Độ bảo mật thông tin cao: Khi giao dịch bạn không cần cung cấp bất cứ thông tin hay giấy tờ tùy thân mà chúng được thực hiện ẩn danh.
- Khả năng sinh lời: Thay vì gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, hàng năm thu về mới mức lãi suất thấp thì khi đầu từ vào tiền điện tử bạn có khả năng thu lãi gấp hàng chục lần so với tiền gốc.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì nó có những nhược điểm nhất định như:
- Khó khăn trong quá trình sử dụng: Đặc thù của đồng tiền này phải thông qua mạng internet và các thiết bị công nghệ. Bởi vậy nếu những người không rành về công nghệ cũng sẽ gặp trở ngại nhất định.
- Lỗi giao dịch: Các hoạt động trên hệ thống tiền điện tử đều thông qua các thuật toán do đó không thể tránh được sự cố khi bị lỗi và thường không thể giải quyết được.
- Biến động về mặt giá trị: Đây là một đặc điểm nổi bật của loại tiền này chúng không có sự ổn định mà thay đổi liên tục dựa trên cung - cầu của thị trường.
3. Tình trạng tiền điện tử hiện nay như thế nào?
3.1. Tình trạng pháp lý
Được hoạt động một cách độc lập, phi tập trung và không chịu sự kiểm soát của chính phủ hay ngân hàng, tổ chức nào. Chính điểm này đã tạo lỗ hổng trở thành phương tiện để rửa tiền trốn thuế, hay sự lợi dụng của những kẻ gian. Bởi vậy đây là một vấn đề đáng lo ngại trở thành thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách.
Một số quốc gia trên thế giới đã lên tiếng và coi đây là phương tiện thanh toán không hợp pháp như: Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan, Trung Quốc và Việt Nam
3.2. Tiền điện tử đã được chấp nhận thanh toán?
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã chấp nhận thanh toán bằng loại tiền này điều này được chứng minh bởi sự ra đời của các ATM tiền điện tử có khoảng 4.415 ATM tại 58 quốc gia trên thế giới.
3.3. Cách mua tiền điện tử
Đối với tất cả các loại tiền kỹ thuật số để có thể mua bán, trao đổi chúng phải được thực hiện thông qua sàn giao dịch. Tại đây tất cả được trao đổi một cách minh bạch, rõ ràng phải kể đến các sàn giao dịch lớn như: Binance, Huobi Global, Coinbase Exchange,..
Ngoài ra còn tùy vào các đồng tiền khác nhau sẽ có những cách khai thác coin/token thông qua việc đào hay các tổ chức, sự kiện.
3.4. Cách trữ tiền điện tử
Để lưu trữ một cách an toàn và bảo mật người ta sử dụng đến các ví lưu trữ. Ví này là ví online có thể là ví trực tiếp hoặc thông qua các ứng dụng được tải về thiết bị. Tại đây bạn hoàn toàn có thể lưu trữ các loại tiền ảo và không sự bị hack và đánh cắp.
Ngoài ra bạn có thể lưu trữ tiền trực tiếp trên các sàn giao dịch thuận tiện cho việc trao đổi mua bán, giao dịch nếu sử dụng liên tục.
3.5. Tiền điện tử được sử dụng như thế nào
Sau khi bạn đã nắm được cơ bản đồng tiền điện tử là gì thì việc nắm bắt được cách sử dụng đồng tiền này cũng là điều vô cùng quan trọng.
Để hướng tới trở thành một đồng tiền có khả năng thanh toán như tiền pháp định. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng là một đồng tiền để giao dịch minh chứng rõ ràng là Bitcoin đã từng được chấp nhận là hình thức thanh toán hợp lệ như: phòng khách sạn, đặt vé máy bay, mua trang sức, mua ứng dụng,...
Không chỉ có Bitcoin ngày nay các đồng tiền số thế hệ sau cũng đang dần được chấp thuận ở nhiều quốc gia.
3.6. Tương lai của đồng tiền điện tử
Theo dõi quá trình từ hình thành đến phát triển của các đồng tiền có thể thấy chúng có một sự phát triển vượt bậc và tiềm năng vô cùng lớn trong tương lai. Chắc chắn rằng ngày sẽ càng có nhiều đồng tiền được phát triển để đa dạng thêm thế giới tiền ảo và hướng tới những mục đích riêng.
Đặc biệt việc kỳ vọng vào chúng có thể được toàn thế giới chấp nhận có thể sẽ được hoàn thiện ở tương lai.
Tìm hiểu tiền điện tử là loại tiền gì?
4. Những đồng tiền điện tử hiện nay
Để nói về những đồng tiền số đang chiếm lĩnh được thị trường hiện nay không thể không nhắc đến Bitcoin, Ethereum, hay Ripple.
- Bitcoin: Bitcoin được phát triển vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto được coi là đồng tiền điện tử đầu tiên và hiện nay đang đứng top đầu trong bảng xếp hạng với tổng vốn hóa thị trường cao.
- Ethereum: Phát hành vào năm 2015 nhưng có được những bứt phá trong thị trường là đồng tiền đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng. Ngoài ra Ethereum cũng có những điểm ưu việt hơn so với đồng Bitcoin ở tốc độ giao dịch được cải thiện và chi phí giao dịch thấp hơn.
Ripple: Ra đời vào năm 2012 sử dụng công nghệ thuật toán Blockchain nhằm hỗ trợ cho đồng tiền đi trước là Bitcoin tối ưu và cải thiện tốc độ giao dịch.
Tiền điện tử và những điều cần biết
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được tiền điện tử là gì và có một cái nhìn tổng quan hơn về thế giới tiền ảo cũng như những tiềm năng và sự phát triển của chúng trong tương lai.
Nguồn: Citinews