Có khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu vay của khách hàng, thủ tục lại nhanh chóng đơn giản, tín dụng đen đang trở thành “cái bẫy” khiến không ít khách hàng mắc phải vì thường nhầm lẫn với hình thức vay tín chấp. Vậy bạn có biết tín dụng đen là gì? Làm thế nào để phân biệt và nhận biết được tín dụng để tránh mắc bẫy tín dụng? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tín dụng đen là gì?
Đây là hình thức tín dụng cho vay nặng lãi được thực hiện giữa các cá nhân, tổ chức với nhau mà không qua hệ thống ngân hàng hay không qua một tổ chức tài chính trung gian nào được nhà nước cấp phép.
Đây là một loại hình phi chính thức và không được pháp luật công nhận. Do đó, người đi vay vốn sẽ không được bảo vệ về quyền lợi đồng thời các hoạt động cũng không được kiểm soát chặt chẽ.
Tìm hiểu tín dụng đen là gì?
2. Đặc điểm của tín dụng đen
Hoạt động này rất đa dạng dưới nhiều hình thức và không có một hình thức cụ thể nhất định nào. Đó cũng là lý do khiến nhiều khó nhận biết và phân biệt.
Tuy nhiên, hầu hết các loại hình tín dụng đen đều sẽ có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Nằm ngoài sự quản lý của cơ quan nhà nước và không được pháp luật công nhận, bảo vệ.
- Mức lãi suất cho vay tín dụng đen rất cao, thường dao động từ 100% - 300%/ năm.
- Thủ tục cho vay đơn giản, không cần thế chấp, hợp đồng. Thời gian giải ngân nhanh chóng, chỉ từ 10 - 30 phút.
- Không giới hạn hạn mức cho vay trong 1 lần vay.
- Lựa chọn đối tượng vay không căn cứ vào mục đích vay vốn, lịch sử tín dụng,... Không quan tâm đến thân nhân cũng như mục đích vay vốn của người vay.
- Thường có các biện pháp thu hồi nợ bằng trấn áp hay uy hiếp, thậm chí là chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp.
Đọc tới đây có lẽ bạn đã hiểu được tín dụng đen là gì? Vậy hoạt động này có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây
3. Tác hại của tín dụng đen
Với lãi suất cao từ 100 - 300%/ năm, thậm chí là cao hơn thế, tín dụng đen không chỉ mang đến gánh nặng lớn về tài chính cho người vay và là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng mất an ninh trật tự xã hội mà còn mang lại nhiều hệ quả xấu cũng như hệ lụy không mong muốn cho bản thân người đi vay, gia đình, bạn bè và cả xã hội.
Cụ thể, những hậu quả của tín dụng đen có thể mang lại đó là:
- Làm gia tăng các khoản nợ xấu, nợ lớn khiến người vay khó có khả năng hoàn trả từ đó dẫn đến tình trạng bị đánh đập, uy hiếp, siết nhà, siết tài sản, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Người vay không được bảo vệ về quyền lợi do đây không phải là hình thức cho vay được pháp luật thừa nhận, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
- Các doanh nghiệp vay tín dụng đen dễ dàng dẫn đến lỗ vốn, phá sản vì không đáp ứng nổi lãi suất quá cao.
4. Cách nhận biết
Các tổ chức tín dụng đen thường có cách thức và hình thức hoạt động rất đa dạng khiến khách hàng khó nhận biết và dễ dàng “sập bẫy” tín dụng.
Tốt nhất, khách hàng nên dựa vào những biểu hiện và đặc điểm sau đây để nhận biết và tránh rơi vào “bẫy”
>> XEM THÊM <<
- Thấu chi ngân hàng là gì - Những điều bạn cần biết về hoạt động này
- Muốn đầu tư bạn cần phải biết thẩm định tín dụng là gì
4.1. Dựa vào hình thức quảng cáo
Các tổ chức tín dụng uy tín, được nhà nước cấp phép hoạt động thường có website riêng đồng thời liên kết với các đối tác uy tín để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Trong khi đó, hình thức quảng cáo thường gặp nhất ở các tổ chức tín dụng đen thường là quảng cáo dưới dạng vay tín chấp ở các hiệu cầm đồ hoặc dưới dạng tờ rơi quảng cáo tại các điểm chờ xe bus, cột điện,...
4.2. Dựa vào thủ tục cho vay
Thủ tục cho vay trong các tổ chức tín dụng đen thường khá đơn giản và không cần yêu cầu quá nhiều về giấy tờ, tài sản đảm bảo, chỉ cần để lại CMND, bằng lái xe, thẻ ATM… là có thể vay được.
Nhận biết tín dụng đen
4.3. Dựa vào lãi suất cho vay
Ở các công ty tín dụng đen, mức lãi suất áp dụng thường rất cao, khoảng trên 100%/ năm, thậm chí có nơi lên đến hơn 300%/ năm. Đây là mức lãi suất mà không một tổ chức tài chính nào áp dụng. Do đó, khách hàng có thể nhận biết dễ dàng thông qua đặc điểm này.
4.4. Dựa vào hợp đồng cho vay
Các điều khoản bao gồm lãi suất, mục đích vay, cách thức thanh toán,... trong hợp đồng vay tín dụng đen thường không rõ ràng. Thậm chí, nhiều tổ chức còn thỏa thuận bằng “hợp đồng miệng”. Điều này gây bất lợi rất lớn cho khách hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng.
4.5. Hình thức đòi tiền vay
Đến kỳ hạn thanh toán, các tổ chức tài chính thông thường sẽ có văn bản thông báo đến từng khách hàng. Trong khi đó, các tổ chức thường đòi nợ tín dụng đen bằng hình thức gây sức ép, đe dọa, khủng bố,...
XEM THÊM:
5. Phân biệt tín dụng đen và vay tín chấp
Điểm khác biệt giữa vay tín chấp và tín dụng đen là gì? là câu hỏi mà nhiều người vẫn thường hay thắc mắc.
Cùng là những hình thức cho vay nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng khách hàng, tín dụng đen thường bị nhầm lẫn với hình thức cho vay tín chấp và khiến không ít người bị mắc bẫy lừa đảo.
Tuy nhiên, trên thực tế, hai hình thức tín dụng này có sự khác biệt rất lớn về phương thức, lãi suất và nhiều đặc điểm khác. Hơn nữa, vay tín chấp là hình thức vay tín dụng được pháp luật bảo hộ, mọi quyền lợi đều được quy định rõ ràng. Còn tín dụng đen là hình thức vay tín dụng không được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Có thể phân biệt rõ hai hình thức tín dụng này thông qua bảng so sánh sau đây:
Vay tín chấp là gì? |
Tín dụng đen là gì? |
|
Ảnh hưởng |
Giúp kiểm soát dòng tài chính và điều tiết kinh tế |
Gây ra sự bất thường cho dòng tiền lưu thông, gián tiếp ảnh hưởng đến trật tự an ninh - xã hội |
Chủ thể cho vay |
Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính uy tín được cấp phép của nhà nước. |
Các tổ chức, cá nhân tự phát, không được cấp phép hoạt động. |
Thủ tục |
Nhanh gọn, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ về tính pháp lý |
Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Thời gian giải ngân ngắn. |
Phương thức ký hợp đồng |
Hợp đồng đi kèm điều khoản và các giấy tờ đầy đủ |
Điều khoản không rõ ràng, đôi khi thỏa thuận bằng miệng |
Lãi suất |
Theo quy định của pháp luật, thường dao động từ 20 - 35%/ năm |
Lãi suất rất cao, dao động từ 100 - 300%/ năm |
Hình thức xử lý vi phạm cam kết |
Theo điều khoản cam kết trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật |
Gây sức ép bằng cách đe dọa, dùng bạo lực,... |
6. Một số biện pháp phòng tránh tín dụng đen
Như đã phân tích ở trên, tín dụng đen là một hình thức tín dụng không được pháp luật công nhận đồng thời nó cũng mang đến nhiều hậu quả và tác hại nghiêm trọng cho chính bản thân người vay, gia đình và cả xã hội. Vì vậy để tránh “sập bẫy”, khách hàng cần hết sức cảnh giác đồng thời chú ý những điều sau:
- Cố gắng tìm hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng đối với các tổ chức đang có ý định vay vốn. Chớ quyết định nóng vội ngay cả khi đang có nhu cầu vay vốn cấp bách.
- Tránh xa các quảng cáo vay vốn ưu đãi không cần chứng minh thu nhập hoặc thu nhập thấp tại các cột điện, ngã tư, tờ rơi…
- Cẩn trọng trước những ứng dụng vay tiền trên điện thoại không cần chứng minh thu nhập hay hợp đồng.
- Tốt nhất nên chọn vay vốn ở những công ty, tổ chức tài chính hoặc ngân hàng uy tín, được cấp phép của nhà nước.
Qua những thông tin mà bài viết trên chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã hiểu tín dụng đen là gì? Tác hại cũng như cách nhận biết của hình thức vay này ra sao. Citinews hy vọng, những thông tin trên có thể giúp bạn tránh xa được “bẫy tín dụng” để bảo vệ cho chính mình và người thân.