Trader là gì? Kỹ năng trading cần có để trở nên chuyên nghiệp
Trader là gì? Hẳn đây là một thuật ngữ không khá khó hiểu dù đối với nhiều người khi mới “chập chững” gia nhập vào thị trường đầu tư tài chính. Tuy nhiên, để hiểu rõ được cơ hội và thách thức khi là một Trader cũng như cách trở thành một Trader chuyên nghiệp như thế nào lại không phải là điều dễ dàng. Mến mời bạn đọc cùng Citinews theo dõi bài viết sau đây nhé!
Trader là gì?
Trader là nhà giao dịch, mô tả cá nhân thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm tài chính trên thị trường. Các sản phẩm tài chính ở đây có thể là: chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, vàng… Các Trader thực hiện mua bán dưới danh nghĩa của bản thân hoặc đại diện cho một tổ chức/ cá nhân khác trên thị trường.
Trader thực hiện các giao dịch ngắn hạn, thông qua đó để ăn chênh lệch giá cả, mang lại lợi nhuận. Thuật ngữ Trader được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt trong thời buổi công nghệ số, nhiều người chọn đây là một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập.
Có những loại Trader nào?
Đứng trước sự bùng nổ công nghệ như hiện nay, Trader đang dần trở thành một nghề tay trái hái ra tiền cho rất nhiều người. Mặc dù, vẫn chưa có một chương trình đào tạo chính thức nào trong nước nhưng đã có rất nhiều chuyên gia và Trader lâu năm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của họ. Trước khi quyết định có trở thành Trader trong tương lai hay không, bạn cần chọn cho mình một hình mẫu cụ thể.
Phân loại theo chiến lược đầu tư
- Scalper Trader: Là những Trader chuyên thực hiện nhiều giao dịch trong thời gian ngắn để chốt các khoản lợi nhuận nhỏ. Thuật ngữ Scalping dùng để chỉ phong cách đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là lướt sóng.
- Position Trader: Position trading là chiến lược đầu tư dài hạn nhất. Trong đó, nhà giao dịch (trader) được gọi là Position Trader sẽ giữ lệnh rất lâu để chờ đợi xu hướng thị trường có lợi.
- Day Trader: Còn gọi là những nhà giao dịch trong ngày, họ là những người thực hiện các hoạt động mua bán trước khi thị trường giao dịch của ngày hôm đó đóng cửa.
- Swing Trader: Được xem là có khoảng thời gian trung hạn, Swing Trader không thực hiện việc giao dịch trong thời gian quá ngắn hay quá dài. Dựa trên các phân tích họ sẽ đưa ra quyết định gồng lỗ hoặc giữ lệnh.
Phân loại theo đối tượng quản lý
- Trader cá nhân: Những nhà đầu tư bằng tiền của bản thân, dựa trên năng lực cá nhân và tự đưa ra các quyết định quan trọng.
- Trader đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác: chuyên viên tài chính, nhà đầu tư có kinh nghiệm, công ty ủy thác đầu tư, họ là người có kiến thức, kinh nghiệm để hướng dẫn người khác cách sử dụng tiền đầu tư hợp lý.
Phân loại theo thị trường
- Stock trader: giao dịch cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán .
- Forex trader: giao dịch các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối.
- Commodity trader: giao dịch các hàng hóa như dầu, lương thực, kim loại quý, nông sản…
- Metals trader: giao dịch các kim loại công nghiệp như thép, nhôm, đồng…
- Crypto trader: giao dịch các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, Litecoin...
Trading tại Việt Nam
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng và là một thị trường hấp dẫn đối với các trader. Nước ta có dân số tương đối trẻ và tầng lớp trung lưu đang phát triển, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho giao dịch rất phức tạp và cần được xem xét cẩn thận. Các trader cũng phải nhận thức được những đặc điểm của thị trường, chẳng hạn như sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.
Lưu ý để trở thành một trader thành công tại Việt Nam
Để trở thành một nhà giao dịch thành công tại Việt Nam, có một số mẹo cần ghi nhớ:
- Xây dựng kế hoạch giao dịch: Điều này liên quan đến việc đặt mục tiêu, xác định chiến lược và tạo quy tắc về thời điểm tham gia và thoát giao dịch.
- Quản lý cảm xúc: Giao dịch có thể mang tính cảm xúc, nhưng điều quan trọng là phải giữ kỷ luật và tránh đưa ra các quyết định bốc đồng.
- Học hỏi từ những sai lầm: Mọi nhà giao dịch đều phạm sai lầm, nhưng điều quan trọng là học hỏi từ chúng và điều chỉnh chiến lược của bạn cho phù hợp.
Sự khác biệt giữa Investor và Trader là gì?
Sự khác nhau giữa Trader và Investor dựa trên các yếu tố:
Yếu tố | Trader | Investor |
Giai đoạn | Là một phương thức nắm giữ tài sản trong một khoảng thời gian ngắn. Nó có thể là một tuần hoặc thậm chí là một ngày. Trader giữ tài sản cho đến khi đạt hiệu suất cao trong ngắn hạn. | Nhà đầu tư (Investor) có một cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc mua và nắm giữ. Nhà đầu tư đầu tư tiền của họ trong một vài năm, vài thập kỷ hoặc thậm chí trong thời gian dài hơn. Biến động thị trường ngắn hạn ảnh hưởng không đáng kể trong phương pháp đầu tư dài hạn. |
Tăng trưởng vốn | Thường nhìn vào biến động giá của tài sản trên thị trường. Nếu giá tăng cao hơn, Trader có thể bán tài sản đó. Đơn giản hơn, giao dịch là kỹ năng định thời thị trường. | Đầu tư là một nghệ thuật tạo ra lợi nhuận bằng cách gộp lãi và vốn qua nhiều năm bằng cách nắm giữ các tài sản chất lượng trên thị trường. |
Rủi ro | Liên quan đến rủi ro cao hơn và lợi nhuận tiềm năng cao hơn vì giá có thể tăng cao hoặc thấp trong một thời gian ngắn, do vậy rất khó có đủ thời gian để có một danh mục đầu tư cân bằng. | Một nhà đầu tư có thể có một danh mục đầu tư cân bằng hợp lý. Trong đó, nhà đầu tư có thể đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Và tài sản đầu tư cũng phải mất một thời gian để phát triển. |
Nghệ thuật và Kỹ năng | Nếu ví Trader là một trận đấu trong khi đầu tư là một con ngựa chạy đường dài. Trader là những người có kỹ năng nắm bắt thời gian thị trường và tìm hiểu xu hướng thị trường để đạt lợi nhuận cao hơn trong thời gian quy định. Họ có các loại chiến lược giao dịch khác nhau như Butterfly, Short sell, Long Straddle, Strangle và nhiều hơn nữa. | Nó có liên quan rất lớn đến tâm lý của thị trường. Mặt khác, các nhà đầu tư phân tích các tài sản mà họ muốn đầu tư. Đầu tư cũng bao gồm việc học các nguyên tắc kinh doanh cơ bản và cam kết duy trì đầu tư dài hạn. Nó liên quan đến triết lý điều hành doanh nghiệp và có vẻ vĩ mô hơn. |
Cơ hội và thách thức khi là một Trader
Trader hiện nay đang trở thành một nghề “hot” với giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì ngành nghề này cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Cụ thể:
Cơ hội của nghề trader là gì?
- Cơ hội kiếm tiền: So với các ngành nghề khác, trader có mức thu nhập tương đối hấp dẫn và không có giới hạn thu nhập tùy theo năng lực và vốn của bạn.
- Tự do, linh hoạt: Nếu như các ngành nghề khác có sự gò bó về thời gian, địa điểm làm việc, thì trader lại linh động hơn rất nhiều. Chỉ cần có một chiếc máy tính kết nối mạng ổn định, bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà vẫn có thể đạt được tự do tài chính.
- Không cần bằng cấp: Với các nghề đặc thù như giáo viên, bác sĩ, kế toán…cần phải có thời gian học tập và bằng cấp. Nhưng với nghề trader, bằng cấp, chứng chỉ không phải là yếu tố bắt buộc, chỉ cần bạn có đủ kiến thức về thị trường và kiến thức trade là bạn đã có thể tham gia giao dịch rồi. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường này đòi hỏi trader không ngừng học hỏi và có chiến lược đầu tư riêng.
Thách thức của nghề trader
Những thách thức của trader là gì?
- Rủi ro thua lỗ cao: Việc trader phân tích và nhận định thị trường sai dẫn đến thua lỗ không phải là điều hiếm gặp trong thị trường tài chính. Phân tích sai có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: thiếu am hiểu về thị trường, thiếu kỹ năng phân tích và quản lý lệnh hoặc rủi ro đến từ biến động của thị trường.
- Chưa được pháp luật bảo hộ: Hiện nay ở Việt Nam, thị trường ngoại hối và tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật bảo hộ. Chính vì vậy, khi gặp các vấn đề tranh chấp, các trader sẽ phải tự gánh chịu hoàn toàn rủi ro.
- Bị lừa đảo: Trên thị trường tài chính, bên cạnh các sàn giao dịch uy tín thì cũng không ít sàn lừa đảo. Nếu không tỉnh táo, dính phải các sàn lừa đảo, trader có thể bị mất trắng số tiền đầu tư của mình.
Cách trở thành một Trader chuyên nghiệp
Có kiến thức, nền tảng tốt
Theo thống kê, có khoảng 80 – 90% trader khi tham gia thị trường thị trường gặp phải thua lỗ. Lý do là thiếu hiểu biết về thị trường, không có kinh nghiệm phân tích kỹ thuật hay không xây dựng chiến lược đầu tư.
Chính vì vậy, trước khi muốn trở thành trader chuyên nghiệp, bạn phải dành thời gian tìm hiểu thị trường, trao dồi kiến thức và tập luyện thường xuyên, nhất là chuẩn bị tâm lý trong trường hợp thua lỗ.
Có nguyên tắc quản lý vốn chặt chẽ
Trader nên xây dựng cho mình nguyên tắc quản lý vốn thật chặt chẽ, ví dụ như: khối lượng giao dịch, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, số vốn bỏ ra…và tuân thủ đúng theo nguyên tắc đó. Đặc biệt, đối với mỗi lệnh giao dịch tại sàn forex hoặc sàn chứng khoán trader cần phải tuân thủ đặt cắt lỗ, chốt lời để giảm thiểu rủi ro cho bản thân.
Kiểm soát tâm lý
Nếu không kiểm soát tâm lý tốt sẽ rất dễ dẫn đến Fomo (sợ bỏ lỡ cơ hội). Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì đây là con đường ngắn nhất khiến trader bị cháy tài khoản.
Khi giao dịch hãy giữ cho mình có một cái đầu lạnh, luôn tỉnh táo để phát hiện các “bẫy” thị trường. Tuyệt đối không giao dịch theo cảm xúc hoặc chạy theo đám đông. Đồng thời hãy luôn chuẩn bị tâm lý thua lỗ. Bởi thị trường Forex đầy biến động và không ai có thể chắc chắn về dự đoán của mình.
Có tài chính tốt
Tham gia giao dịch tài chính bạn không nên chỉ đầu tư duy nhất một sản phẩm, mà phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để đề phòng rủi ro. Do vậy, hãy chuẩn bị cho mình nguồn lực tài chính thật tốt.
Kiên nhẫn, chờ đợi
Nếu không biết kiên nhẫn, chờ đợi mà mua vào bán ra nhanh chóng chính là một kiểu Fomo. Do đó, trader cần phải rèn luyện tính kiên nhẫn, thường xuyên quan sát thị trường để phát hiện ra các dấu hiệu chính xác, hiệu quả nhất.
Kết luận
Trading có thể là một hoạt động sinh lợi và thú vị, nhưng nó đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận. Bằng cách làm theo các mẹo và chiến lược được nêu trong hướng dẫn này, các nhà giao dịch tại Việt Nam có thể tăng cơ hội thành công của mình. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay một nhà giao dịch có kinh nghiệm, thì vẫn có rất nhiều cơ hội tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, hãy dành thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị, và bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!
Hy vọng qua bài viết “ Trader là gì? ”, bạn tìm được hướng đi đúng đắn cho bản thân mình nhé!