Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa quan trọng và cách tính chi tiết

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 24/04/2024 19 phút đọc

Chỉ số PMI được coi là một thuật ngữ quen thuộc trong giới kinh doanh mà chúng ta phải nằm lòng. Nếu bạn chưa biết PMI là gì và cách tính như thế nào thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây. Citinews sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số này để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Chỉ số PMI là gì?

PMI được hiểu là thuật ngữ khá phổ biến trong giới kinh doanh. Có thể nói, PMI chính là một trong những chỉ tiêu kinh tế khá quan trọng, giúp nhà quản lý có thể hoạch định chính sách cũng như phân tích hoạt động kinh doanh hiệu quả.

PMI chính là Purchasing Managers Index, còn được gọi là chỉ số quản lý thu mua trong tiếng Việt. Chỉ số này được công bố theo tháng bởi Viện quản lý cung ứng, là chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế trong ngành sản xuất.

PMI được tạo thành dựa trên năm số liệu chính như sau kèm trọng số:

  • Đơn đặt hàng mới (30%)
  • Sản lượng (25%)
  • Việc làm (20%)
  • Giao hàng từ nhà cung cấp (15%)
  • Hàng tồn kho (10%)

Dựa vào những tiêu chí này, những nhà quản lý có thể truy cập vào thông tin quan trọng trong điều kiện kinh doanh hiện tại cũng như hoạt động công ty.

PMI do Viện Quản lý Cung ứng (ISM) và IHS Markit Group tổng hợp và phát hành hàng tháng. Tại Việt Nam, hiện tại chỉ số PMI được IHS Markit Group thống kê. PMI dựa trên cuộc khảo sát hàng tháng được gởi tới các giám đốc điều hành cấp cao của hơn 400 công ty dựa trên tỷ trọng đóng góp vào GDP.

chi-so-pmi-la-gi
Chỉ số PMI

Nguồn gốc của chỉ số PMI

Chỉ số quản trị thu mua (PMI) lần đầu tiên được phát triển vào những năm 1940 bởi Viện Quản lý Cung ứng (ISM) tại Hoa Kỳ. Ban đầu được thiết kế để đo lường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, PMI kể từ đó đã được áp dụng trên toàn thế giới và hiện được coi là một chỉ số kinh tế quan trọng. Trong những năm qua, PMI đã phát triển, với những thay đổi về phương pháp và cách tính toán, cũng như việc áp dụng và tác động quốc tế của nó. Bất chấp các cuộc tranh luận đang diễn ra về độ chính xác của nó, PMI vẫn là một công cụ quan trọng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách để đánh giá hoạt động kinh tế.

Phân loại

PMI có thể được chia làm hai loại cơ bản. Hai loại PMI đó chính là sản xuất và phi sản xuất.

PMI sản xuất

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh về sức mua trong ngành sản xuất. Các trọng số PMI sản xuất chủ yếu sẽ bao gồm các yếu tố như:

  • Hoạt động kinh doanh; 
  • Đơn hàng mới; 
  • Việc làm; 
  • Giao hàng từ nhà cung cấp. 

Trọng số các thành phần có thể bao gồm những yếu tố như sau:

  • Đơn hàng mới chiếm 30%
  • Sản xuất chiếm 25%
  • Giao hàng từ Nhà cung cấp có 15%
  • Hàng tồn kho chiếm 10%
  • Công việc/ việc làm: 20%
chi-so-pmi-san-xuat
Chỉ số IPM sản xuất

PMI phi sản xuất

PMI phi sản xuất (hay còn được gọi là PMI dịch vụ) là chỉ số tổng hợp và được tính toán là để dự báo các điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực phi sản xuất. Những số liệu để đo lường PMI dịch vụ sẽ bao gồm những yếu tố như:

  • Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ có thể điều chỉnh theo mùa vụ).
  • Đơn hàng mới (tỷ lệ có thể điều chỉnh theo mùa vụ).
  • Việc làm (tỷ lệ có thể điều chỉnh theo mùa).
  • Giao hàng từ phía Nhà cung cấp.

Cách tính chỉ số PMI của Việt Nam

Các bạn có thể tham khảo cách tính PMI của Việt Nam theo công thức như sau:

PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0.5) + (P3 * 0)

Trong đó:

  • P1 được hiểu là phần trăm câu trả lời báo cáo sự cải thiện.
  • P2 có ý nghĩa là phần trăm câu trả lời báo cáo không thay đổi.
  • P3 chính là khái niệm phần trăm câu trả lời báo cáo suy giảm

Ý nghĩa của PMI

Dưới đây là một số ý nghĩa của PMI mà các bạn cần phải ghi nhớ trong kinh doanh:

  • PMI là thước đo quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Chỉ số PMI có thể được xem như một công cụ có thể giúp các ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ điều chỉnh chính sách tiền tệ trước những biến động của thị trường. 

Bên cạnh đó, các công ty hoàn toàn có thể sử dụng chỉ số này để ước tính được tốc độ tăng trưởng kinh tế của 1 công ty hoặc quốc gia. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra điều chỉnh linh hoạt trước khi đầu tư.

Nếu kết quả PMI từ 50 trở lên nghĩa là tình hình sản xuất đang phát triển, sản xuất ngày càng mở rộng. Chỉ số này ở mức dưới 50 tức là hoạt động kinh doanh có dấu hiệu thu hẹp lại, ngoài ra còn tính toán các chỉ số quan trọng như GDP, CPI…

  • Ảnh hưởng đến các quyết định của Công ty liên quan đến việc thu mua hàng hóa

Dựa vào chỉ tiêu này, nhà quản lý mua hàng có thể quyết định mua hàng hóa để sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Đó cũng được coi là cơ sở dữ liệu cho những công ty đánh giá tổng lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa.

Từ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định có nên sản xuất mặt hàng hay không dựa trên tổng số lượng mặt hàng đã đặt đặt qua đơn hàng.

PMI có thể coi là “trợ thủ đắc lực” giúp cho các nhà quản lý mua hàng cũng như kiểm kê xác định số lượng. Chỉ số này có thể giúp các công ty hoàn thành đơn đặt hàng của mình thông qua cách khớp với hàng tồn kho của sản phẩm. 

Chẳng hạn như hàng tồn kho sản phẩm cùng với số lượng bổ sung. Công việc đảm bảo hoạt động kinh doanh cho những tháng tiếp theo hoặc dựa trên đơn hàng tiếp theo.

  • Tác động đến các đơn vị cung ứng

Các nhà cung cấp hàng hóa dựa vào số PMI để có thể dự đoán nhu cầu thị trường. bên cạnh đó, nó cũng cung cấp chiến lược điều chỉnh giá của chúng ta để có thể phù hợp với thị trường.

Chẳng hạn như nếu lượng đơn hàng tăng lên cũng như nhu cầu hàng hóa tăng lên, nhà cung cấp có thể cân nhắc việc tăng giá sản phẩm. Từ đó, dẫn đến giá của sản phẩm cao hơn những nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Ngược lại, số lượng đặt hàng giảm có thể hạn chế nhu cầu đối với hàng hóa, cho phép những nhà cung cấp chấp nhận việc giảm giá, dẫn đến việc giảm giá cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

2. Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • Độ chính xác của chỉ số này rất cao do dữ liệu đến từ nguồn thực.
  • Dựa vào chỉ số PMI , các bạn hoàn toàn có thể hiểu được tình hình kinh tế như thế nào và cần phải đưa ra điều chỉnh gì?
  • PMI được coi là một chỉ số 'trẻ' bởi lẽ nó được cập nhật cũng như công bố hàng tháng. Chỉ số này có thể giúp các công ty dự đoán trước được những xu hướng phát triển.
  • Cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất
  • Có thể được sử dụng để đưa ra quyết định về sản xuất, hàng tồn kho và tuyển dụng.

Nhược điểm, hạn chế

  • Phạm vi phản xạ của chỉ số này không rộng lắm. Chỉ số này chỉ có thể phản ánh trình độ sản xuất nhưng lại không thể bao quát toàn bộ lực lượng lao động trong lĩnh vực.
  • Kết quả PMI được tính dựa trên nghiên cứu nội bộ cũng như có thể phản ánh một cách chủ quan và chưa thể chính xác tuyệt đối với thực tế hoạt động doanh nghiệp.
  • Có thể bị sai lệch hoặc sai số thống kê.
  • Chỉ đo lường các điều kiện hiện tại chứ không phải kỳ vọng trong tương lai.

Do vậy PMI chỉ là chỉ số tham khảo để doanh nghiệp để góp phần xem xét cùng các yếu tố khác trước khi chúng ta đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh, thu mua hàng hóa của mình.

3. Sử dụng chỉ số PMI như thế nào?

Ra quyết định kinh doanh

PMI có thể được các doanh nghiệp sử dụng để đưa ra quyết định sáng suốt.

Ví dụ về các quyết định kinh doanh có thể được thông báo bởi PMI bao gồm mức độ sản xuất, quản lý hàng tồn kho và chiến lược định giá. Những hạn chế và thách thức của việc sử dụng PMI để ra quyết định kinh doanh bao gồm sự tập trung vào lĩnh vực sản xuất và các lỗi tiềm ẩn trong quá trình thu thập dữ liệu.

Ra quyết định đầu tư

Các nhà đầu tư có thể sử dụng PMI để hướng dẫn các khoản đầu tư của họ.

Ví dụ về cách PMI có thể tác động đến các loại đầu tư khác nhau bao gồm giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái và giá hàng hóa. Các rủi ro và cân nhắc khi sử dụng PMI để ra quyết định đầu tư bao gồm sự biến động của thị trường, các yếu tố chính trị và kinh tế cũng như những thay đổi trong xu hướng của ngành.

Lập kế hoạch nghề nghiệp

Các cá nhân có thể sử dụng PMI để lập kế hoạch nghề nghiệp.

Ví dụ về cách PMI có thể tác động đến các ngành và vai trò công việc khác nhau bao gồm xu hướng tuyển dụng, tăng lương và nhu cầu đối với một số kỹ năng nhất định. Hạn chế và thách thức của việc sử dụng PMI để lập kế hoạch nghề nghiệp bao gồm thời gian trễ giữa các thay đổi kinh tế và tác động của chúng đối với thị trường việc làm, cũng như khó dự đoán các xu hướng dài hạn. 
Nhìn chung, PMI có thể là một công cụ hữu ích để ra quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng điều quan trọng là phải xem xét những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn của nó.

4. So sánh tin PMI với tin NonFarm

Mặc dù đều được đánh giá là những tin quan trọng nhất trong khi giao dịch nhưng Nonfarm thường có những biến động mạnh hơn so với tin PMI.

Nhìn vào phần dự báo so với thực tế có thể thấy con số này không chênh lệch nhau mấy, nên đa phần giá không co giật. Thậm chí nhiều lúc tin ra, trader còn không biết vừa mới công bố PMI xong, nhưng đôi khi giá dao động rất mạnh.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tham khảo những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến PMI. Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích để phục vụ cho quá trình giao dịch thuận lợi.

Xem thêm:

Kết luận

PMI là một chỉ số kinh tế quan trọng đo lường tình trạng của lĩnh vực sản xuất của một quốc gia. Nó cung cấp một dấu hiệu sớm về tăng trưởng hoặc suy giảm kinh tế, giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch cho tương lai và có thể được sử dụng để đưa ra quyết định về sản xuất, hàng tồn kho và tuyển dụng. Tuy nhiên, nó có những hạn chế và có thể không nắm bắt được toàn bộ nền kinh tế, có thể bị sai lệch hoặc sai số thống kê và chỉ đo lường các điều kiện hiện tại chứ không phải kỳ vọng trong tương lai.

Trong tương lai, PMI có thể sẽ tiếp tục là một chỉ số kinh tế quan trọng đối với các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển và ngày càng có nhiều dịch vụ hơn, các chỉ số kinh tế khác có thể trở nên phù hợp hơn. Ngoài ra, những cải tiến về công nghệ và thu thập dữ liệu có thể dẫn đến những cách thức mới để đo lường hoạt động kinh tế.

Trên đây là những thông tin về chỉ số PMI, hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Lina Coin là gì? Có nên đầu tư vào đồng Liana Coin không?

Lina Coin là gì? Có nên đầu tư vào đồng Liana Coin không?

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo