Lạm phát là gì? Đánh giá nguyên nhân, thực trạng, giải pháp

Lạm phát là gì? Đánh giá nguyên nhân, thực trạng, giải pháp

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 20:33 (GMT +07)

Lạm phát là gì? Nguyên nhân cũng như các biện pháp kiểm soát lạm phát như thế nào? Thực trạng lạm phát hiện nay của nước Việt Nam ta ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây, Citinews sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho vấn đề này nhé!

Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát?

Lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức độ giá của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và đồng thời là sự mất giá của một loại tiền tệ trong kinh tế vĩ mô. Theo điều kiện bình thường, một đơn vị tiền tệ trong một quốc gia có thể mua được một đơn vị hàng hóa. Nhưng khi xảy ra lạm phát, một đơn vị tiền tệ đó sẽ không còn đủ để mua được một đơn vị hàng hóa nữa và sẽ cần phải sử dụng hai hoặc ba đơn vị tiền tệ để thực hiện mua hàng.

Ví dụ về lạm phát: trong điều kiện bình thường mua một cái bánh mì với giá 10.000 vnđ, khi xảy ra tình trạng lạm phát để mua được một chiếc bánh mỳ đó bạn cần phải bỏ ra 20.000 vnđ.

lam-phat-la-gi
Lạm phát và cách phân loại

Phân loại lạm phát

Hiện nay, Lạm phát được chia thành 3 mức độ như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

So sánh Lạm Phát và Giảm Phát

Để hiểu được lạm phát và giảm phát là gì chúng ta hãy cùng tham khảo bảng so sánh sau.

Tiêu ChíLạm PhátGiảm Phát
Khái niệm

Lạm phát được hiểu đơn giản là hình thức giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng liên tục theo thời gian và sự mất giá của đồng tiền.

Giảm phát là sự suy giảm của mặt bằng giá cả. Hay có thể hiểu, giảm phát là sự giảm lạm phát.

Bản chất

Sự tăng giá, chênh lệch cung - cầu của giá cả hàng hoá, dịch vụ

Sự hạ thấp giá cả

Nguyên nhân

- Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng/thay đổi 
- Do chi phí tăng lên trong sản xuất của các doanh nghiệp 
- Lượng cung cấp tiền lưu thông trong nước tăng… 

Sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng

Lạm phát là gì? Các quy định và thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Quy định về lạm phát

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có một số quy định liên quan đến lạm phát như sau (Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam):

  1. Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra chỉ tiêu lạm phát hàng năm và trình Chính phủ quyết định và thực hiện.
  2. Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm.
  3. Quốc hội sẽ quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
  4. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
  5. Bộ Tài chính có trách nhiệm "chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chống lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tế

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Năm 2023, tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam là 3,25%.

Năm 2024, Việt Nam được ghi báo ghi nhận tỷ lệ lạm phát ở con số 3,4%. Con số được dự báo này thấp hơn nhiều so với mục tiêu về tỷ lệ lạm phát 4-4,5% trong cuộc họp Quốc Hội đã được thông qua.

Trên thực tế, báo cáo từ Tổng cục Thống kê, thì bình quân 2 tháng đầu năm 2024, đã ghi nhận con số tăng 3,67% với cùng kỳ của năm 2023. Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng từ thời tiết El Nino khiến giá lương thực tăng cao, đặc biệt là từ tháng 8 năm 2023.

lam-phat-la-gi1
Lạm phát ở Việt Nam

Nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp kiểm soát lạm phát?

Lạm phát là gì? Nguyên nhân lạm phát

  • Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một sản phẩm nào đó tăng lên, sẽ dẫn đến sự tăng giá của sản phẩm đó. Các mặt hàng khác cũng tăng giá theo, gây ra sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Hiện tượng này được gọi là "lạm phát do cầu kéo". Ví dụ điển hình tại Việt Nam là khi giá xăng tăng, giá cước taxi, giá thịt lợn, giá nông sản cũng tăng theo.

  • Lạm phát do chi phí đẩy

Dưới góc độ kinh tế, chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí máy móc, thuế... Khi giá của một hoặc vài yếu tố này tăng thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận. Sự tăng giá chung của các mặt hàng trong nền kinh tế được gọi là "lạm phát do chi phí đẩy".

  • Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ cho một mặt hàng cụ thể, nhưng lại tăng lượng cầu cho mặt hàng khác, và trong trường hợp thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam, giá của mặt hàng có lượng cầu giảm không giảm còn mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là giá chung của các mặt hàng tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế như thế nào?

Lạm phát là gì? Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như thế nào thì chúng ta cùng xem Chanh Tươi Review liệt kê một số sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế nhé.

  • Ảnh hưởng đến sản xuất

Dựa trên những nguyên nhân lạm phát đã được đề cập ở trên, có thể thấy rằng lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất. Lạm phát khiến cho giá của nhiều mặt hàng, là nguồn cung cho hoạt động sản xuất, tăng lên dẫn đến việc tăng giá cả. 
Tuy nhiên, đồng thời những nhà cung cấp nguyên vật liệu lại có nhiều lợi ích hơn khi lạm phát xảy ra. Những người này sẽ cố gắng tích trữ thêm hàng hoá để đẩy giá lên và thu được lợi nhuận cao hơn, gây ra tình trạng tích trữ và dồn ép hàng hoá tăng lên.

  • Đến thu nhập và việc làm

Do ảnh hưởng của lạm phát, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như chi phí tiêu dùng sẽ tăng cao. Thường thì, tiền lương của người lao động cũng sẽ được tăng tương ứng với mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. 
Tuy nhiên, trong thực tế, tiền lương của người lao động thường không thể đuổi kịp tốc độ tăng giá của hàng hoá và dịch vụ. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tăng lương, đặc biệt là tương xứng với tốc độ tăng giá, cần phải tăng lương cho người lao động. 
Nếu lạm phát kéo dài, có thể gây rối loạn trên thị trường lao động, tạo ra khoảng cách lớn giữa thu nhập và mức sống của người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.

  • Đến tăng trưởng kinh tế

Lạm phát làm ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế của một quốc gia. Mặc dù lạm phát nhẹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ gây bất ổn trong nền kinh tế.

Đầu tiên, tỷ lệ cung và cầu trên thị trường sẽ chênh lệch khi lạm phát tăng, ảnh hưởng đến sức mua, sản lượng và giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thứ hai, lạm phát cũng tạo ra sự phân hoá giàu, nghèo trong xã hội khi giá cả tăng cao, nhiều người đầu cơ trục lợi, đẩy giá cả hàng hoá trên thị trường tăng cao và ngày càng trở nên giàu hơn, trong khi người nghèo gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, dẫn đến càng nghèo hơn.

Cuối cùng, lạm phát còn gây giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bởi mặc dù đồng tiền mất giá, giá cả hàng hoá lại càng ngày càng tăng, đặc biệt là giá nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất cũng tăng theo, gây khủng hoảng trong nền kinh tế. Có thể thấy, không chỉ nền kinh tế mà lạm phát còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước.

Giải pháp kiểm soát lạm phát

  • Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông:

Việc bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế dẫn đến giá trị của tiền mất giá, do đó cần ngừng bơm tiền vào nền kinh tế và giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng cách tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng, tăng lãi suất chiết khấu để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.

  • Thúc đẩy sản xuất kinh doanh:

Một nguyên nhân chính gây ra lạm phát mạnh là do cung quá thấp so với cầu. Do đó, cần tăng cường sản xuất và kinh doanh để đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn một chút so với mức cầu để giảm tỷ lệ lạm phát.

Xem thêm:

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Hi vọng với chút chia sẻ của Citinews đã giúp bạn hiểu được Lạm phát là gì và cũng như hiện trạng lạm phát của nước ta hiện nay rồi nhé!

Bình luận
Popup image default

Thông báo