Chỉ số EBITDA là gì? Ý nghĩa trong phân tích tài chính

Chỉ số EBITDA là gì? Ý nghĩa trong phân tích tài chính

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 22:24 (GMT +07)

EBITDA là gì? EBITDA là một chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được các nhà đầu tư quan tâm và giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan về tình hình tài chính của công ty. Vậy công thức và cách tính EBITDA như thế nào? Mức độ quan trọng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

EBITDA là gì?

EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, dịch ra là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. EBITDA là thước đo hiệu quả tài chính của công ty và được sử dụng thay thế cho thu nhập hoặc thu nhập ròng trong một số trường hợp.

ebitda-la-gi
EBITDA là gì?

EBITDA ban đầu được sử dụng trong hoạt động sáp nhập, thôn tính vào những năm 80, khi đó chỉ số này chủ yếu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ của một công ty. Sau đó, nó trở nên phổ biến hơn trong các ngành có tài sản giá trị lớn, cần chiết khấu trong thời gian dài.

Ngày nay thì EBITDA được sử dụng phổ biến trong rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Công thức và cách tính EBITDA

EBITDA về cơ bản là thu nhập ròng (hoặc thu nhập) với lãi suất, thuế, khấu hao. EBITDA có thể được sử dụng để phân tích và so sánh lợi nhuận giữa các công ty và ngành công nghiệp, vì nó loại bỏ các tác động của tài chính và chi tiêu vốn.

Để tính lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp nào đó, bạn có thể sử dụng 1 trong 3 công thức sau:

  • EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay + Khấu hao
  • EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Chi phí lãi vay
  • EBITDA = EBIT + Khấu hao

Trong đó:

  • EBIT được tính bằng cách lấy Lợi nhuận ròng (LNST) cộng thêm Chi phí lãi vay và Thuế TNDN:
  • EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay
  • Các số liệu về lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, thuế, khấu hao, lãi vay bạn có thể xem trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
  • EBIT được lấy từ bảng hoạt động kinh doanh.

Và để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính EBITDA, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể sau đây:

Một công ty bán lẻ tạo ra được doanh thu 100 triệu USD và phát sinh 40 triệu USD chi phí sản xuất và 20 triệu USD chi phí hoạt động. Chi phí khấu hao là 10 triệu USD, mang lại lợi nhuận hoạt động 30 triệu USD. Chi phí lãi vay là 5 triệu USD. Thì thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Thuế suất 20% thì lợi nhuận ròng là 20 triệu USD.

  • Lợi nhuận ròng: 20.000.000
  • Khấu hao: 10.000.000
  • Lãi vay: 5.000.000
  • Thuế: 5.000.000

Vậy, thu nhập trước thuế của doanh nghiệp này là:

EBITDA = 20.000.000 + 10.000.00 + 5.000.000 + 5.000.000 = 40.000.000 USD.

Các nhà phân tích thường dựa vào EBITDA để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ bán hàng của một công ty và để so sánh giữa các công ty tương tự với các cấu trúc vốn khác nhau.

Ý nghĩa của EBITDA

Vậy ý nghĩa của chỉ số EBITDA là gì? Chỉ tiêu EBITDA được nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng vì nó phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Sau đây là một số ý nghĩa cơ bản của chỉ số này:

  • Giúp cho nhà quản lý cũng như nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được chính xác hơn, từ đó phán đoán đúng về tiềm năng phát triển trong tương lai.
  • Bên cạnh đó, việc sử dụng EBITDA còn giúp cho các nhà đầu tư loại trừ được các yếu tố kế toán tạo ra bức tranh tài chính hoàn hảo nhất cho các công ty, doanh nghiệp.
  • Mặt khác, đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ thông tin hoặc những ngành mà có chi phí khấu hao lớn dẫn đến việc lợi nhuận ròng quá thấp thì việc sử dụng EBITDA sẽ giúp làm đẹp cho báo cáo tài chính, tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư.
  • Đặc biệt, trong trường hợp bạn đang phân tích, so sánh những doanh nghiệp có sự chênh lệch về thuế thu nhập doanh nghiệp lớn thì chỉ số EBITDA sẽ giúp bạn đánh giá đúng về tiềm năng của mỗi công ty, từ đó đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn nhất.
y-nghia-cua-ebitda
Công thức tính của EBITDA

Tuy nhiên, EBITDA loại bỏ các khoản chi phí có thể sẽ che đi những tiến bộ thực sự trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí đó là:

  • Interest (lãi vay): Lãi vay được khấu trừ vì nó thuộc vào phần cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cấu trúc vốn khác nhau nên chi phí này sẽ khác. Đây được xem là tấm lá chắn thuế bởi các khoản này được thuế khấu trừ.
  • Tax (Thuế): Thuế không được tính đến bởi nó phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ của kỳ trước, điều này sẽ bóp méo lợi nhuận ròng thực tế
  • Depreciation and Amortization: khấu hao

EBITDA đã loại bỏ các yếu tố chủ quan trong việc tính khấu hao như các phương pháp tính khấu hao, các giá trị thặng dư hoặc các giả định về thời gian hữu ích.

Tuy nhiên:

  • Vì loại trừ nhiều yếu tố chi phí lớn của doanh nghiệp nên EBITDA thường ra một con số tuyệt đối rất lớn, điều này làm nhiều người lầm tưởng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Con số mà EBITDAa rất lớn, lớn hơn EBIT hay lợi nhuận thuần rất nhiều.
  • EBITDA loại bỏ khá nhiều chi phí lớn quan trọng nên nhiều người lầm tưởng đây chính là các thông số biểu đạt cho dòng tiền.
  • EBITDA không hề tính toán đến sự thay đổi trong dòng vốn lưu động, các dòng tiền tài chính hoặc các dòng tiền đầu tư và không thể thay thế các chỉ tiêu báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các hoạt động phân tích đầu tư tài chính.

Những trường hợp có thể sử dụng EBITDA

Chỉ số EBITDA thường chỉ được sử dụng ở những ngành có giá trị tài sản lớn, khấu hao trong 1 thời gian dài. Mục đích là loại bỏ những chính sách kế toán có liên quan đến giá trị khấu hao tài sản cố định.

Một số trường hợp chỉ số EBITDA được sử dụng bao gồm:

  • EBITDA được sử dụng thường xuyên ở những ngành sản xuất có giá trị tài sản, tỷ trọng và quy mô lớn làm cho chi phí khấu hao cao. Việc sử dụng EBITDA trong trường hợp này giúp làm báo cáo tài chính chỉn chu cho doanh nghiệp, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
  • Khi cần phải so sánh chỉ số EBITDA trong một khoảng thời gian dài hơn so với mức trung bình của các công ty, doanh nghiệp cùng ngành. Điều này giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về doanh nghiệp mà mình quan tâm.
  • Chỉ số EBITDA được áp dụng để tính toán trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc các mô hình dòng tiền định giá. Ở một số trường hợp, các nhà đầu tư còn sử dụng EBITDA để thay thế cho các dòng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • EBITDA được sử dụng để so sánh trong một số mô hình định giá như: EBITDA Margin, EBITDA/Chi phí lãi vay, EBITDA/Chi phí khấu hao, Nợ/EBITDA…

Nhược điểm của EBITDA là gì?

Vì chỉ số EBITDA được sử dụng để đem lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp tốt hơn nên đối với 1 doanh nghiệp chỉ số EBITDA đôi khi mang tính phóng đại và ảo. Vì thế nếu nhà đầu tư không cẩn thận sẽ dẫn đến sai sót trong quyết định khi chỉ nhìn vào chỉ số EBITDA để xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không.

Vậy những điều nhà đầu tư cần lưu ý khi nhìn vào chỉ số EBITDA là gì? Đối với các nhà đầu tư, khi được cung cấp chỉ số EBITDA, cần thận trọng đối với một số những vấn đề sau:

  • EBITDA không thay thế được dòng tiền

Có nhiều trường hợp các chuyên gia phân tích và nhà báo thuyết phục các nhà đầu tư dựa theo chỉ số EBITDA để đánh giá dòng tiền. Đây là một lời thuyết phục vô lý và cực kỳ mạo hiểm. Bởi lẽ thuế và tiền lãi là tiền mặt. Nếu như một công ty không nộp thuế cho Chính Phủ hoặc không vay nợ thì làm sao tồn tại lâu dài trong thương trường được.

  • EBITDA có thể sai lệch lãi vay

Chỉ số EBITDA có thể dễ dàng để làm cho 1 công ty có vẻ nhiều tiền để thanh toán lãi suất cho vay. Lấy ví dụ đơn giản cho 1 công ty có 10 triệu USD là lợi nhuận và chi phí lãi suất là 15 triệu USD. Việc thêm vào chi phí khấu hao 8 triệu USD thì bỗng nhiên công ty đó có EBITDA là 18 triệu USD nên có thể thanh toán được các khoản lãi suất khác.

Khấu hao dựa theo những giả định sai lầm mà sẽ được bổ sung trở lại khiến họ cho rằng các chi phí này có thể tránh được. Mặc dù khấu hao không được xem là tiền mặt nhưng cũng không thể hoãn lại một cách vô thời hạn. Các thiết bị, máy móc chắc chắn sẽ hao mòn và quỹ này là vô cùng cần thiết để có thể thay thế hoặc nâng cấp các trang thiết bị.

  • Không được bỏ qua chất lượng lợi nhuận

Các công ty khác nhau sẽ sử dụng số liệu thu thập khác nhau về các khoản thanh toán lãi suất, thuế, khấu hao và các khoản khấu trừ từ thu nhập.

Chỉ số EBITDA lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe kế toán của nhiều doanh nghiệp nhằm tạo ra chỉ số EBITDA cao và cho thấy lợi nhuận của công ty cao, dễ thuyết phục các nhà đầu tư. Thậm chí khi đã chấp nhận cả sự sai lệch về thuế, lãi suất hay khấu hao thì lợi nhuận được tính ra từ chỉ số EBITDA này vẫn không đáng tin cậy.

  • EBITDA có thể khiến công ty có vẻ rẻ hơn so với thực tế

Một rủi ro của chỉ số EBITDA chính là khiến cho công ty nào đó có thể có giá trị rẻ hơn so với thực tế họ có. Khi những nhà phân tích cố phiếu nhìn vào bội số của EBITDA và không phải nhìn vào thu nhập dòng thì EBITDA lúc này lại thể hiện bội số thấp hơn. Vì thế nó có thể khiến cho công ty của bạn trở nên rẻ hơn trong mắt của người khác.

Ứng dụng của EBITDA trong đầu tư như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, chỉ số EBITDA là một chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó ứng dụng của chỉ số này trong đầu tư là rất phổ biến. Cụ thể:

EBITDA margin

EBIT margin (Biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế) là một chỉ tiêu tài chính, thể hiện hiệu quả quản lý các chi phí hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, QLDN…).

Tương tự EBIT margin, chỉ tiêu EBITDA margin cũng được sử dụng trong phân tích để so sánh doanh nghiệp qua các năm hoặc so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. EBITDA margin được xác định bằng công thức:

EBITDA margin = EBITDA / Doanh thu thuần

Bạn có thể đi vào nghiên cứu, đánh giá những doanh nghiệp có EBITDA margin duy trì ổn định ở mức cao.

ung-dung-cua-ebitda
Ứng dụng EBITDA

Chỉ số nợ vay ròng/ EBITDA (NET debt/EBITDA)

Ứng dụng tiếp theo của chỉ sô EBITDA là có thể tính chỉ số nợ vay ròng của doanh nghiệp. Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA sẽ cho biết một doanh nghiệp cần hoạt động trong bao lâu (với mức EBITDA hiện tại) để có thể trả hết nợ.

Công thức tính như sau:

Nợ vay ròng/ EBITDA

Trong đó: Nợ vay ròng = Nợ vay ngắn hạn + Nợ vay dài hạn (cẩn thận hơn thì bạn trừ thêm Tiền và tương đương tiền)

Tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA thấp thường được ưa thích hơn. Vì nó chỉ ra rằng doanh nghiệp này không vay nợ quá mức và có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của mình. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA cao, điều đó cho thấy một doanh nghiệp đang gặp phải gánh nặng về nợ.

Đặc biệt là nếu tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA trên 4 hoặc 5 thì đây được coi như 1 lá cờ đỏ (red-flag) cảnh báo nguy hiểm cho nhà đầu tư. Tất nhiên, tỷ lệ này có sự khác nhau đáng kể giữa các ngành, vì mỗi ngành khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Do đó, chỉ số này được sử dụng tốt nhất để so sánh các công ty trong cùng ngành.

Chỉ số EV/EBITDA

Để đánh giá giá trị cổ phiếu của một công ty, người ta thường sử dụng chỉ số EV/EBITDA hoặc là EV/EBIT. Hai chỉ số này giúp nhà đầu tư tham khảo một mẫu chung để đánh giá xem doanh nghiệp nào có tiềm năng hơn khi loại bỏ cơ cấu vốn và nợ của doanh nghiệp.

Đặc biệt rất hiệu quả cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn so sánh 2 doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực khác nhau.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

1. Tại sao EBITDA lại quan trọng đối với việc định giá một doanh nghiệp?  

EBITDA thường được sử dụng làm thước đo định giá cho các doanh nghiệp vì nó cung cấp bức tranh rõ ràng hơn về hiệu suất hoạt động và tiềm năng dòng tiền của công ty. Bằng cách cộng lại các chi phí không hoạt động, EBITDA cho thấy một công ty có thể tạo ra bao nhiêu tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

2. Một số hạn chế khi sử dụng EBITDA là gì?  

Mặc dù EBITDA là một thước đo tài chính hữu ích, nhưng nó có một số hạn chế. Thứ nhất, nó không tính đến chi phí vốn cần thiết để duy trì tài sản của công ty. Thứ hai, nó có thể được các công ty thao túng thông qua các hoạt động kế toán sáng tạo. Cuối cùng, EBITDA không phản ánh nghĩa vụ thuế của công ty, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của công ty.

3. EBITDA khác với dòng tiền như thế nào?  

Mặc dù EBITDA và dòng tiền đều là thước đo hiệu quả tài chính của công ty nhưng chúng không thể thay thế cho nhau. EBITDA đo lường hiệu suất hoạt động và lợi nhuận của công ty, trong khi dòng tiền đo lường lượng tiền mặt được tạo ra hoặc sử dụng bởi một công ty trong một khoảng thời gian cụ thể.

4. Có phải EBITDA cao hơn luôn tốt hơn không?  

Mặc dù EBITDA cao hơn có thể là một chỉ số tích cực về sức khỏe tài chính và tiềm năng phát triển của công ty, nhưng không phải lúc nào nó cũng tốt hơn. EBITDA cao có thể là kết quả của các biện pháp cắt giảm chi phí tích cực hoặc giảm chi tiêu vốn, điều này có thể không bền vững trong dài hạn.

Tóm lại, EBITDA là một thước đo tài chính được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của công ty bằng cách loại bỏ các chi phí không hoạt động. Đây là một công cụ phổ biến được các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động, tiềm năng dòng tiền và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Mặc dù EBITDA có một số hạn chế và không phải là thước đo hoàn hảo về tình hình tài chính của công ty, nhưng nó vẫn là một công cụ được sử dụng rộng rãi để định giá doanh nghiệp. Bằng cách hiểu ý nghĩa của EBITDA, cách tính toán và tầm quan trọng của nó, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi đánh giá các cơ hội đầu tư tiềm năng.

Cuối cùng, EBITDA nên được sử dụng cùng với các số liệu tài chính và các yếu tố định tính khác để có được cái nhìn toàn diện về sức khỏe và tiềm năng tài chính của công ty. Bằng cách đó, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác và sáng suốt hơn khi đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng.

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần biết khi phân tích chỉ số EBITDA. Hy vọng bài viết EBITDA là gì hữu ích với bạn.

Bình luận
Popup image default

Thông báo