Checking account là một loại tài khoản ngân hàng được sử dụng rất phổ biến. Nhưng dám chắc rằng nhiều người vẫn chưa rõ checking account là gì dù hàng ngày vẫn phải thường xuyên giao dịch trên tài khoản này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này để từ đó biết cách sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn!
1. Tìm hiểu chung về Checking account
1.1. Khái niệm tài khoản vãng lai là gì?
Checking account (tài khoản vãng lai) hay tài khoản thanh toán. Đây là một loại tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính nào đó nhằm mục đích cung cấp tài chính cho nhu cầu cá nhân một cách nhanh chóng và an toàn.
Với tài khoản này, khách hàng có thể nhận, gửi tiền, chuyển khoản online, thậm chí thanh toán hóa đơn,....
Tài khoản thanh toán cũng chính là tài khoản mà các công ty sử dụng để chuyển lương cho người lao động.
Khái niệm checking account (tài khoản vãng lai)
1.2. Phân loại Checking account
Nó có nhiều loại. Nếu căn cứ vào tiêu chí lãi suất thì có thể chia thành những loại sau:
- Loại cùng lãi suất và cố định (Nếu lãi suất được áp dụng như nhau đối với bên Nợ và bên Có trong suốt thời kỳ hoạt động của tài khoản).
- Loại cùng lãi suất và không cố định.
- Loại không cùng lãi suất và cố định.
- Loại không cùng lãi suất và không cố định.
1.3. Đặc trưng của Checking account là gì?
Không giống như các loại tài khoản ngân hàng khác, đây là tài khoản chủ yếu được dùng để giao dịch hàng ngày nên nó cũng có những đặc trưng riêng biệt so với các loại tài khoản khác.
Cụ thể, những đặc trưng bao gồm:
1.3.1. Cách hạch toán Checking account
Tài khoản vãng lai hạch toán cho cả bên nợ và bên có. Trong đó, bên nợ hạch toán khoản chi của khách hàng và bên có hạch toán khoản thu của khách hàng.
Số dư trong tài khoản thanh toán được tính bằng cách lấy tổng nghiệp vụ Có trừ đi tổng nghiệp vụ Nợ.
1.3.2. Nguyên lý kế toán kép
Những khoản tiền đổ vào tài khoản vãng lai trong ngân hàng được xem là nguồn vốn (= ghi có). Đồng thời những khoản tiền rút ra như thanh toán séc hay tiêu dùng qua thẻ thanh toán,... được gọi là sự sử dụng hay tiêu dùng (= ghi nợ).
Nhưng dưới góc độ của khách hàng, nếu chủ thể này cũng áp dụng nguyên tắc kế toán kép, những khoản mà ngân hàng gọi là ghi có (tiền vào) lại là một khoản ghi nợ (tiền ra) và ngược lại.
1.3.3. Ngày bắt đầu tính lãi của Checking account
Ngày bắt đầu tính lãi hiện nay đã được điều chỉnh theo cách tính tài khoản vãng lai mới và trùng với ngày phát sinh nghiệp vụ.
1.3.4. Phương pháp tính lãi cho tài khoản vãng lai
Phương pháp tính lãi bao gồm: Phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp rút số dư.
>>THAM KHẢO THÊM<<
- Sao kê tài khoản ngân hàng là gì và #3 điều kiện để sở hữu giấy sao kê
- [TRA CỨU] Số dư khả dụng là gì và cách kiểm tra nhanh nhất
2. Hình thức mà Checking account đang sử dụng
Tài khoản vãng lai là gì? - Nó có bản chất là một tài khoản thanh toán, do vậy hình thức sử dụng của tài khoản này có sự khác nhau ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi nước cũng như thói quen thanh toán. Nhưng nhìn chung, nó sẽ được sử dụng dưới những hình thức phổ biến sau:
- Giấy tờ cam kết thanh toán như Séc và Phiếu gửi tiền.
- Tiền mặt hay chuyển khoản.
- Ghi nợ trực tiếp.
- Thẻ ghi nợ hay thẻ ATM.
- Thanh toán qua máy quẹt thẻ POS.
- Chuyển khoản nước ngoài qua hệ thống SWIFT.
- Thanh toán các dịch vụ tự động.
- Ủy nhiệm chi.
Checking account và các hình thức đang sử dụng
3. Lãi suất tài khoản vãng lai (Checking account) như thế nào?
Checking account là tài khoản gì? - Như đã nói ở trên loại tài khoản này có bản chất là một loại tài khoản thanh toán dùng để giao dịch hàng ngày và nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính của cá nhân một nhanh chóng, do vậy, lãi suất của loại tài khoản này thường không có hoặc nếu có thì mức lãi suất cũng rất thấp trên số dư hiện có chứ không như các loại tài khoản gửi tiết kiệm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Checking account là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời quý bạn tham khảo thêm về phí dịch vụ của tài khoản vãng lai và sự khác biệt so với Saving Account.
4. Checking account có bị mất phí dịch vụ không?
Nó có thể bị mất phí hoặc không đối với từng loại giao dịch khác nhau và tùy thuộc vào từng tổ chức khác nhau.
Thông thường với các giao dịch tài chính cơ bản cho người dùng, ngân hàng sẽ không thu phí dịch vụ.
Với những giao dịch khác, mức phí sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Mức lãi suất chung của việc cho vay, gửi tiền của mỗi quốc gia.
- Phụ thuộc vào giá trị giao dịch của tài khoản Checking Account.
- Số lượng các kênh tiếp cận nguồn tiền gửi mà tổ chức tài chính cung cấp.
5. Sự khác nhau giữa Checking Account và Saving Account
Đây là hai loại tài khoản khá thông dụng và được sử dụng rất phổ biến.
Vậy sự khác biệt giữa Saving Account và tài khoản vãng lai là gì? - Sự khác nhau giữa hai loại tài khoản này như sau:
Checking Account có bản chất là một loại tài khoản thanh toán, được dùng trong các giao dịch hàng ngày và phục vụ cho việc tiêu dùng hàng ngày.
Trong khi đó, Saving Account là tài khoản được sử dụng để gửi tiết kiệm và phục vụ cho mục đích dài hạn.
Ngoài ra, Hai tài khoản này cũng có điểm khác biệt nữa đó là mức lãi suất khác nhau. Saving account có lãi suất tiền gửi cao và mức lãi suất này tỷ lệ thuận với số tiền gửi theo quy định của ngân hàng. Còn Checking Account thì thường không được trả lãi suất hoặc mức lãi suất được trả nếu có cũng không đáng kể.
Bên cạnh đó, số lần rút tiền của hai loại tài khoản này cũng hoàn toàn khác biệt. Với Checking Account, người dùng có thể rút không giới hạn nhưng với Saving account thì sẽ hạn chế số lần rút để nhằm mục đích giữ tiền trong tài khoản và đảm bảo số tiền vẫn còn đó khi khách hàng thực sự cần sử dụng.
Tài khoản Saving account cũng được dùng để thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng mà không cần phải rút tiền ra để sử dụng. Còn Checking Account thì không thể sử dụng với mục đích như trên.
Tổng quan về Checking Account
Như vậy với bài viết trên các bạn chắc chắn đã rõ Checking Account là gì? cũng như những đặc điểm của tài khoản này. CITINEWS Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn có thể lựa chọn được loại tài khoản phù hợp cho mình.