[Tìm hiểu] Blockchain là nền tảng ​gì & Những đặc điểm cơ bản của Blockchain

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 18/10/2023 17 phút đọc

 

Đồng hành song song cùng với đồng tiền ảo, tiền điện tử là nền tảng Blockchain luôn có sức hút vô cùng lớn. Vậy thực hư công nghệ Blockchain là nền tảng gì? Chúng được ứng dụng vào thực tiễn như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết. 

1. Khái niệm Blockchain là nền tảng gì?

Công nghệ này được biết đến là một khối chuỗi các dữ liệu, thông tin được lưu trữ một cách đầy đủ nhất. Bởi vậy người ta thường ví Blockchain giống như một cuốn sổ cái, sổ kế toán là nơi lưu giữ tất cả các hoạt động liên quan đến tiền ra - vào và được kiểm soát vô cùng chặt chẽ và hợp lý. 

Tóm lại Blockchain nghĩa là gì? - Đây là một công nghệ được biết đến với ứng dụng đặc biệt trong lĩnh vực đồng tiền ảo và đạt hiệu quả cao, được người dùng tin tưởng tuyệt đối về độ bảo mật.

Blockchain là nền tảng gì?
Blockchain là nền tảng gì?

>>CHỦ ĐỀ KHÁC

2. Công nghệ Blockchain là gì? Blockchain được tạo ra như thế nào?

Được xây dựng bởi W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã nhen nhóm và được mô tả khá sớm vào năm 1991. Khi sử dụng công nghệ này ứng dụng vào bất cứ lĩnh vực nào hoàn toàn không thể xóa, thay đổi hay làm giả dưới mọi hình thức. Đây là điểm ưu việt tuyệt đối của công nghệ này và cũng là mục đích là nó hướng tới trong tương lai. 

Đặc biệt cho tới năm 2008 với sự ra đời của Bitcoin - đồng tiền ảo đầu tiên xuất hiện mà làm thị trường tiền số nổi lên như cồn. Đồng tiền này đã áp dụng nền tảng công nghệ Blockchain và cả thế giới cũng phải công nhận và được biết đến rộng rãi. 

3. Blockchain dùng để làm gì?

Sự ra đời của công nghệ này đã tạo nên một tiếng vang lớn trong giới công nghệ được coi là một phát minh lớn. Dựa vào Blockchain chúng ta hoàn toàn có thể trao đổi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau đến từ những người lạ mặt, chưa gặp bao giờ. Nghe có vẻ vô lý nhưng đây là hiện thực đối với mọi lĩnh vực ứng dụng nền tảng công nghệ này. 

Với hệ thống được lập trình một cách logic và không thể thay đổi bởi vậy mà một khi đã tham gia bạn hoàn toàn có thể tin tưởng không có sự gian lận ở đây. Chính vì vậy mà nó được ứng dụng đầu tiên vào đồng tiền Bitcoin, người đầu tư chỉ cần đổ vốn vào, cũng những tính toán về giá trị đồng tiền mà đưa ra quyết định chính xác còn việc giao dịch, trao đổi đã có hệ thống này xử lý.

4. Cấu trúc của Blockchain

Khi tìm hiểu về Blockchain là nền tảng gì có thể thấy trong cấu trúc của 1 Blockchain tương ứng với một khối sẽ bao gồm 3 phần chính là dữ liệu, hash của khối hiện tại và hash khối trước. 

  • Dữ liệu 

Dữ liệu trong nền tảng công nghệ Blockchain sẽ được tổng hợp tùy vào từng lĩnh vực mà nó được ứng dụng. Các dữ liệu này được sắp xếp và lưu trữ theo thời gian không có khả năng thay đổi, chính sửa hay xóa bỏ tạo nên tính tuyệt mật, an toàn. 

Ví dụ: Ứng dụng công nghệ này trong đồng tiền Bitcoin thường dữ liệu được lưu trữ liên quan đến các giao dịch của nhà đầu tư nên sàn giao dịch. Thông tin được lưu trữ thường là dữ liệu người gửi, người nhận coin. 

  • Hash của khối hiện tại

Đây là trường dữ liệu được tạo ra coi như đặc điểm nhận dạng, các thông tin không bị trùng lặp mà được độc lập hoàn toàn với nhau. 

  • Hash của khối trước

Sự xuất hiện của các Hash khối trước nhằm tạo ra sự liên kết chuỗi giữa các khối với nhau. Nhưng khối đầu tiên sẽ đứng độc lập, không được liên kết với khối nào bởi đây là khối nguyên thủy. 

Công nghệ Blockchain
Cấu trúc của Công nghệ Blockchain

5. Các đặc điểm nổi bật của Blockchain

Khi tìm hiểu về công nghệ Blockchain là gì thì những đặc điểm nổi bật của nền tảng này là thông tin quan trọng để làm rõ về khái niệm của Blockchain. Vậy những tính năng nổi bật đó như thế nào. Tất cả được tổng hợp cụ thể sau đây:

  • Một cơ sở dữ liệu phân tán

Một điểm đặc biệt ở Blockchain so với các hệ thống lưu trữ thông thường khác là tại đây các dữ liệu không phải được lưu trữ ở một nơi hay một vị trí cố định nào mà nó được lưu trữ công khai để toàn bộ người tham gia có thể kiểm soát một cách rõ ràng, minh bạch. Bởi vậy có thể nói dữ liệu trên công nghệ này được lưu trữ từ nhiều máy tính một lúc. Ngoài ra đặc điểm này còn giúp Blockchain có thể loại bỏ được các hacker không bao giờ có khả năng tiếp cận hay xâm nhập vào hệ thống. 

  • Blockchain giống như Google Docs

Blockchain trở nên thông minh và tiện lợi bởi mang tính năng giống như Google Docs. Ở đây có nghĩa là khi chia sẻ dữ liệu với người có quyền truy cập đều có thể truy cập vào cùng một tài liệu và chỉ có một phiên bản duy nhất. 

  • Tính bền vững của Blockchain

Nền tảng công nghệ này không được kiểm soát hay chịu sự quản lý bởi bất cứ một đơn vị, thế lực nào. Nổi bật trong các tính năng khi vận hành hệ thống không xảy ra sai sót hay mắc lỗi. Đây là điểm mạnh cũng là mục tiêu mà Blockchain tiếp tục phát triển trong tương lai. 

Điều này có thể chứng minh qua hệ thống hoạt động của Bitcoin luôn được ổn định và không xảy ra sự cố hay gián đoạn nào. Có thể thấy trong lịch sử công nghệ về việc lưu trữ thông tin và dữ liệu thì Blockchain vẫn là tốt nhất. 

  • Minh bạch và không thể bị phá vỡ

Trong mạng lưới các chuỗi khối của Blockchain có chế độ tự động kiểm tra 10 phút 1 lần mà không phải công nghệ nào cũng có được. Đặc biệt trong quá trình hoạt động không thể phủ nhận tính minh bạch rõ ràng bởi chúng hoàn toàn được công khai ai cũng trở thành một người kiểm soát và theo dõi. 

Ngoài ra Blockchain không thể bị phá vỡ bởi hệ thống được thiết lập một cách logic, phù hợp thách thức mọi hacker không thể tiếp cận. 

6. Những bất lợi khi sử dụng Blockchain

Bên cạnh thông tin Blockchain là nền tảng gì và những đặc điểm nổi bật ưu việt thì Blockchain cũng có những mặt hạn chế nhất định. Cùng điểm qua những hạn chế đó:

  • Tiêu tốn năng lượng điện

Blockchain có thể khẳng định là cuốn sổ cái lưu trữ hàng triệu dữ liệu và thông tin khổng lồ. Bởi vậy khi xử lý nhiều giao dịch trong cùng một thời điểm chắc chắn sẽ tiêu tốn một lượng điện năng lớn mà trở thành một vấn đề đang quan tâm. 

  • Tốn không gian lưu trữ

Bitcoin được hoạt động trên nền tảng này để có thể vận hành một nút trên đây bắt buộc bạn phải trải qua việc tải dữ liệu lên tới 60GB là rất lớn. Quá trình tải vừa mất thời gian và tốn không gian lưu trữ và trở nên cồng kềnh không cần thiết. 

  • Nhược điểm của tính không thể phá vỡ

Đối với các nhà đầu tư trong quá trình tham gia vào Bitcoin trong trường hợp bị mất tài khoản hay mật khẩu để đăng nhập vào ví coin của mình đồng nghĩa với việc bạn không thể xác minh và tìm kiếm lại được. Đây là một điểm hạn chế lớn của Blockchain, bạn sẽ phải chấp nhận việc mình mất toàn bộ coin và số tiền đã đầu tư vì không có khả năng đăng nhập lại hệ thống. 

>>XEM THÊM

7. Blockchain và Internet

Sự ra đời của Internet là một bứt phá trong công nghệ, đã làm bùng nổ và thay đổi cuộc sống của con người rất nhiều. Biến những điều không thể trong quá khứ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. 

Ngày nay với sự ra đời của Blockchain cũng đánh dấu một bước ngoặt mới của thời đại song song với thế giới tiền ảo với những tiềm năng lớn trong tương lai. Các chuyên gia đã khẳng định rằng công nghệ này ra đời cũng sẽ giống với internet có khả năng thay đổi thế giới rất lớn và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra có thể nhận thấy sức hút mãnh liệt của Blockchain trên toàn cầu chẳng thế mà đến những ông lớn cũng tập trung đầu tư vào các dự án liên quan đến công nghệ này. 

8. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong cuộc sống

Ngày nay Blockchain đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn nổi bật hơn hẳn là trong thế giới tiền ảo, tiền số đã mang đến những tiếng vang và dấu ấn lớn. Ngoài ra một số lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, thủy hải sản, xây dựng,.... đều được áp dụng loại công nghệ tiên tiến này. 

Với mỗi một lĩnh vực khác nhau chúng được ứng dụng một cách linh hoạt và mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý, cải thiện hệ thống lưu trữ dữ liệu một cách tối ưu nhất.

Giải thích một cách đơn giản về Blockchain

Bài viết về Công nghệ Blockchain là gì trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công nghệ hiện đại với ý nghĩa và sự bùng nổ trong tương lai. Mong rằng bài viết này trở nên có ích và cung cấp được những thông tin cần thiết cho bạn.

Nguồn: Citinews

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Thế nào là công ty tài chính & Cách thức hoạt động

Thế nào là công ty tài chính & Cách thức hoạt động

Bài viết tiếp theo

[CẬP NHẬT] Lịch nghỉ lễ 30/4 ngân hàng mới nhất 2024

[CẬP NHẬT] Lịch nghỉ lễ 30/4 ngân hàng mới nhất 2024
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo