Thế nào là công ty tài chính & Cách thức hoạt động

Thế nào là công ty tài chính & Cách thức hoạt động

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 04:18 (GMT +07)

 

Công ty tài chính ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn tiêu dùng, kinh doanh,... với hồ sơ, thủ tục nhanh chóng mà không cần cầm cố hay thế chấp. Vậy thực hư thế nào là công ty tài chính? Vay tiêu dùng tại đây khác gì so với các ngân hàng thương mại? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Công ty tài chính là gì?

Căn cứ vào điều 2, chương 1 Nghị định số 79/2002 của Chính phủ:

Đây là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức có chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ và một số dịch vụ khác được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, công ty sẽ không được nhận tiền gửi không đến 1 năm.

Thế nào là công ty tài chính?
Thế nào là công ty tài chính?

2. Đặc điểm chung của công ty tài chính Việt Nam

Để giúp bạn thực hiện các giao dịch tài chính dễ dàng bạn cần hiểu các điều sau:

2.1. Mức vốn pháp định

So với mức vốn pháp định công ty này có mức vốn thấp hơn mức vốn của loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng. Cụ thể:

- Nếu công ty thành lập sau Nghị định 141/2006/NĐ-CP có hiệu lực trước ngày 31/12/2008 thì mức vốn là 300 tỷ đồng.

- Nếu thành lập sau ngày 31/12/2008 thì cần có mức vốn là 500 tỷ đồng.

2.2. Loại hình hoạt động

Tại chương 1, Điều 3 Nghị định 79/2002, công ty tài chính được thành lập và hoạt động theo các hình thức:

- Công ty Tài chính Nhà nước: do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập, quản lý hoạt động kinh doanh.

- Công ty Tài chính cổ phần: do các cá nhân và tổ chức cùng góp vốn theo quy định.

- Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: do tổ chức tín dụng thành lập bằng nguồn vốn tự có và làm chủ, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân.

- Công ty Tài chính liên doanh: là công ty được thành lập bằng vốn góp giữa một hoặc nhiều tổ chức tín dụng bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay, theo dự thảo sửa đổi nghị định, nó được chia thành 3 loại hình sau:

- Công ty Tài chính TNHH một thành viên

- Công ty Tài chính TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty Tài chính Cổ phần

3. Hoạt động của công ty tài chính như thế nào

Theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp thì các loại hình này được phép hoạt động trong 4 lĩnh vực sau:

3.1. Hoạt động huy động vốn

Nó hoạt động chủ yếu dưới hình thức kêu gọi vốn. Đây là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của một doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có tính đặc thù như công ty tài chính. Hoạt động huy động vốn sẽ bao gồm:

- Nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức có thời hạn từ 1 năm trở lên theo quy định ngân hàng Nhà nước.

- Tiếp nhận vốn ủy thác của cá nhân, tổ chức trong, ngoài nước và của Chính phủ.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá trị.

- Vay tiền từ các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước và quốc tế.

3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, nó cũng được phép cho vay dưới các hình thức như:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn. dài hạn theo quy định Ngân hàng Nhà nước.

- Cho vay tiêu dùng dưới hình thức vay trả góp.

- Cho vay dưới sự ủy thác của Chính phủ, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Ngoài ra, nó còn tham gia hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố tài sản, giấy tờ có giá trị.

3.3. Hoạt động bảo lãnh

Dựa trên sự uy tín và khả năng tài chính của mình, công ty tài chính bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức dưới các hình thức sau:

- Bảo lãnh vốn vay

- Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh hoàn tiền ứng trước

- Bảo lãnh đối ứng

- Xác nhận bảo lãnh

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh dự thầu

3.4. Một số hoạt động khác

Bên cạnh những hoạt động trên, nó còn thực hiện một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật như:

- Góp vốn mua cổ phần

- Tham gia thị trường tiền tệ

- Tham gia vào thị trường tiền tệ

- Kinh doanh vàng, thực hiện dịch vụ kiều hối

- Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, đầu tư, tiền tệ

- Trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu,...

- Ký nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư.

4. Hình thức cho vay của công ty tài chính

Nhìn chung, các công ty này hỗ trợ cho vay những sản phẩm giống nhau và tùy thuộc vào đối tượng khách hàng sẽ có hình thức vay phù hợp. Dưới đây là các hình thức vay:

- Vay theo bảng sao kê lương

- Vay theo cavet xe máy (chính chủ)

- Vay bằng hóa đơn tiền điện

- Vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

5. Sự khác nhau giữa vay tiêu dùng  ngân hàng và vay của công ty tài chính là gì?

Hiện nay, số lượng ở nước ta ngày càng tăng để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người dân. Khác với trước đây, họ phải đến các ngân hàng thương mại để vay thì hiện nay, họ có thể đến các địa chỉ này. Tuy nhiên, thực sự một số người vẫn hiểu nhầm các công ty này lại chính là ngân hàng thương mại dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Dưới đây là sự khác biệt của 2 tổ chức này:

 

Vay tiêu dùng qua ngân hàng

Vay tiêu dùng qua 

công ty tài chính

Thủ tục vay

Phức tạp, phải chứng minh được khả năng trả nợ, phải có tài sản thế chấp đối với những khoản vay lớn

Đơn giản, chỉ cần các giấy tờ nhân thân như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,…

Khách hàng thường không phải có tài sản thế chấp

Hạn mức cho vay

Hạn mức cho vay cao hơn

từ 10 - 500 triệu đồng

Hạn mức cho vay không vượt quá 100 triệu đồng

Mục đích vay

Chỉ cho vay các khoản lớn như cho vay nhà thế chấp, sửa chữa nhà, mua ô tô,...Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Lãi suất vay

Thấp hơn, trung bình khoảng

từ 6 - 17%/năm

Cao hơn, trung bình khoảng 

từ 12 - 22%/năm

6. Top 3 công ty tài chính cho vay tín chấp tiêu dùng lớn nhất Việt Nam

Để phân biệt hay đánh giá tổ chức nào phù hợp với bạn không phải là một điều dễ dàng. Sau đây là Top 3 công ty tài chính tiêu dùng hoạt động về tài chính lớn có nhiều ưu đãi:

6.1.  Công ty tài chính Home Credit Việt Nam

Home Credit được thành lập năm 1997 tại Cộng hòa Czech và có mặt ở Việt Nam năm 2008. Công ty cho vay dưới hình thức vay vốn không cần tài sản. 

Thông tin và điều kiện khoản vay:

- Không cần thế chấp tài sản, chứng minh thu nhập

- Số tiền vay có thể lên đến 200 triệu đồng (áp dụng cho những khách hàng hiện hữu)

- Thời gian vay từ 3 - 48 tháng

- Thủ tục đơn giản, chỉ cần có thẻ căn cước/chứng minh thư, bằng lái xe,...

- Thời gian xử lý nhanh chóng thẩm định hồ sơ khoảng 10 phút, nhận tiền trong vòng 2 giờ

- Lãi suất khá cao 19,92%/năm

- Phí phạt trễ hạn cao và tính theo ngày:

+ Lãi suất với dư nợ gốc bị quá hạn từ thời điểm chuyển nợ quá hạn: 150% của lãi suất thường

+ Lãi suất áp dụng đối với tiền lãi quá hạn: 10%/năm

- Nếu muốn trả trước hạn toàn bộ khoản đã vay thì phải thanh toán hết số kỳ trả góp tối thiểu và phải nộp phí trả nợ trước hạn được quy định trong hợp đồng.

6.2. Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit)

FE Credit thuộc Ngân hàng VPBank, hoạt động vào tháng 2/2015.

Thông tin và điều kiện khoản vay:

- Khách hàng có thể vay đến 70 triệu mà không cần thế chấp

- Thời hạn vay kéo dài 24 tháng

- Hình thức vay vốn đa dạng: theo bảng lương, hóa đơn tiền điện, cavet xe,...

- Hồ sơ vay vốn đơn giản, giải ngân nhanh chóng

- Có thể nhận tiền giải ngân qua tài khoản ngân hàng người vay mở hoặc tại các đối tác của FE Credit như VPBank, VNPost,...

- Lãi suất khá cao từ 1,75% - 3.27%/tháng

6.3. Công ty Tài chính HD SAISON

Đây là công ty phi ngân hàng có vốn đầu tư 100% nước ngoài được thành lập năm 2007.

Thông tin và điều kiện khoản vay:

- Không cần thế chấp, bảo lãnh từ bên thứ 3

- Số tiền cho vay lên đến 100 triệu đồng

- Hồ sơ đơn giản: bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước

- Khách hàng chỉ cần chứng minh địa chỉ cư trú bằng các giấy tờ như: hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp, internet, điện thoại di động trả sau,...

- Thời gian phê duyệt khoảng 10 phút

- Thời gian vay linh hoạt đến 36 tháng

- Phương thức thanh toán đa dạng: khách hàng có thể thanh toán qua bưu cục. điểm giao dịch ngân hàng HDBank, Agribank, BIDV hoặc qua Momo, Payoo và mobile banking của HDBank.

- Lãi suất cao từ 22,99%/năm.

Tổng quan về công ty tài chính

Citinews hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về công ty tài chính là gì và đặc điểm cũng như hình thức hoạt động của chúng. Mong rằng bạn có thể lựa chọn được tổ chức phù hợp với hoàn cảnh cũng như khả năng tài chính của bạn.

 

 

Bình luận
Popup image default

Thông báo