Target là gì trong chứng khoán? Yếu tố để xác định target
Target là gì trong chứng khoán? Khi tiến hành giao dịch trên thị trường chứng khoán, rất nhiều nhà đầu tư đã từng nghe đến thuật ngữ "target". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của target, kể cả những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.
Bài viết này, Citinews sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm target trong chứng khoán, cũng như làm rõ những yếu tố để xác định được target hợp lý, từ đó bạn có thể có được những chiến lược đầu tư phù hợp với bản thân. Cùng theo dõi nhé!
Target là gì trong chứng khoán?
Trong chứng khoán, target (hay còn gọi là mục tiêu giá) là mức giá dự kiến sẽ đạt được trong tương lai, được dự đoán có thể bởi các chuyên gia và nhà tư vấn kinh tế hoặc cũng có thể là chính bán. Mức giá này được xác định dựa trên các giả định về cung - cầu, nguyên tắc về các loại tài sản và phân tích kỹ thuật hay thậm chí là theo “tổ tiên mách bảo”.
Mục tiêu giá có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhà đầu tư cá nhân. Mỗi nhà đầu tư có thể có một target riêng, và nó có thể thay đổi theo thời gian. Mục tiêu giá có thể là kỳ vọng về giá trị của các tài sản chứng khoán trong tương lai, chẳng hạn như cổ phiếu, hợp đồng tương lai hoặc hàng hoá.
Trên thực tế, không có cách chính xác để tính toán giá trị một cổ phiếu sẽ được giao dịch trong tương lai. Nhà đầu tư chỉ có thể ước tính và dự đoán giá trị của các tài sản trên thị trường chứng khoán mà họ quan tâm. Sử dụng kiến thức của mình, các nhà đầu tư cơ sở dựa trên các báo cáo tài chính, tỷ lệ, tốc độ tăng trưởng và đánh giá quản lý doanh nghiệp để đưa ra dự báo về mục tiêu giá.
Đặc điểm của mục tiêu giá trong chứng khoán
Target là gì trong chứng khoán? Đặc điểm của target là như thế nào? Dưới đây là một số đặc điểm của mục tiêu giá trong chứng khoán.
- Mục tiêu giá (target) trong chứng khoán không cố định và có thể thay đổi theo thời gian. Các thông tin mới về tài sản được cập nhật liên tục trên thị trường, điều này có thể làm thay đổi target và không giữ ổn định. Ví dụ, một tài sản có thể được đánh giá có giá quá cao hôm nay nhưng vẫn có thể có mục tiêu giá thấp hơn so với giá hiện tại.
- Mức giá mục tiêu được chuyên gia định giá trong ngắn hạn. Bởi vì ít chuyên gia có khả năng dự đoán mức giá cổ phiếu trong khoảng thời gian dài từ một đến vài năm. Thường là 3-6 tháng, do những biến động trong vài tháng đã khó đoán rồi, chưa kể đến việc dự đoán trong một đến vài năm.
- Mục tiêu giá chỉ mang tính tương đối và không nên được xem là chính xác tuyệt đối. Mặc dù target là một yếu tố quan trọng khi nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn loại cổ phiếu để đầu tư, nhưng nó chỉ là một gợi ý tương đối. Không nên hoàn toàn dựa vào mục tiêu giá mà nên coi đó là một trong những yếu tố hỗ trợ trong quá trình ra quyết định đầu tư.
Những yếu tố để xác định mục tiêu giá trong chứng khoán
Target là gì trong chứng khoán? Những yếu tố nào để xác định mục tiêu giá trong chứng khoán? Hãy cùng xem nhé!
1. Yếu tố cung và cầu trên thị trường
Cung cầu là yếu tố gần như có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến giá cổ phiếu. Khi nhà đầu tư quyết định mua hoặc bán cổ phiếu, họ luôn quan tâm đến yếu tố cung cầu. Trạng thái cung cầu của cổ phiếu sẽ có tác động trực tiếp đến việc xác định mức giá target.
Khi cung cổ phiếu đang cao, tức là có nhiều cổ phiếu được bán ra trên thị trường, mức giá target được đặt ra sẽ không quá cao. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư không mong đợi giá cổ phiếu tăng quá nhiều trong tương lai gần. Ngược lại, khi nguồn cầu cổ phiếu ở mức cao, tức là có nhiều người muốn mua cổ phiếu, target đặt ra sẽ khá cao cho cổ phiếu này. Nhà đầu tư hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.
Để xác định target của cổ phiếu, nhà đầu tư có thể quan sát khối lượng giao dịch trong những phiên gần đây. Từ việc quan sát khối lượng giao dịch và biểu đồ nến giá, nhà đầu tư có thể xác định lượng cung hay cầu đang chiếm ưu thế trên thị trường. Việc này giúp nhà đầu tư đưa ra mức giá target ở mức từ vài chục phần trăm, tùy thuộc vào mức độ cầu của cổ phiếu. Tất nhiên, mức độ cầu cũng phụ thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư đối với công ty và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đó.
2. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Mức giá mục tiêu cũng có thể được đưa ra từ việc phân tích kỹ thuật. Các chỉ báo như MA (trung bình động), RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), MACD (chỉ số động lượng) và Fibonacci cung cấp hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc đưa ra mức giá target. Thông qua phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể xác định mức giá target cao hơn từ 30-70% so với giá hiện tại. Thông thường, mức giá target này áp dụng cho kỳ vọng ngắn hạn trong khoảng 1-3 tháng. Phân tích kỹ thuật thường được chuyên gia đưa ra trong các báo cáo phân tích hoặc nhà môi giới cũng có thể cung cấp mức giá target dựa trên phân tích kỹ thuật.
Ngoài ra, phân tích cơ bản cũng có thể đưa ra mức giá target cho cổ phiếu dựa trên việc định giá. Thông qua việc nghiên cứu các thông tin vĩ mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các chuyên gia có thể dự phóng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Từ đó, mức giá mục tiêu cho cổ phiếu có thể được xác định. Phân tích cơ bản cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và triển vọng phát triển của công ty. Tương tự như phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cũng chỉ mang tính tham khảo và không cố định.
3. Lịch sử giao dịch
Lịch sử giao dịch cũng được coi là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác định mức giá target cho cổ phiếu. Mức giá mà cổ phiếu đã đạt được trong quá khứ có thể tác động đến quyết định của nhà đầu tư và việc xác định target. Nếu mức giá hiện tại của cổ phiếu đang ở vùng đỉnh trong quá khứ, điều này có thể khiến nhà đầu tư lo ngại và có xu hướng bán ra, gây khó khăn trong việc đạt được mức giá target.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tăng trưởng của thị trường chung, cổ phiếu có thể vượt qua mức giá đỉnh trong quá khứ và tiếp tục đạt được target là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Định giá của công ty phát hành cổ phiếu
Quá trình định giá cổ phiếu của doanh nghiệp tương tự với phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản giúp tìm ra mức giá hợp lý dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh và các yếu tố tài chính, và từ đó xác định mức định giá phù hợp cho cổ phiếu. Định giá cổ phiếu cũng từ các yếu tố tài chính mà đưa ra mức định giá phù hợp. Vì vậy mức định giá cũng là yếu tố quyết định nhằm đưa ra mức target phù hợp cho cổ phiếu.
Ví dụ: Sau khi chỉ phân tích kỹ thuật và đưa ra mức target cho cổ phiếu TCB là 38.000vnđ/cổ phiếu; sau đó tiến hành phân tích định giá cổ phiếu TCB là 37.000vnđ. Nhà đầu tư giảm mức target cho cổ phiếu chỉ còn 35.000vnđ/cổ phiếu khi giá hiện tại là 30.000vnđ/cổ phiếu.
Tác động của Target trong chứng khoán đến cổ phiếu
Target là gì trong chứng khoán? Tác động của nó trong chứng khoán đến cổ phiếu như thế nào? Chúng ta cùng xem dưới đây nhé!
1. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu
Đưa ra mức giá target quá hấp dẫn cho cổ phiếu có thể thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư. Khi đó, lượng cầu cổ phiếu sẽ tăng đột ngột, dẫn đến tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu tăng quá nhanh trong thời gian ngắn, nhiều nhà đầu tư có thể quyết định chốt lời. Khi lượng cầu giảm đi, lượng cung cổ phiếu tăng mạnh, dẫn đến tình trạng "chạm sàn" của cổ phiếu trong vài phiên.
Có những "chuyên gia mạng" thường đưa ra mục tiêu giá hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư. Họ có thể tận dụng tình huống này để tích lũy một lượng lớn cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu đạt đến mức mong muốn, họ sẽ tiến hành "xả hàng". Điều này gây thiệt hại cho những nhà đầu tư sau cùng mua cổ phiếu với giá rất cao.
2. Tác động vào thời gian nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư
Việc mua cổ phiếu dựa trên các mức giá target có thể mang đến rủi ro cho nhà đầu tư. Khi giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao, dẫn đến giá bị thổi phồng và "bong bóng" vỡ, nhà đầu tư có thể bị gặp khó khăn. Điều này có thể thúc đẩy nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn và nó tác động lên luồng chảy vốn của thị trường, gây sự giảm sút đáng kể trong giá trị giao dịch hàng ngày.
Nhà đầu tư có nên cần sử dụng target trong chứng khoán hay không?
Để trả lời được câu hỏi nhà đầu tư có cần sử dụng target trong chứng khoán hay không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của việc sử dụng target trong chiếc lược đầu tư chứng khoán nhé!
Ưu điểm
- Target giúp nhà đầu tư biết được mức giá mục tiêu để nắm giữ cổ phiếu mà không cảm thấy bối rối hoặc do dự khi đến lúc chốt lời.
- Target giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về định giá của cổ phiếu và từ đó đưa ra quyết định mua hoặc không mua dựa trên mức giá mục tiêu.
- Sử dụng target yêu cầu nhà đầu tư phải phân tích cổ phiếu kỹ lưỡng, tập trung vào các yếu tố quan trọng. Điều này giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin một cách tỉ mỉ và đưa ra mức target phù hợp cho mình.
Nhược điểm của Target là gì trong chứng khoán?
- Target có thể tác động trực tiếp đến cung cầu cổ phiếu và gây biến động trên thị trường. Sự thay đổi trong mức giá target có thể ảnh hưởng đến quyết định mua bán của nhà đầu tư khác.
- Nhà đầu tư có thể mắc phải tình trạng bị đưa vào các mức mục tiêu giá không thực tế từ các chuyên gia trên mạng. Điều này có thể dẫn đến những quyết định đầu tư không chính xác.
- Nếu nhà đầu tư không đánh giá đúng mức target và gặp thua lỗ, điều này có thể ảnh hưởng đến dòng vốn của họ và cả toàn thị trường nếu số lỗ là đáng kể.
Sử dụng mức giá mục tiêu trong đầu tư chứng khoán là một quyết định cá nhân của từng nhà đầu tư, mang lại nhiều lợi ích như hướng dẫn xác định giá mong đợi và hỗ trợ quyết định mua bán cổ phiếu. Đây có thể là một công cụ hữu ích giúp định hình chiến lược đầu tư và theo dõi hiệu quả của các quyết định giao dịch.
Nhà đầu tư nên tiếp tục sử dụng giá mục tiêu trong đầu tư chứng khoán, bởi khi biết cách khắc phục các nhược điểm của nó, bạn có thể tận dụng những ưu điểm để đạt được thành công. Tuy nhiên, cần nhớ rằng mức giá mục tiêu chỉ mang tính chất tương đối và không đảm bảo chính xác tuyệt đối. Thị trường chứng khoán luôn biến động do nhiều yếu tố không thể dự đoán trước.
Do đó, việc sử dụng giá mục tiêu nên được kết hợp với các phân tích khác như phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Quan trọng hơn, bạn không nên hoàn toàn phụ thuộc vào giá mục tiêu mà cần tự mình nghiên cứu, hiểu rõ về doanh nghiệp và thị trường. Giá mục tiêu chỉ nên được xem là một công cụ hỗ trợ trong quá trình ra quyết định đầu tư.
Xem thêm:
- Chứng khoán nợ là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết
- Các màu trong chứng khoán nói lên điều gì? Ý nghĩa ra sao?
Kết luận
Với việc sử dụng target một cách khôn ngoan, nhà đầu tư có thể gia tăng khả năng thành công trong đầu tư chứng khoán và đạt được mục tiêu tài chính của mình. Hy vọng, với những thông tin mà Citinews cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu được target là gì trong chứng khoán rồi nhé! Chúc bạn có những quyết định đầu tư sáng suốt!