Vay thế chấp sổ hồng là gì? Điều kiện, hồ sơ, lãi suất vay

Vay thế chấp sổ hồng là gì? Điều kiện, hồ sơ, lãi suất vay

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 21:19 (GMT +07)

Vay thế chấp sổ hồng là hình thức vay được nhiều người yêu thích lựa chọn hiện nay bởi sự nhanh chóng, tiện lợi, cùng với đó là mức lãi suất hấp dẫn của hình thức vay này. Vậy vay thế chấp bằng sổ hồng là gì? Có nên vay thế chấp bằng sổ hồng không? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!!

Tổng quan về hình thức vay thế chấp sổ hồng đỏ ngân hàng

Sổ hồng là gì? Sổ hồng khác gì sổ đỏ

Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Hay mọi người còn thường gọi là sổ hồng vì màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” có mà hồng tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.

vay-the-chap-so-hong-1661388221
Vay thế chấp sổ hồng tư nhân

Sổ hồng có bìa ngoài màu hồng nhạt với chức năng tương tự như sổ đỏ, có tác dụng dùng để chứng minh quyền sở hữu đất. Chính vì vậy, sổ hồng là một tài sản rất có giá trị. Tuy nhiên, sổ hồng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật. 

Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người có nhu cầu vay thế chấp đang còn băn khoăn. Sổ hồng và sổ đỏ là những loại giấy tờ cùng có tác dụng đánh dấu quyền sử dụng đất nhưng sổ hồng và sổ đỏ có những sự khác nhau về hình thức và nội dung. Cụ thể như sau:

Hình thức:

Sổ hồng có trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị.

Còn sổ đỏ có trang bìa màu đỏ, nội dung dùng để ghi nhận quyền sử dụng đất, ở khu vực ngoài đô thị. Sổ đỏ là loại sổ chứng minh quyền sử dụng đất được áp dụng với đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,… 

Cơ quan ban hành và thời gian cấp sổ:

“Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” hay sổ hồng được cấp bởi Bộ xây dựng trước ngày 10/8/2005, sau đó đổi thành “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng” và được cấp từ ngày 10/8/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

Trong khi đó, sổ đỏ là loại giấy tờ pháp lý do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 và có tên gọi pháp lý là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất."

vay-the-chap-so-hong-2-1661388246

Đối tượng sử dụng:

Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định. Theo đó, sổ đỏ có tác dụng chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu đất.

Trong khi đó, đối tượng sử dụng của sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà và đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.

Khu vực được cấp sổ:

Sổ hồng và sổ đỏ còn có sự khác nhau đến từ khu vực được cấp sổ. Cụ thể, trong khi khu vực cấp sổ hồng là đô thị (trước 10/8/2005) thì khu vực cấp sổ đỏ lại là ngoài đô thị.

Loại đất được cấp sổ:

Bên cạnh khu vực, giữa sổ hồng và sổ đỏ cũng có sự khác biệt lớn về loại đất được cấp sổ . Theo đó, sổ hồng sẽ được sử dụng để cấp cho đất ở đô thị, còn sổ đỏ được sử dụng để cấp cho loại đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và khu làm muối.

Vay thế chấp sổ hồng là gì?

Vay thế chấp qua sổ hồng là hình thức cho vay thế chấp mà khách hàng sử dụng chính sổ hồng của mình làm tài sản đảm bảo để tiến hành vay vốn tại các ngân hàng. Khoản vay thế chấp bằng sổ hồng này thường nhằm mục đích tiêu dùng như tiêu dùng, kinh doanh, mua nhà, mua xe,... 

vay-the-chap-so-hong-1-1661388259

Ngoài ra, sổ đỏ cũng là một loại giấy tờ pháp lý dùng để chứng minh quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vào ngày 10/12/2009, theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành quy định thống nhất sổ đỏ và sổ hồng thành một loại giấy tờ và có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”.

Quy định này do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành. Có thể thấy, cả hai loại sổ này đều mang giá trị pháp lý được chấp nhận làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay vốn tại ngân hàng. 

Ưu nhược điểm của hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng

Vậy hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng có những ưu, nhược điểm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ưu điểm

Hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng được nhiều người lựa chọn, với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Hạn mức vay cao, khoản tiền giải ngân lên đến 80% giá trị tài sản đảm bảo.
  • Thủ tục vay đơn giản, dễ dàng được duyệt vay. 
  • Có thể sử dụng tài sản được mua từ các khoản vốn vay để thế chấp thay thế. 
  • Dễ dàng lựa chọn hình thức thanh toán khoản vay, tuỳ vào khả năng tài chính. 
  • Quá trình thẩm định linh hoạt, hỗ trợ xét duyệt khoản vay thế chấp nhanh nhất.

Nhược điểm

  • Với hình thức này ít người tìm hiểu và nắm rõ thủ tục vay, do vậy khi thực hiện vay thế chấp bằng sổ hồng khách hàng mất nhiều thời gian để chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ vay vốn.
  • Nếu hồ sơ của bạn không đạt yêu cầu thì bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt và nhận tiền giải ngân.
  • Hạn mức vay của hình thức vay này sẽ phụ thuộc vào hồ sơ vay vốn hoặc tài sản thế chấp của bạn, do đó nếu hồ sơ của bạn không tốt thì có thể bạn sẽ không vay được số tiền như mong muốn. 
  • Lãi suất ngân hàng cho vay cao hơn lãi suất trên thị trường.

Lãi suất cho vay thế chấp sổ hồng như nào? Cách tính ra sao?

Với hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng thì mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất khác nhau. Tuỳ vào thời điểm vay, lãi suất thường dao động từ 0,8 – 1%/tháng, 10 – 12%/năm.

Trên thực tế, cũng có một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi, chỉ từ 6 – 8%/năm dành cho khách hàng. Tuy nhiên, khi tham khảo và lựa chọn, khách hàng cần lưu ý vì có thể đây chỉ là mức lãi suất trong 1 – 2 năm đầu tiên, sau đó, lãi suất sẽ tăng lên theo mức lãi suất của thị trường.

Một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank thường áp dụng mức lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng khác nhưng thủ tục và điều kiện vay tại các ngân hàng này sẽ khắt khe hơn so với các đơn vị khác.

Vậy cách tính lãi suất với hình thức vay vốn bằng tài sản đảm bảo là sổ hồng tình như nào? Lãi suất thường tính theo dư nợ giảm dần. Do vậy, số tiền lãi khách hàng phải trả hàng tháng sẽ giảm dần cho đến khi trả hết nợ. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn trả tiền gốc theo tháng, quý, năm tùy thuộc vào sự thỏa thuận với ngân hàng cho vay.

Điều kiện vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng

vay-the-chap-so-hong-3-1661388285

Tương tự như các hình thức vay vốn khác, vay thế chấp bằng sổ hồng cũng có những điều kiện nhất định. Khách hàng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được hỗ trợ vay một cách nhanh nhất:

  • Độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi, là công dân Việt Nam.
  • Có sổ hồ khẩu, CCCD/CMND hoặc KT3 tại địa chỉ thế chấp tài sản.
  • Có sổ hồng làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.
  • Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phương án sử dụng vốn khả thi.
  • Có việc làm, thu nhập ổn định và chứng minh được khả năng tài tính để thanh toán nợ

Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp qua sổ hồng tại ngân hàng

Để có thể tiến hành vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng, khách hàng cần tiến hành hoàn thiện hồ sơ vay bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị vay vốn thế chấp sổ hồng (Theo mẫu của ngân hàng cho vay)
  • CMND hoặc thẻ Căn cước công dân còn hiệu lực
  • Sổ hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú KT3
  • Các loại giấy tờ liên quan tới tài sản đảm bảo, gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất (sổ hồng), các loại giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đứng tên khách hàng
  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có): Hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, giấy phép xây - sửa nhà, hợp đồng thi công, bảng kê khai nguyên vật liệu, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận nhà bán
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập (nếu có): Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất của khách hàng hoặc các giấy tờ chứng minh thu nhập khác
  • Trường hợp khách hàng có thu nhập từ việc kinh doanh thì giấy tờ cần có: giấy phép kinh doanh: hộ cá thể, doanh nghiệp; hóa đơn đầu ra, đầu vào; hợp đồng kinh tế;...

Quy trình vay thế chấp qua sổ hồng tại ngân hàng

Để thực hiện vay thế chấp bằng sổ hồng bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Khách hàng liên hệ đăng ký vay thế chấp với ngân hàng.
  • Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng và tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ đưa hồ sơ của khách hàng lên hệ thống và chờ xét duyệt.
  • Bước 4: Bộ phận chuyên thẩm định và kiểm tra hồ sơ của ngân hàng sẽ liên hệ với khách hàng để kiểm tra các thông tin của khách hàng trong hồ sơ.
  • Bước 5: Nếu ngân hàng duyệt khoản vay thì sẽ tiến hành công chứng, giao dịch tài sản đảm bảo, ký hợp đồng vay tiền và giải ngân số tiền đến khách hàng.

Bảng lãi suất vay thế chấp sổ hồng ngân hàng mới nhất

Ngân hàng 

Lãi suất ưu đãi

(%/năm)

Hạn mức vay

Thời gian vay

Agribank

7,5%

85%

15 năm

Vietcombank

7,7%

70%

20 năm

BIDV

11%

80%

20 năm

VPBank

9,6%

75%

25 năm

Techcombank

6,7%

95%

25 năm

Sacombank

12,3%

100%

25 năm

Vietinbank

7,5%

100%

20 năm

Shinhan Bank

7,5%

80%

20 năm

TPBank

6,9%

85%

20 năm

OCB

5,99%

70%

20 năm

ACB

9,8%

75%

20 năm

HD Bank

10,5%

100%

20 năm

SHB

7,19%

75%

20 năm

Như vậy, có thể thấy một số ngân hàng cho vay thế chấp qua sổ hồng với lãi suất thấp nhất hiện nay như OCB, MBBank, VPBank…Bên cạnh đó, một số ngân hàng cho vay với lãi suất cao hơn nhưng lại có hạn mức vay cao như Vietcombank, Sacombank, VIB.… Vì vậy bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn đơn vị vay vốn phù hợp với nhu cầu tài chính.

Hỏi - Đáp về vay thế chấp sổ hồng ngân hàng

1. Hồ sơ như thế nào được gọi là hồ sơ khó?

  • Hồ sơ khó, hồ sơ vay vốn bị trả bao gồm các trường hợp:
  • Hồ sơ không có đủ giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng. 
  • Địa chỉ không được đồng bộ trên tất cả các giấy tờ và không đủ xác thực tại thời điểm đăng ký vay vốn.
  • Khách hàng đã hoặc đang có nợ xấu. Hoặc khách hàng vướng phải nợ xấu trước đó mà không biết do trước đó cho bạn bè, người thân mượn giấy tờ tùy thân hoặc hộ khẩu để mang đi vay vốn. 

2. Hạn mức vay thế chấp bằng sổ hồng là bao nhiêu?

Tùy vào từng ngân hàng mà hạn mức xét duyệt vay thế chấp sổ hồng cho khách hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hạn mức thường rơi vào khoảng từ 70 – 80%, thậm chí có thể lên đến 100% giá trị tài sản bảo đảm (trong trường hợp tài sản thế chấp là sổ tiết kiệm).

vay-the-chap-so-hong-4-1661388301

3. Hạn mức vay phụ thuộc vào yếu tố nào?

Hạn mức cho vay đối với hình thức vay thế chấp bằng tài sản này tùy thuộc vào giá trị sổ hồng mà khách hàng dùng làm tài sản đảm bảo. Giá trị sổ hồng càng cao thì hạn mức cho vay càng lớn, các ngân hàng thường cho vay từ 70% – 100% giá trị của tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó hạn mức vay còn dựa vào từng đối tượng khách hàng, bao gồm thu nhập, lịch sử tín dụng và bạn có phải là khách hàng thân thiết hay không?

4. Thời hạn vay bao lâu?

Thời gian cho vay với hình thức vay thế chấp bằng tài sản đảm bảo là sổ hồng phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn, thông thường từ 5 năm đến 30 năm.

5. Nợ xấu nhóm 2 - nhóm 3 có vay thế chấp được không?

Rất nhiều khách hàng khi cần vay tiền mà có nợ xấu thường băn khoăn không biết nợ xấu có vay thế chấp được không. Khi vay tiền tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, thông tin vay tiền của khách hàng sẽ được cung cấp lên hệ thống CIC.

Một số ngân hàng sẽ từ chối các khoản vay từ khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 2 quá 3 kỳ trở nợ liên tiếp. Trong trường hợp nợ xấu nhóm 3 và xa hơn là nợ xấu nhóm 4, nhóm 5, có tới 90% ngân hàng sẽ từ chối khoản vay của khách hàng thuộc các nhóm nợ xấu này.

6. Vay thế chấp sổ đỏ mà cha mẹ, người thân đứng tên chủ sở hữu được không? 

Trong trường hợp cha mẹ, người thân đứng tên chủ sở hữu, người vay được phép vay thế chấp. Tuy nhiên, chủ sở hữu đứng tên sổ đỏ phải tiến hành ủy quyền hoặc có giấy đồng thuận ủy quyền cho người vay sử dụng tài sản thế chấp này dưới sự giám sát của nhân viên văn phòng công chứng.

vay-the-chap-so-hong-5-1661388315

7. Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng khác tỉnh có được hỗ trợ hay không? 

Trong trường hợp này, khách hàng vẫn có thể được hỗ trợ vay thế chấp. Tuy nhiên, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện dưới đây:

  • Có giấy tờ đăng ký thường trú tại nơi sống, nơi làm việc hiện tại
  • Có tài sản là sổ hồng để thế chấp tại khu vực đang sinh sống, làm việc
  • Khách hàng phải chứng minh được với ngân hàng vay vốn về khả năng thanh toán nợ 
  • Trường hợp vay để kinh doanh phải có phương án kinh doanh khả thi

8. Bao lâu sẽ được giải ngân vay vốn?

Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng mà thời gian giải ngân vốn sẽ khác nhau. Thông thường nếu người vay cung cấp đầy đủ hồ sơ cho nhân viên ngân hàng thì khoảng từ 3 đến 10 ngày làm việc người vay sẽ được giải ngân số tiền.

Có thể bạn quan tâm thêm:

Cho vay theo hạn mức tín dụng là gì? Điều kiện và hồ sơ vay

Vay tín chấp ngân hàng Sacombank cần những điều kiện gì - Thủ tục như thế nào?

Trên đây là phần tổng hợp những thông tin và kiến thức cơ bản về hình thức vay thế chấp bằng sổ hồng tại ngân hàng. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về hình thức vay thế chấp sổ hồng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Bình luận
Popup image default

Thông báo