Chỉ báo A/D là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách sử dụng hiệu quả

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 20/11/2023 14 phút đọc

Chỉ báo A/D là một trong những chỉ báo kỹ thuật được nhiều người sử dụng để đánh giá dòng tiền ra vào của một cổ phiếu. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật này nhé.

1. Chỉ báo A/D là gì?

Chỉ báo A/D có tên đầy đủ là (Accumulation/Distribution Line) là chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên sự thay đổi về giá và khối lượng giao dịch. Theo đó khối lượng càng lớn, hệ số A/ D càng tăng thì biến động về giá càng cao.

  • Accumulation (tích lũy): Khối lượng của giao dịch gọi là tích lũy khi trạng thái thị trường có mức giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước. Điều này nghĩa là thị trường đang đẩy giá lên cao để bán ra. Khi khối lượng càng lớn, chỉ số A/D càng lớn, kéo theo biến động về giá càng cao.
  • Distribution (phân phối): Khối lượng giao dịch gọi là phân phối khí giá đóng cửa hiện tại thấp hơn giá đóng cửa phiên giao dịch hôm trước. Điều này có nghĩa thị trường đang kéo giá xuống để mua vào. Đây là thời điểm các nhà đầu tư có thể canh để vào hàng.

Chỉ báo Accumulation/Distribution Line) có vai trò nhiệm vụ là đo lường, xác định tính phân kỳ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể theo dõi và đánh giá được sự chuyển dịch các dòng tiền trên thị trường tài chính.

chi-bao-ad-1
Chỉ báo đường A/D là chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên sự thay đổi về giá và khối lượng giao dịch.

2. Ý nghĩa của chỉ báo Accumulation/Distribution Line) là gì?

Chỉ báo A/D có thể giúp xác định giá dựa vào khối lượng. Đây là một trong những đặc trưng nổi bật giúp nó đặc biệt hơn so với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Cụ thể:

chi-bao-ad-2
Ý nghĩa của chỉ báo kỹ thuật A/D là gì

Xác định hành vi và tâm lý của các nhà đầu tư

Chỉ báo A/D giúp các nhà đầu tư theo dõi dự dịch chuyển tiền tệ ra vào thị trường. Vì có sự kết hợp giữa khối lượng và giá cả nên đường báo A/D có thể cho nhiều sự tin cậy để phán đoán được hành vi và tâm lý của các nhà giao dịch.

  • Khi chỉ báo A/D bám sát hành động nghĩa là không có dấu chân "cá mập" đang dìm hàng để tích lũy hay phân phối.
  • Khi chỉ báo A/D không bám sát hành động giá. lúc này có khả năng chuẩn bị có dấu chân của "cá mập". Thời điểm này các nhà đầu tư cần phải tỉnh táo để không mắc bẫy.

Chỉ báo A/D xác định xu hướng giá

Chỉ số các đường A/D như là dấu hiệu để các nhà đầu tư thấy được xu hướng về giá. Cụ thể:

  • Khi chỉ báo A/D tăng, kèm theo giá tăng, khối lượng lớn xác nhận xu hướng tăng.
  • Nếu chỉ báo A/D với giá đồng thuận giảm, khối lượng giao dịch nhỏ thì xu hướng sẽ tiếp tục giảm.

Xác nhận xu hướng đảo chiều

Dựa vào mức độ tăng của chỉ báo Accumulation/Distribution Line cùng mức phân kỳ âm dương, các nhà đầu tư có thể đưa ra được kết luận về xu hướng và khả năng  đảo chiều của giá trong tương lai.

  • Phân kỳ dương: Nếu giá giảm khi chỉ đường A/D đang tăng nghĩa là thị trường thời điểm này đang có áp lực mua lớn nên cặp ngoại hối sẽ có xu hướng giá tăng lên.
  • Phân kỳ âm: Nếu giá đang có xu hướng tăng trong khi chỉ báo A/D đang giảm, điều này cho thấy có áp lực bán trên thị trường nên giá có khả năng sẽ giảm.

3. Công thức tính chỉ số A/D

Chỉ đường A/D có công dụng chính giúp các nhà đầu tư đo lường độ phân kỳ của biến động giá và khối lượng giao dịch. Đây là chỉ báo kỹ thuật được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc xác định đúng hướng đi của giá. Công thức và cách tính chỉ số A/D cụ thể như sau:

A/D =  [ (Pclose – Pmin) – (Pmax – Pclose) ] x V / (Pmax – Pmin)

Trong đó:

  • Pclose: Giá đóng cửa
  • Pmin: Giá thấp nhất trong phiên
  • Pmax: Giá cao nhất trong phiên
  • V: Khối lượng giao dịch
  • A/D : Khối lượng dòng tiền luân chuyển.

Dựa vào công thức trên có thể thấy giá trị khối lượng giao dịch trong ngày được thêm hoặc bớt vào giá trị tích lũy hiện tại chỉ báo A/D

  • Phần cộng thêm sẽ càng lớn khi giá đóng cửa có giá trị càng gần với giá cao nhất trong phiên.
  • Phần bớt đi cũng càng lớn khi giá đóng cửa càng gần với giá thấp nhất trong phiên.
  • Chỉ báo A/d không đổi khi giá đóng cửa thuộc vị trí giá trị trung bình với mức giá cao nhất và thấp nhất trong phiên.

4. Ứng dụng trong giao dịch của chỉ báo A/D

Chỉ số A/D là 1 trong những chỉ báo kỹ thuật được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá độ mạnh, yếu của xu hướng cũng như xác định các điểm đảo chiều để tìm kiếm củng cố trạng thái của xu hướng giá. Để sử dụng chỉ báo này hiệu quả các nhà giao dịch có thể tham khảo các chiến lược sau:

chi-bao-ad-3
Ứng dụng trong giao dịch của chỉ báo A/D

Củng cố trạng thái của xu hướng giá

Khi hệ số của chỉ báo giá A/D cao hơn nghĩa là trạng thái tích lũy (mua vào) tăng, dẫn đến giá đang có xu hướng tăng mạnh. Khi này các nhà đầu tư có thể cân nhắc thực hiện lệnh Buy.

Ngược lại với chỉ báo giảm, sự phân phối (bán ra) sẽ lớn hơn khiến giá có xu hướng giảm xuống. Nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Xác định biến động về giá

Tín hiệu phân kỳ của chỉ báo A/D sẽ cho thấy sắp tới sẽ có biến động lớn sẽ xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Nếu giá đang di chuyển trong xu hướng tăng mà phân kỳ âm xảy ra thì đây là tín hiệu dự báo giá có khả năng đảo chiều. Ngược lại, khi giá đang trong xu hướng giảm phân kỳ âm hình thành thì đây là tín hiệu đảm bảo chắc chắn cho sự giảm giá, tức là giá sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Cả 2 trường hợp này xảy ra thì các nhà đầu tư đều có thể tiến hành lệnh Sell.
  • Nếu đồ thị xuất hiện phân kỳ dương khi giá đang giảm thì đây là tín hiệu cho thấy giá có khả năng đảo chiều. Trường hợp khi giá đang tăng phân kỳ dương xuất hiện, đây là báo hiệu sự tiếp diễn của xu hướng giá trong thời gian tới. Lúc này nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.

Thực tế, không phải lúc nào đường chỉ báo kỹ thuật A/D cũng biến động cùng chiều với trend giá hoặc phát ra một tín hiệu phân kỳ chuẩn. Ngoài ra cũng không thể đảm bảo rằng giá sẽ đảo chiều sau mỗi tín hiệu phân kỳ, đặc biệt là khi đang di chuyển trong một trend mạnh.

5. Các lưu ý khi sử dụng chỉ báo giá A/D

Dưới đây là 1 số lưu ý khi sử dụng chỉ báo tích lũy/phân phối trong giao dịch chứng khoán :

  • Chỉ báo Accumulation Distribution Indicator là một công cụ phân tích kỹ thuật nên không thể dự đoán chính xác tuyệt đối được xu hướng giá chứng khoán. Để đạt hiệu quả tốt nhất và có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất nên kết hợp chỉ báo này cùng với những công kỹ phân tích kỹ thuật khác.
  • Cần kết hợp biểu đồ giá khi sử dụng chỉ báo tích lũy/phân phối để xác định xu hướng chung của chứng khoán. Để xác định mối quan hệ của sức mua và sức bán của chứng khoán hãy so sánh chỉ báo tích lũy/phân phối với đường giá trên biểu đồ.
  • Nên sử dụng chỉ báo A/D trên nhiều khoảng thời gian khác nhau để có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về sức mua và sức bán của chứng khoán.
  • Nên xem xét thời gian hoạt động của chứng khoán trên thị trường để xét tính chính xác của chỉ báo tích lũy/ phân phối. Thường có chứng khoán có mức thanh khoản cao thì chí báo này sẽ hoạt động tốt hơn.
  • Khi sử dụng chỉ báo này cần phải lưu ý đến các báo hiệu rút lui hay đảo chiều xu hướng.
  • Không nên sử dụng chỉ báo này trong thời gian dài có thể sẽ không đưa ra được kết quả chính xác. Chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 đến vài tuần.

Qua bài viết trên có thể thấy rằng chỉ báo A/D là chỉ báo kỹ thuật lý tưởng cho nhà đầu tư đang tìm các chỉ báo về khối lượng. Để đạt hiệu quả tốt nên kết hợp A/D với các chỉ báo kỹ thuật khác. 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Nến Rising Three Methods là gì? Đặc điểm và cách giao dịch

Nến Rising Three Methods là gì? Đặc điểm và cách giao dịch

Bài viết tiếp theo

[CẬP NHẬT] Lịch nghỉ lễ 30/4 ngân hàng mới nhất 2024

[CẬP NHẬT] Lịch nghỉ lễ 30/4 ngân hàng mới nhất 2024
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo