SRS là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong ngành du lịch và lữ hành.Tuy nhiên, đối với những người không làm trong lĩnh vực này thì CRS vẫn còn là một thuật ngữ khá mới mẻ và gây lúng túng cho nhiều người. Vậy Phần mềm CRS là gì? Tại sao CRS lại được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành du lịch về nhiều mặt? Hãy cùng Citinews.net giải mã về CRS qua một số nội dung dưới đây bạn nhé!
1. Hệ thống CRS là gì?
Đây là từ viết tắt của cụm từ Computer Reservation System hoặc Central Reservation System, nó được hiểu như là hệ thống đặt phòng trung tâm dựa vào nền tảng máy tính. Với hệ thống CRS, mọi thông tin liên quan đến dịch vụ lữ hành hàng không, khách sạn, thuê mướn phương tiện và những dịch vụ có liên quan đều được lưu trữ, truy xuất thông tin và xử lý giao dịch.
Hệ thống này ban đầu được xây dựng và vận hành chỉ bởi các hãng hàng không. Sau đó, nó được phát triển lên và được tích hợp cùng với hệ thống phân phối toàn cầu (GDS), nhằm mục đích giúp cho người dùng có thể dễ dàng xem được thông tin, đặt chỗ và thanh toán cho những dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
Tuy không được phổ biến mạnh mẽ như GDS nhưng nó lại được những doanh nghiệp lữ hành nhỏ lựa chọn vì tính linh động và phù hợp của nó.
Phần mềm CRS là gì?
>>XEM THÊM<<
- EPC là gì & Sự khác nhau giữa hợp đồng thầu EPC và PPP
- Sapo bài viết là gì & Cách viết Sapo thu hút người đọc
- Clickbait nghĩa là gì & Vì sao cần cẩn trọng khi dùng Clickbait?
2. Ý nghĩa của CRS trong kinh doanh
Hệ thống này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể:
2.1. CRS đối với khách hàng
Trước đây, nếu muốn đi du lịch hay công tác, khách hàng sẽ phải gọi điện trước để đặt phòng hoặc tới tận nơi rồi mới có thể đặt được phòng hoặc các dịch vụ khác. Thế nhưng với CRS, bạn có thể dễ dàng đặt được phòng khách sạn, đặt vé máy bay ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Mặt khác, với mọi thông tin được lưu trữ trên CRS, khách hàng sẽ biết được thông tin cụ thể về các chuyến bay, giờ bay, những khách sạn gần nhất cũng như các dịch vụ liên quan khác. Qua đó, khách hàng có thể so sánh được giá cả ở đâu hợp lý hơn, ưu đãi hơn.
2.2. CRS đối với doanh nghiệp
- Nhờ có công cụ này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bán được nhiều vé hơn trong khi chi phí bỏ ra cho quảng cáo lại không mất quá nhiều.
- CRS giúp cho khách hàng chỉ cần có kết nối internet là có thể đặt được vé. Chính vì thế, doanh thu của các doanh nghiệp cũng tăng lên rất nhiều so với các bán hàng truyền thống trước đây. Không những thế, phần mềm còn giúp mang đến một nguồn thu nhập online ổn định cho doanh nghiệp.
- Không chỉ giúp cho các doanh nghiệp du lịch và lữ hành tăng doanh thu một cách nhanh chóng, công cụ CRS còn là một trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát số lượng vé tồn, số phòng còn trống để từ đó có những chính sách và chiến lược kinh doanh kịp thời nhằm kích cầu nhu cầu của khách hàng.
- Đối với những mô hình kinh doanh theo chuỗi hoặc bán hàng đa kênh, CRS là một trong những công cụ đặc biệt hữu ích giúp cho doanh nghiệp có thể phân bổ được nguồn khách hàng cho các địa chỉ khác nhau.
- Sự ra đời của CRS đã giúp cho doanh thu của các công ty du lịch và lữ hành có sự bùng nổ, mức tăng trưởng tốt hơn kế hoạch đề ra. Đặc biệt hơn, CRS đã giúp nâng tầm giá trị và sức ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường. Đây là một điều quá lý tưởng đối với các doanh nghiệp.
2.3. CRS và ý nghĩa với du lịch trong thời đại 4.0
Trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch nên ngành du lịch gặp phải không ít khó khăn. Lúc này, những tiện ích mà CRS mang lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ bao hết, cụ thể:
- Nhờ có CRS mà khách hàng có thể sử dụng được các dịch vụ của các công ty lữ hành trên khắp thế giới mà không cần phải trực tiếp liên hệ. Mặt khác, cũng chính nhờ CRS mà một doanh nghiệp dù ở bất kỳ nơi xa xôi hẻo lánh nào cũng có thể giới thiệu được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình đến khách hàng ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới.
- Nếu như GDS được biết đến với quy mô hoạt động lớn và thích hợp với việc đặt chỗ cho các công ty hay tập đoàn thì CRS lại hướng tới các nhóm khách hàng cá nhân. Chính vì lý do này mà nó được các doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn sử dụng nhiều hơn. CRS với quy mô nhỏ và ít phức tạp hơn so với GDS cũng giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý và điều hành. Ngoài ra, chi phí dành cho phần mềm cũng thấp hơn rất nhiều so với GDS, do đó giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản phí không hề nhỏ hàng năm.
- Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, hiện nay gần như các hệ thống CRS đều đã được tích hợp với GDS để có thể phát huy tối đã được những tính năng của phần mềm, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch và mang đến cho khách hàng những lựa chọn tối ưu nhất. Qua đó, nó tạo ra một môi trường cạnh tranh cao hơn trên trường du lịch, những công ty có chất lượng dịch vụ kém hơn sẽ bị đào thải một cách tự nhiên.
3. Một số tính năng nổi bật của hệ thống CRS
Tầm quan trọng của CRS trong khách sạn là gì? - Để lý giải được vì sao hệ thống này lại trở nên phổ biến và quan trọng đối với ngành du lịch và lữ hành đến thế, chúng ta sẽ cùng điểm qua những tính năng nổi bật của hệ thống CRS ở dưới đây:
- CRS có bảng điều khiển trực quan thể hiện được báo cáo doanh thu của tất cả các cơ sở khách sạn trong cùng một chuỗi.
- Trên hệ thống có tính năng lọc hiển thị theo kênh phân phối, khách sạn, loại hình lưu trú, ngày đặt,...
- Cho phép các doanh nghiệp kiểm soát được chính xác số lượng và thông tin đặt phòng.
- Mọi số liệu trên CRS đều được cập nhật theo thời gian thực.
- Nó có thể kết nối và tích hợp đa chiều với nhiều hệ thống quản lý khách sạn khác nhau cùng với nhiều cổng thanh toán và thẻ thanh toán quốc tế.
Phần mềm CRS là gì?
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<
- Sổ tạm trú KT3 là gì & Những điều cần biết về sổ tạm trú KT3
- Khái niệm về đặc khu kinh tế & Đặc điểm nổi bật của đặc khu kinh tế
4. Vì sao cần hệ thống CRS?
Phần mềm CRS là gì? - Sở dĩ, nói đây là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch là bởi vì CRS đem lại rất nhiều lợi ích và giải quyết các vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải, cụ thể:
- Hệ thống này giúp tăng cơ hội bán hàng: Với khả năng có thể liên kết khách sạn với hàng trăm kênh đặt phòng khác nhau, CRS giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng cơ hội bán hàng đến hàng triệu khách hàng ở trên toàn cầu mà không cần phải băn khoăn về việc quản lý vận hành.
- Tăng doanh thu qua đặt phòng trực tiếp: Việc tích hợp hệ thống CRS sẽ cho phép các doanh nghiệp vận hành kênh bán hàng trực tiếp hiệu quả hơn với những trải nghiệm đặt phòng không thua kém gì các kênh OTA. Qua đó, giúp cho khách sạn giảm được chi phí hoa hồng cho các kênh phân phối và tăng doanh thu đặt phòng trực tiếp lên một cách đáng kể.
- Hạn chế lỗi đặt phòng: Hệ thống CRS sẽ giúp đồng bộ toàn bộ thông tin đặt phòng từ các kênh và các hệ thống khách nhau, từ đó giúp làm giảm thiểu những lỗi hay xảy ra như: đặt trùng phòng, nhầm phòng hoặc sai thông tin khách hàng,...
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí vận hành: Nếu như trước kia, bộ phận đặt phòng phải lấy thông tin đặt phòng từ các kênh phân phối và nhập tay vào hệ thống quản lý của khách sạn thì ngày nay, với hệ thống CRS, toàn bộ thông tin đặt phòng từ các hệ thống kênh phân phối sẽ được tự động gửi và nhận, đồng bộ thông tin. Do đó, nó giúp cho các khách sạn giảm được chi phí quản lý và tiết kiệm được thời gian vận hành.
- Quản lý doanh thu hiệu quả: Với hệ thống CRS, toàn bộ dữ liệu, báo cáo doanh thu và tình trạng đặt phòng, quỹ phòng đều sẽ được cập nhật theo thời gian thực. Chính vì thế, khách sạn có thể theo dõi được tình hình doanh thu hoặc xuất báo cáo bất kỳ lúc nào, giúp cho các chuỗi khách sạn quản lý được doanh thu của tất cả các cơ sở khác dễ dàng hơn.
5. Tầm quan trọng của CRS như thế nào khi đã có PMS
Nếu là một người làm việc trong lĩnh vực du lịch, chắc hẳn bạn đã từng có lúc băn khoăn với câu hỏi: Hệ thống CRS là gì và tầm quan trọng của CRS như thế nào khi đã có PMS? Thật ra, cả CRS và PMS đều là những công cụ phục vụ đắc lực cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của khách sạn, đồng thời giúp cho việc quản lý được đơn giản và hiệu quả hơn. Thế nhưng giữa CRS và PMS lại có điểm khác biệt nhau như sau:
- PMS quản lý các hoạt động nhận và trả phòng, lưu trữ thông tin của khách hàng, quản lý thông tin khách sạn, phòng ốc và công việc của nhân viên.
- Trong khi đó, CRS lại là hệ thống cung cấp kết nối thông tin đặt phòng từ các kênh phân phối đến hệ thống PMS và đưa ra báo cáo doanh thu chi tiết.
Chính vì vậy, ngay cả khi đã có PMS thì vẫn rất cần đến CRS. Sự kết hợp giữa hai hệ thống này sẽ giúp tạo nên sự tối ưu trong việc vận hành khách sạn từ lúc khách hàng nhận phòng cho tới lúc khách hàng trả phòng.
Xem thêm: Lịch làm việc của Vietinbank
6. Một số hệ thống CRS lớn trên thế giới hiện nay
Hiện nay, hầu hết hệ thống CRS đều đã được chuyển cổ phần từ các hãng hàng không sang những doanh nghiệp cung cấp GDS để phục vụ cho việc duy trì và phát triển những tính năng mới. Một số hệ thống CRS lớn nhất trên thế giới hiện nay gồm có: EDS của Hewlett Packard (HP), SabreSonic của Sabre hay Navitaire của Amadeus.
Như vậy, qua những thông tin vừa rồi thì chắc hẳn các bạn đã không còn cảm thấy bỡ ngỡ và lúng túng khi nghe ai đó nhắc đến CRS. Hy vọng rằng đây cũng là những thông tin thật sự hữu ích cho các bạn trong cuộc sống. Nếu vẫn còn thắc mắc hay băn khoăn vấn đề gì liên quan đến hệ thống CRS là gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp các bạn nhé!
Nguồn: https://citinews.org/