Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình kim cương là loại mô hình ít xuất hiện nhưng khi đã xuất hiện tín hiệu cung cấp chính xác và quý như kim cương vậy, nên được các nhà đầu tư tin tưởng. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về dạng mô hình này để có thể học được cách giao dịch hiệu quả nhất nhé.
1. Mô hình kim cương là gì?
Đây là mô hình có tên trong tiếng Anh là Diamond Top, được tạo thành bởi 2 hình tam giác và có dạng giống như viên kim cương hay gần giống như hình thoi. Mô hình đảo chiều về giá, nếu trước đó xu hướng tăng thì nó là tín hiệu cho tiếp theo là xu hướng giảm và ngược lại.
Mô hình Diamond Top đang trong xu hướng tăng, gồm 1 phần tam giác mở rộng khí tăng tăng từ trái sang phải và 1 phần tam giác thu hệp khi giá giảm dần trái qua phải. Mô hình giá kim cương hình thành hoàn chỉnh khi giá giảm xuống và break out (phá vỡ) ra khỏi “viên kim cương”.
Mở đầu giai đoạn hình thành của mô hình là sự vượt lên phá vỡ đường kháng cự khi giá đang trong xu hướng tăng trước đó. Mô hình Diamond Top có nhiều điểm tương đồng với mô hình đầu vai do đó, trong quá trình giao dịch, trader cần phải thận trọng để tránh nhầm lẫn, quyết định sai lầm.
2. Đặc điểm, cách nhận biết mô hình giá kim cương
Đặc điểm mô hình giá kim cương
Mô hình kim cương có thể xuất hiện trong bất kỳ khung thời gian nào, từ những biểu đồ ngắn hạn như biểu đồ 5 phút đến biểu đồ dài hạn như biểu đồ hàng ngày hoặc tuần.
Đây là mô hình giá có độ tin cậy cao khi dự đoạn sự chuyển động của giá cả. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn 100%, vì thế các trader không nên phụ thuộc vào mô hình này 100%.
Mô hình có 2 đường hỗ trợ bên dưới, 2 đường kháng cự bên trên, tạo nên mức đỉnh và mức đáy.
Mô hình Diamond Top được xem như một tín hiệu cho sự breakout (hiện tượng giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự gần nhất của mô hình kim cương) trong thị trường ngoại hối. Nếu đường giá phá vỡ mức kháng cự, nó cho một tín hiệu giá đảo chiều tăng. Còn nếu đường giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nó có thể dẫn đến một đợt sóng giảm giá.
3. Phân loại mô hình kim cương trong giao dịch ngoại hối
Mô hình giao dịch kim cương thuận
Mô hình này có tên gọi khác là mô hình kim cương đỉnh (Top Diamond). 1 số đặc điểm quan trọng của mô hình như sau:
- Xu hướng: Thường xuất hiện sau khi xu hướng tăng và có các dấu hiệu suy yếu, dự báo sự đảo chiều từ tăng xuống giảm.
- Cấu tạo: Mô hình này được tạo nên thư 2 đường hỗ trợ và 2 đường kháng cự. Hai đường hỗ trợ tạo nên phần đáy và 2 đường kháng cự tạo thành đỉnh của mô hình. Hình dáng của mô hình này gần giống hình thoi trên biểu đồ giá.
- Mô hình được hoàn thiện khi giá phá vỡ cạnh dưới đáy của tam giác thu hẹp. Dựa trên tín hiệu breakout, các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán đảo chiều tiềm năng.
Mô hình kim cương nghịch
Mô hình này có tên gọi khác là mô hình đáy (Diamond Bottom), có một số điểm quan trọng sau đây:
- Xu hướng: Xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và đã bị suy yếu, cung cấp tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Cấu tạo: Được tạo thành từ 2 đường kháng cự và 2 đường hỗ trợ. Hai đường kháng cự nối với nhau tại ra phần đỉnh và 2 đường hỗ trợ nối với nhau tạo thành đáy của mô hình giao dịch kim cương đáy. Các cạnh của mô hình thường không bằng nhau chỉ đảm bảo cấu tạo cơ bản.
- Mô hình giao dịch kim cương đáy được hoàn thành khi xuất hiện tín hiệu breakout cạnh trên của tam giác thu hẹp, lúc này nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua đảo chiều xu hướng.
5. Cách giao dịch cùng với mô hình kim cương
Mô hình này có nhiều ưu điểm nổi trội nên bạn cần phải tận dụng tối đa để tiến hành giao dịch. Dưới đây là cách giao dịch đạt hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Vào lệnh: Bạn cần phải tập trung lệnh Sell với mô hình kim cương. Bạn phải đợi đến khi mức giá xuyên thủng mô hình và thực hiện lệnh Sell phía dưới cạnh bên phải như hình. Để không bị sập bẫy thị trường, bạn phải kiên nhẫn chờ đợi để xác định điểm breakout chắc chắn.
- Cắt lỗ: Tuy mô hình kim có tỷ lệ giao dịch thành công mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất ngờ của thị trường. Vì thế để bảo vệ tài khoản của mình các nhà đầu tư vẫn cần đặt cắt lỗ. Điểm ở đỉnh và gần với điểm vào lệnh nhất là điểm cắt lỗ tốt nhất.
- Chốt lời: Khoảng cách tính từ nó đến với điểm breakout bằng với chiều cao của hình tứ giác
là điểm chốt lời.
Lưu ý:
Một số tình huống sau các nhà đầu tư không nên vào lệnh: Mô hình chưa được hình thành hoặc mô hình không có giao dịch ở phía trong biểu đồ.
Nhà đầu tư nên kết hợp mô hình Diamond với nhiều loại chỉ báo kỹ thuật khác hay những mô hình nến đảo chiều để chắc chắn biểu đồ diễn ra sự đảo chiều, đưa ra được quyết định chính xác và sáng suốt.
6. Phân biệt mô hình giao dịch kim cương và mô hình vai đầu vai
Có rất nhiều người nhầm lẫn 2 mô hình này. Vì mô hình kim cương ít xuất hiện nên việc nhà đầu tư khi thấy các dấu hiệu của mô hình này nhưng không tin vào nhận định của mình là điều dễ hiểu.
Tuy 2 mô hình này có nhiều điểm giống nhau nhưng nếu có đầy đủ kiến thức và tinh tế thì sẽ nhận biết được điểm khác biệt của chúng. Qua hình minh họa phía dưới bạn sẽ thấy rõ hình dạng của 2 mô hình. Để phân biệt rõ hơn có thể nối đáy với đỉnh.
Một số nhà đầu tư cố gắng ép mô hình giá kim cương thành một mô hình đầu và vai khi phân tích. Tuy nhiên thực tế thì chỉ cần dựa vào phần trên và dưới của chân nến thì sẽ tìm thấy điểm khác biệt của 2 mô hình này.
Mô hình đầu vai có cạnh nhọn và rõ hơn mô hình giao dịch kim cương. Một mô hình Diamond sẽ hoàn chỉnh khi nến đỏ xuất hiện. Nghĩa là lúc này giá đang có dấu hiệu giảm và có xu hướng thoát ra khỏi viên kim cương.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của mình về mô hình kim cương, cách nhận biết và cách giao dịch mô hình này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.