Nến nhấn chìm giảm là gì? Cách giao dịch với mô hình hiệu quả nhất

Nến nhấn chìm giảm là gì? Cách giao dịch với mô hình hiệu quả nhất

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 21:35 (GMT +07)

Nến nhấn chìm giảm là công cụ cung cấp tín hiệu đảo chiều, hỗ trợ các trader xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh hiệu quả nhất. Vậy nên, trước khi tham gia đầu tư chứng khoán, bạn cần nắm được mô hình nến này nhé! Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này, bao gồm đặc điểm nhận dạng, ý nghĩa và cách giao dịch. 

1. Nến nhấn chìm giảm là gì?

Nến nhấn chìm giảm hay còn gọi là nến Bearish Engulfing. Đây là mô hình nến Nhật cấu tạo gồm 2 cây nến có màu sắc và đặc điểm trái ngược nhau. Trong đó, cây nến thứ nhất (màu xanh) là nến tăng có phần thân nhỏ, cây nến thứ 2 là cây nến giảm mạnh màu đỏ có phần thân nến dài. 

nen-nhan-chim-giam-la-gi-1
Hình ảnh mô tả nến theo mô hình Bearish Engulfing

Về cơ bản, mô hình Bearish Engulfing cung cấp tín hiệu giá sẽ đảo chiều, thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng hoặc giai đoạn điều chỉnh tăng giá của xu hướng giảm. 

Mô hình này cho thấy phe bán đã có động thái chuẩn bị chiếm thị trường, dự báo thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Nhìn chung, mô hình này cung cấp tín hiệu tương đối tin cậy và là mẫu hình xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ giá. 

2. Ý nghĩa của mô hình nến Bearish Engulfing

Để sử dụng linh hoạt mô hình nến Bearish Engulfing trong giao dịch, trader cần hiểu rõ ý nghĩa của loại mô hình này: 

  • Cung cấp điểm vào lệnh, thoát lệnh: Cung cấp tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm, tại thời điểm này, các trader có thể cân nhắc các lệnh Sell hoặc thoát các lệnh Buy đang mở
  • Cho thấy diễn biến của thị trường: Mô hình cho thấy ở vị trí cây nến xanh, phe mua vẫn đẩy giá và kiểm soát thị trường. Cây nến thứ hai cho thấy bên bán đã áp đảo bên mua và nắm quyền kiểm soát thị trường. 

3. Cách nhận biết mô hình nến nhấn chìm giảm

Mô hình Bearish Engulfing là công cụ dự báo xu hướng thị trường tương đối tin cậy và chính xác. Mô hình này giúp các nhà đầu tư, các trader giao dịch nhờ quan sát, nắm bắt được các đặc điểm nhận dạng quan trọng của mô hình nến đảo chiều này. 

Đặc điểm nhận dạng của mô hình: 

  • Mô hình gồm cụm 2 nến với đặc điểm: 
    • Cây nến đầu tiên là nến xanh, phần thân ngắn, không cần quan tâm đến râu nến. Nếu là nến Doji hoặc Spinning top thì tín hiệu càng mạnh mẽ hơn. 
    • Cây nến thứ hai là cây nến đỏ với phần thân lớn hơn cây nến xanh (không tính đến râu nến). Đặc biệt, đặc điểm của mô hình này là độ dài cây nến đỏ phải “nhấn chìm” cây nến xanh phía trước. 
  • Giá mở cửa của nến thứ hai phải cao hơn giá đóng cửa của cây nến thứ nhất. Ngoài ra, giá đóng cửa của nến thứ hai phải thấp hơn giá mở cửa nến xanh trước đó. 
  • Vị trí xuất hiện: Nến đỏ nhấn chìm có thể xuất hiện mọi vị trí nhưng chỉ cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm khi xuất hiện tại đỉnh xu hướng giảm hoặc giai đoạn điều chỉnh của xu hướng tăng 
  • Khối lượng giao dịch ở cây nến đỏ rất lớn. 
nen-nhan-chim-giam-la-gi-2
Nhận diện mô hình Bearish Engulfing  

4. Cách giao dịch với mô hình nến Bearish Engulfing

Tương tự như các mô hình nến khác, muốn giao dịch hiệu quả và đầu tư thành công, các trader cần nắm vững các phương pháp giao dịch. Với mô hình nến Bearish, trader có thể áp dụng các cách sau: 

4.1. Phương pháp giao dịch mô hình nến nhấn chìm giảm đơn giản 

Đầu tiên, các trader cần xác định rõ đây có thực sự là mô hình Bearish Engulfing không? Không nên áp dụng với trường hợp thị trường sideway (đi ngang) hoặc choppy price, lưu ý giao dịch tốt nhất là sau khi thị trường tăng giá. 

Điểm vào lệnh: 

  • Vào lệnh Sell tại mức đóng cửa cây nến đỏ trong mô hình Bearish Engulfing 
  • Trader có thể vào lệnh Sell tiếp theo tại điểm phá vỡ mô hình, lúc này khi điểm phía dưới cách đáy cây nến đỏ một vài pips. 
nen-nhan-chim-giam-la-gi-3
Cách vào lệnh với mô hình Bearish Engulfing

Bên cạnh đó, các trader, nhà đầu tư cần lưu ý 2 trường hợp giao dịch có thể rủi ro với mô hình này: 

  • Trường hợp 1: Phần bóng nến trên của cây nến xanh (nến tăng) dài vượt lên cao hơn nến đỏ thay vì trước đó được nến đỏ (nến giảm) bao trọn 
  • Trường hợp 2: Cây nến đỏ (nến giảm) có phần bóng nến phía dưới khá dài, dài hơn bóng nến bên trên của nó
nen-nhan-chim-giam-la-gi-4
Trường hợp giao dịch và điểm vào lệnh có thể rủi ro với mô hình Bearish Engulfing

Trong giao dịch, nếu trader gặp phải 2 trường hợp rủi ro này có thể áp dụng giải pháp là đặt lệnh Sell tại mức giá bằng ½ phần thân của nến đỏ. Có nghĩa là khi điểm entry chuẩn lúc trước thất bại và điểm cây nến tiếp theo của mô hình không giảm như dự báo ban đầu mà đảo chiều đi ngược lên (tăng) ngay sau đó thì ta có thể sử dụng phương pháp này. 

  • Điểm cắt lỗ (stop loss): Phía trên đỉnh của mô hình và cách điểm cao nhất khoảng 5-20 pips
  • Điểm chốt lời (take profit): Tỉ lệ rủi ro lợi nhuận (R:R) là 1:1 và tỉ lệ tối đa được phép chốt lời là 1:2.

4.2. Kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác 

Bên cạnh phương pháp giao dịch đơn giản, nhận biết và nắm rõ mô hình Bearish Engulfing, để nâng cao xác suất giao dịch thành công, các trader cần phải kết hợp sử dụng thêm các tín hiệu hỗ trợ từ các phương pháp phân tích kỹ thuật khác (PSAR, MACD, chỉ báo RSI…). 

4.2.1. Mô hình nến nhấn chìm giảm kết hợp với MACD 

Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ các trader có thể giao dịch với đường MACD. Theo đó, nếu nhà đầu tư, trader quan sát thấy giá đi lên tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, MACD lại tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh cũ. 

Dựa vào dấu hiệu này cho thấy giá đang rời khỏi xu hướng tăng. Khi kết hợp với mô hình Bearish Engulfing sẽ cho tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ và đây là thời điểm tốt nhất để bán ra. 

nen-nhan-chim-giam-la-gi-5
 Mô hình Bearish Engulfing và MACD 

Lưu ý rằng để kết hợp mô hình Bearish Engulfing và MACD mang lại hiệu quả cao các trader cần xác định đường MACD phân kỳ đúng, chính xác. Thay vì sử dụng cài đặt mặc định MACD trên Metatrader 4, nhà đầu tư, trader có thể sử dụng mô hình Price Action như một bộ lọc, hỗ trợ xác định MACD chính xác nhất. 

4.2.2. Kết hợp với kỹ thuật ngưỡng kháng cự 

Một trong những kỹ thuật kết hợp mang lại hiệu quả cao khi kết hợp với mô hình nến nhấn chìm giảm Bearish Engulfing là xác định ngưỡng kháng cự. Để xác định một đường kháng cự tốt, các trader, nhà đầu tư cần chú ý các đặc điểm sau: 

  • Đường kháng cực hiệu quả được hình thành ở vùng giá chẵn (tròn số)
  • Ngưỡng kháng cự đó phải không có một đỉnh nào vượt lên trên ngưỡng đó. 

Tại thời điểm này, nếu xuất hiện mô hình Bearish Engulfing ở khu vực kháng cự và xuyên thủng ngưỡng kháng cực này chứng tỏ tín hiệu đảo chiều giảm giá rất mạnh mẽ. Lúc này, các trader, nhà đầu tư có thể vào ngay lệnh Sell tại vị trí phá đường kháng cự. 

Ngoài ra, các trader có thể giao dịch với mô hình nến này với 2 cách sau: 

  • Khi nến Bearish Engulfing xuất hiện ở giai đoạn điều chỉnh xu hướng giảm thì thực hiện giao dịch thuận xu hướng. Trader có thể vào lệnh ngay sau khi cây nến xanh đóng cửa hoặc chờ xuất hiện cây nến đỏ xác nhận tín hiệu giảm giá thì mới giao dịch. 
  • Giao dịch đảo chiều: thực hiện khi nến Bearish Engulfing xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng và xu hướng tăng đã suy yếu. Các trader có thể xác nhận dấu hiệu đảo chiều khi thấy hành động giá liên tục thất bại trong việc tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước hoặc sử dụng công cụ đường trendline, kênh giá, chỉ báo PSAR, MACD, mô hình giá, nến đảo chiều…. để xác định. 

Tuy nhiên, để thực hành tốt nhất với mô hình Bearish Engulfing và có các giao dịch hiệu quả, các trader nên sử dụng tài khoản demo để tránh thất thoát tài chính của mình. 

Nhìn chung, mô hình Bearish Engulfing sẽ cung cấp các điểm vào lệnh, thoát lệnh và cho thấy diễn biến tâm lý thị trường của các bên tham gia thị trường. Trader cần tìm hiểu kĩ mô hình nến nhấn chìm giảm để nắm vững kiến thức và có chiến lược Sell-Buy tốt nhất cho mình.  

Bình luận
Popup image default

Thông báo