Chỉ báo MFI là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và ứng dụng của chỉ báo

Chỉ báo MFI là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và ứng dụng của chỉ báo

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 09:22 (GMT +07)

Chỉ báo MFI là chỉ số quen thuộc với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán giúp xác định xu hướng giá cổ phiếu, vùng quá bán, quá mua và phân tích tín hiệu phân kỳ hay hội tụ. Để hiểu hơn về chỉ số MFI, các bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Chỉ báo MFI là gì?

MFI có tên đầy đủ là Money Flow Index hay còn gọi là chỉ báo dòng tiền. Đây là một chỉ số tài chính được dùng nhiều để phân tích các chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền của một cổ phiếu, chứng khoán, hàng hóa được đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số MFI giao động trong một khoảng vi từ con số 0 đến 100 và cung cấp cho các nhà trader gồm có 3 tín hiệu để giao dịch là quá mua hoặc bán, tìm phân kỳ hay hội tụ, xác định xu hướng mức giá của thị trường.

Bên cạnh đó, theo các nhà trader chuyên nghiệp thì khả năng xác định của xu hướng thị trường về chỉ báo MFI thường không mạnh nên nổi vì không được ưa chuộng và tìm kiếm.

Gene Quong và Avrum Soudark chính là người sáng lập ra MFI. Ông đã phát triển MFI dựa trên các nền tảng tương đối RSI, thêm vào đó là bổ sung thêm những yếu tố khối lượng của các mức giá giao dịch.

Ông cho biết, khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy thì khối lượng giao dịch tại đó sẽ gia tăng vượt trội. Cho nên, nếu như các nhà trader chỉ dựa vào sự thay đổi của mức giá thì không thể phản ánh được chính xác toàn cảnh của thị trường.

Vì thế, chỉ báo thông số về MFI đã góp phần hoàn thiện chỉ báo RSI, cung cấp cho các nhà trader về cái nhìn chính xác và toàn diện hơn của xu hướng thị  trường.

Dựa vào những cơ sở bằng chứng của MFI, các nhà trader có thể nhận biết rõ ràng về các dấu hiệu bất thường từ khối lượng hay những dấu chân “cá mập”.

chi-bao-mfi-1
Chỉ số MFI là gì?

2. Đặc điểm và những ý nghĩa của chỉ báo MFI

Nếu như mức giá cổ phiếu có xu hướng tăng cao và cùng với thời điểm hiện tại đó là lúc chỉ số MFI đi xuống thấp hoặc giá cổ phiếu đang ở mức tăng và chỉ số MFI đi lên thì rất có khả năng nghịch đảo chiều xu hướng về mức giá hiện tại.

Ý nghĩa về chỉ báo MFI:

  • Nếu như đường chỉ báo của MFI di chuyển tiến gần về mức con số 0 thì có nghĩa là bên bán đang chiếm một ưu thế cao hơn phía bên mua sẽ khiến cho bên bán áp lực cao hơn.
  • Ngoài ra, nếu như đường chỉ số MFI di chuyển về gần phía mức 100 thì đồng nghĩa bên mua đang chiếm những lợi thế hơn so với bên bán, làm áp lực bên mua cao lớn hơn.
  • Nếu như đường chỉ số MFI đang ở mức bằng 0 hoặc bằng 100 thì sự báo động của thị trường đang trong trạng thái khủng hoảng là quá bán hoặc quá mua rất dễ có khả năng sẽ bị đảo chiều, nhưng trường hợp này hiếm có thể xảy ra.
  • Nếu như mức giá đang ở trong khoảng vị trí  20 và 80 là mức thường được nhà đầu tư lựa chọn để xác định tình trạng của xu hướng thị trường quá mua hoặc quá bán.
chi-bao-mfi-2
Đặc điểm của chỉ báo MFI

3. Cách tính chỉ báo của mức dòng tiền (MFI)

Nếu như các giá trị của RSI chỉ phụ thuộc vào mức giá đóng cửa hay các công thức tính khá đơn giản thì MFI lại phụ thuộc vào giá đóng cửa của cổ phiếu, giá cao nhất cũng có và giá thấp nhất, tuy nhiên không thể thiếu đi khối lượng giao dịch.

Theo sau là những quá trình tính toán của một giá trị MFI có các bước khác nhau.

Bước 1: Tính mức giá tượng trưng (Typical Price)

TP = (High + Low + Close) / 3

Bước 2: Tính mức giá của dòng tiền (Money Flow)

MF = TP * Volume

MF được hiểu là dòng tiền dương MF(+) nếu mức giá đóng cửa cao hơn các phiên giao dịch trước đó.

Thì ngược lại, MF là dòng tiền âm MF(-) có nghĩa là mức giá đóng cửa thấp hơn so với phiên giao dịch trước đó.

Bước 3: Tính tỷ lệ mức dòng tiền (Money Ratio)

MR = MF (+,14) / MF (-,14)

Bước 4: Tính giá trị của  các chỉ báo MFI

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó:

  • High, Low, Close: lần lượt được hiểu là giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của mỗi phiên giao dịch trong từng đợt của các chu kỳ.
  • Volume: là khối lượng giao dịch mỗi phiên trong một chu kỳ.
  • MF (+,14): tổng dòng tiền dương của chu kỳ thứ 14, MF (-,14): tổng dòng tiền âm hay lỗ của chu kỳ 14.

Con số 14 được hiểu là chu kỳ mà tác giả đề xuất khi sử dụng duy nhất cho chỉ báo này. Tuy nhiên, chỉ phụ thuộc vào từng chiến thuật, từng khung thời gian mà các nhà trader có thể linh hoạt thay đổi theo các chu kỳ, sao cho phù hợp và từng những giao dịch mang lại hiệu quả cao nhất.

4. Ứng dụng của chỉ báo MFI trong thị trường cổ phiếu

Chỉ số MFI là một trong những ứng dụng trong kỹ thuật chứng khoán được nhiều người biết đến và sử dụng. Với những kết quả mà chỉ số này cho thấy các nhà đầu tư chứng khoán đưa ra những quyết định giao dịch đúng đắn nhất và giúp người thân cận trên sàn chứng khoán.

Dùng để xác định xu hướng giá của cổ phiếu

Để hiểu và sử dụng được các phương pháp này, bạn có thể cài thêm các đường từ khoảng 45, 50 hoặc 55. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ xác định xu hướng như sau:

Ngoài ra các nhà đầu tư có thể áp dụng với các đường 45 hay 55 hầu như đều đem lại hiệu quả như đường số 50. Tuy nhiên, như đã nói ở trên các nhà đầu tư cần phải xác định rõ xu hướng của mức giá bằng chỉ số MFI thường khá yếu. Do đó, để nâng cao hiệu quả chất lượng cho cuộc giao dịch nhà đầu tư nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác.

chi-bao-mfi-3
Sử dụng MFI để xác định xu hướng giá của cổ phiếu

Dùng chỉ báo MFI để xác định lệnh mua hay bán

Chỉ số MFI đạt ở mức ngưỡng của 80 là dấu hiệu của mức quá mua đang tăng dần, xu hướng của thị trường mới có khả năng quay đầu 120 để giảm giá xuống. Thời điểm này rất thích hợp cho các nhà đầu tư và các lệnh bán để kiếm lời.

Điểm vào lệnh là lúc đường chỉ báo vừa cắt qua đường con số 80 hoặc các nhà đầu tư phải chờ đến khi biểu đồ đó giảm xuống thì sẽ xuất hiện trên bản đồ với mức giá của thị trường hiện tại.

Ngoài ra, nếu chỉ số MFI đạt mức ngưỡng 20 là dấu hiệu của mức quá bán đang bị giảm dần. Xu hướng của thị trường mới có khả năng đảo chiều để cho mức giá tăng lên. Thời điểm này cũng rất phù hợp cho các nhà đầu tư vào lệnh để mua. 

Nhưng điểm vào lệnh này cho thấy đường MFI cắt đường 20 hoặc các nhà đầu tư phải chờ đến khi biểu đồ nến xanh tăng dần khi xuất hiện trên bản đồ với mức giá.

chi-bao-mfi-4
MFI được sử dụng để xác định lệnh mua hay bán

Dùng ứng dụng chỉ báo MFI để phân tích tín hiệu phân kỳ hoặc tín hiệu hội tụ

Khi một đường giả tạo trên đỉnh của phía sau cao hơn so với đỉnh của phía trước đồng thời MFI tạo đỉnh sau đó thấp hơn so với đỉnh trước là tín hiệu của sự phân kỳ.

Khi các nhà đầu tư thấy sự giả thiết lập đỉnh phía sau cao hơn, điều đó chứng tỏ thị trường đang trong xu hướng với mức giá tăng, nhưng chỉ báo lại thiết lập đỉnh phía sau lại thấp hơn, đồng nghĩa tạo ra một xu hướng tăng giá nhưng không còn mạnh.

Sự hội tụ có nghĩa là đường giả tạo đằng sau thấp hơn so với đỉnh trước đồng thời đường MFI sẽ tạo ra phía sau cao hơn so với phía đáy trước. Đồng nghĩa cho thấy xu hướng này đang giảm và đang trên đà suy yếu và rất dễ có khả năng đảo chiều tăng lên.

chi-bao-mfi-5
MFI dùng để phân tích tín hiệu phân kỳ hoặc tín hiệu hội tụ

Mặc dù các nhà đầu tư nhận được tín hiệu phân kỳ và hội tụ giúp họ đánh giá được tiềm năng tăng hay giảm của thị trường cổ phiếu, nhưng điều đó nó lại không thể xác định một cách chính xác điểm vào lệnh một cách hợp lệ.

Vì thế, các nhà đầu tư nên kết hợp và sử dụng thêm các mô hình giả, như mô hình nến Nhật hay các chỉ báo kỹ thuật số khác để việc lựa chọn ra những điểm mua hay bán để tối ưu và hiệu quả nhất.

Sử dụng kết hợp với đường EMA

Khi MFI cho thấy ngày càng theo hướng giảm dần và vượt ngưỡng 20 bước vào bên phía quá bán, có thể sẽ bị cắt với đường EMA theo chiều hướng đi lên thì là lúc các nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.

Tương tự như trên, khi MFI tăng dần hay vượt qua ngưỡng 80 và bước vào bên phía quá bán, cũng có thể sẽ bị cắt với đường EMA theo chiều hướng lên thì ta vào lệnh để bán.

chi-bao-mfi-6
Sử dụng MFI kết hợp với đường EMA

5. Những hạn chế của chỉ báo MFI

Bên cạnh những lợi thế của chỉ số MFI, thì sẽ còn một số những hạn chế sau đây:

  • Những đặc điểm này nên MFI thường mang một cánh tính tương đối. Chỉ báo này không thể phản ánh đầy đủ hay tính toán chính xác nhất cho những sự thay đổi hay đổi chiều lên xuống của thị trường.  
  • Các tính năng dự báo giá của MFI cho ra một số mã cổ phiếu nhất định sẽ không có độ chính xác cao về mức giá tăng hay giảm. Do đó, chức năng này không được các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về chỉ báo MFI cũng như cách tính toán chỉ báo này. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về MFI để khi giao dịch nhé!

Bình luận
Popup image default

Thông báo