Goodwill là từ thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong ngành kinh tế học, tài chính. Vậy goodwill là gì? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp hiện nay cùng một số vấn đề liên quan đến chủ đề này sẽ được trình bày chi tiết trong một số nội dung dưới đây.
1. Goodwill là gì?
1.1. Bản chất lợi thế thương mại
Goodwill được hiểu là lợi thế thương mại, đơn giản hơn đây là một khoản lợi thế được tạo nên bởi thương hiệu doanh nghiệp. Đây là tài sản không thể nhìn thấy được, nó được thể hiện trong các bảng cân đối kế toán công ty.
Phần lớn, Goodwill chỉ được ghi nhận khi giá mua lại công ty cao hơn tổng giá trị của tất cả các tài sản hữu hình, vô hình và các khoản nợ phải trả.
Để hiểu thêm lợi thế thương mại là gì thì sau đây là ví dụ minh họa:
Ví dụ: Giá trị thương hiệu của công ty, các mối quan hệ tốt với khách hàng, data khách hàng có sẵn,... đều có thể được coi là lợi thế thương mại.
Như vậy, nếu một công ty nào đó muốn mua lại một công ty khác thì bên ngoài số tiền cần phải chi trả cho các tài sản sở hữu, công ty còn phải chi trả thêm một khoản cho Goodwill nữa.
Lợi thế thương mại là gì? - Tầm quan trọng của nó trong kế toán
1.2.
Goodwill là gì trong kế toán ?
Theo quan điểm chuẩn mực của kế toán, Goodwill thực tế là tài sản cố định vô hình. Nó được phát sinh thông qua việc khi một công ty hoặc doanh nghiệp được mua lại bởi một công ty hoặc doanh nghiệp khác.
Nó được biểu thị rõ nét ở ngay trong bảng cân đối kế toán và hầu hết sẽ được biểu hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn
2. Ví dụ về Goodwill trong doanh nghiệp
Để có thể hình dung rõ hơn về Goodwill là gì? - Các bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ: Một công ty A mua lại công ty B với giá trị khoảng 150 triệu USD. Toàn bộ giá trị tài sản của công ty B là 100 triệu USD. Đây là số tiền tổng hợp các tài sản liên quan, bao gồm như: xe cộ, máy tính, nhà của,... Ngoài ra, công ty B cũng đang có 1 khoản nợ là 10 triệu USD.
Như vậy, công ty B có giá trị tài sản thuần dự kiến là 40 triệu USD. Chi phí mà công ty A mua lại công ty B là 150 triệu USD. Lúc này, số tiền chênh lệch là 110 triệu USD, và số tiền này chính là lợi thế thương mại.
Tìm hiểu về công thức tính toán goodwill chính xác nhất
3. Lợi thế thương mại được tính như thế nào?
Để tính toán được sau đây là
công thức tính lợi thế thương mại :
Goodwill = giá trị hợp nhất kinh doanh - % sở hữu * giá trị tài sản thuần theo giá trị hợp lý
Ví dụ: Công ty A mua lại công ty với tổng giá trị khoản 20 tỷ USD sau khi hoàn thành việc mua bán, công ty A đã sở hữu công ty B 100%. toàn bộ giá trị tài sản mà công ty B hiện có lúc này là 10 tỷ USD. Đây là tổng các loại tài sản của công ty B và các khoản nợ. Giá trị tài sản thuần công ty B là 2 tỷ USD.
Vậy
xác định lợi thế thương mại được là:
Goodwill = 20 tỷ USD-100%*2 tỷ USD= 18 tỷ USD
>>>XEM THÊM
- Những hình thức Joint Venture hiện tại
- Những lưu ý quan trọng khi nhắc đến Profit margin là gì
- Tất toán là gì và những điều bạn nên biết
4. Ý nghĩa về Goodwill đối với doanh nghiệp
Từ khái niệm về lợi thế thương mại là gì ở trên cũng như thông qua một số ví dụ, chúng ta có thể thấy được có rất nhiều ý nghĩa đối với các doanh nghiệp cụ thể:
- Lợi thế thương mại giúp doanh nghiệp có thể được định giá cao hơn so với thực tế và giá trị thuần tại thời điểm mà doanh nghiệp đó bán lại chi một doanh nghiệp khác.
- Nó còn giúp cho doanh nghiệp có giá trị cao hơn khi bán cho doanh nghiệp khác. Từ đó, sẽ giúp cho doanh nghiệp phần nào giải quyết được những khó khăn, thiệt hại mà doanh nghiệp đó trên đà xuống dốc và phải bán lại.
Đối với doanh nghiệp lợi thế thương mại có ý nghĩa như thế nào?
5. Ảnh hưởng tới doanh nghiệp của Goodwill là gì?
Đối với các doanh nghiệp, Goodwill đem lại những lợi thế nhưng cũng không ít khó khăn, cụ thể như sau:
- Lợi thế:
+ Đối với các doanh nghiệp phải bán đi, chỉ số này càng lớn thì giá trị của doanh nghiệp càng cao, từ đó giúp cho doanh nghiệp đó thu về được nhiều tiền hơn khi bán đi.
+ Đối với các doanh nghiệp mua lại, khi họ phải chi ra một số tiền lớn hơn so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp mà mình mua lại thì họ sẽ coi đó như mức phí đầu tư để mua lại tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp đó. Từ đó, nghiên cứu những chiến lược kinh doanh mới và hy vọng những lợi thế thương mại đó sẽ giúp họ thu được nhiều lợi nhuận trong tương lai. - Khó khăn:
+ Nó đem đến cho doanh nghiệp không ít lợi thế nhưng đồng thời nó cũng có không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Việc kỳ vọng quá nhiều vào Goodwill đôi khi trở thành áp lực khiến cho các doanh nghiệp mua lại luôn phải đau đầu để giải quyết bài toán lợi nhuận thế nào cho ổn thỏa.
+ Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp đã mua lại một doanh nghiệp khác trước đó nhưng không thể tạo ra được lợi nhuận để bù đắp cho khoản chi phí đã chi cho lợi thế thương mại khấu hao cho từng kỳ thì sẽ khiến cho doanh nghiệp phải hạch toán và chi phí.
Trên đây là một số thông tin về Goodwill. Citinews hy vọng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ thì các bạn sẽ có thêm hiểu biết về lợi thế thương mại Goodwill là gì để ít nhất sẽ không còn cảm thấy lúng túng mỗi khi nghe ai đó nhắc tới chủ đề này.