Nợ quá hạn là gì & hậu quả mà nó có thể gây ra

Nợ quá hạn là gì & hậu quả mà nó có thể gây ra

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 04:52 (GMT +07)

Nợ quá hạn là điều mà cả bên đi vay và người bên cho vay đều không mong muốn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn không ít trường hợp quá hạn nợ. Vậy nợ quá hạn là gì? Nguyên nhân và hậu quả của nó như thế nào? Làm gì để tránh nợ quá hạn? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Nợ quá hạn là gì?

Nó được định nghĩa là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay là cá nhân hoặc tổ chức khi đã đến ngày phải trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả được cả gốc và lãi theo đúng như trên hợp đồng.

Theo Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Nợ quá hạn là gì & những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Nợ quá hạn là gì & những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Thực tế thì các tổ chức tín dụng vẫn sẽ linh động thời gian đóng trễ cho khách hàng từ 1 đến 3 ngày. Thế nhưng, nếu thời gian đóng trễ đã vượt quá khoảng thời gian trên mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì lúc này sẽ được coi là nợ quá hạn.

Dựa và thời gian đóng trễ, nó sẽ được tổ chức tín dụng cập nhập trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu hay còn gọi là lịch sử tín dụng. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn ở nơi khác.

>>XEM THÊM<< 

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá hạn nợ nhưng phổ biến nhất là một số nguyên nhân sau đây:

  • Do người vay chậm thanh toán món nợ.
  • Do người vay chậm thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng.
  • Người vay không có khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mại.

3. Hậu quả khi nợ quá hạn là gì?

Như đã nói ở trên, đây là điều mà không ai mong muốn sẽ xảy ra,. Bởi vì, một khi đã vướng phải thì khác hàng sẽ phải đối mặt với ít nhất là 2 hậu quả sau:

  • Uy tín của khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức sẽ bị ảnh hưởng.
  • Bị các tổ chức tín dụng cập nhập lên cơ sở dữ liệu và phân chia vào các nhóm nợ xấu, dẫn đến khi doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu huy động vốn hoặc cần vay vốn sẽ rất khó để có thể vay được ở những tổ chức khác.

4. Cách phân chia nợ quá hạn hay như thế nào?

Dựa vào thời gian trễ hạn trả tiếp, khách hàng khi mắc nợ sẽ bị liệt kê vào các nhóm nợ xấu sau đây:

4.1. Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)

  • Là những trường hợp quá hạn nợ dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc và lãi.
  • Những trường hợp khách hàng đang trong thời gian nợ và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.

4.2. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

  • Là những trường hợp khách hàng nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.
  • Khách hàng đang trong thời gian gia hạn nợ lần đầu.

4.3. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

  • Là những trường hợp khách hàng nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.  
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng trả đủ gốc và lãi theo như hợp đồng tín dụng ban đầu.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại trong thời hạn trả nợ lần đầu, trừ những khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2.

4.4. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

  • Là những trường hợp khách hàng nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày.  
  • Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai.

4.5. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

  • Là những trường hợp khách hàng nợ quá hạn từ 360 ngày 
  • Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

5. Quy trình thu hồi nợ của ngân hàng như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về nợ quá hạn là gì? Thì việc nắm bắt được quy trình thu hồi nợ ra sao là một việc rất cần thiết để các bạn đưa ra quyết định khi đi vay. Cụ thể, khi gặp trường hợp khách hàng nợ quá hạn, ngân hàng sẽ tùy vào mỗi trường hợp mà có hình thức xử lý, thu hồi nợ khác nhau. Hiện nay, ngân hàng chủ yếu áp dụng 2 nguyên tắc thu hồi nợ sau đây:

  • Nguyên tắc thu hồi nợ do ngân hàng nhà nước ban bố.
  • Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ do mỗi ngân hàng ban bố.

5.1. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn có tài sản đảm bảo.

Đối với những trường hợp nợ có tài sản đảm bảo thì ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo, bao gồm các nội dung: lý do xử lý tài sản, nghĩa vụ được bảo đảm, mô tả tài sản, phương thức, thời gian và địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
  • Giao tài sản bảo đảm để xử lý: trong trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ một số trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Xử lý tài sản đảm bảo:Tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
  • Ngoài ra, một số trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản đảm bảo thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá, ngoại trừ một số trường hợp có luật quy định khác.
Những phướng pháp để thoát khỏi những món nợ quá hạn
Những phướng pháp để thoát khỏi những món nợ quá hạn

5.2. Thu hồi nợ đối với nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm

Đối với trường hợp nợ không có tài sản bảo đảm thì quy trình thu hồi nợ của ngân hàng sẽ diễn ra như sau:

  • Thứ nhất: Thông báo đến khách hàng về khoản nợ, thời hạn trả nợ để yêu cầu khách hàng trả nợ. 
  • Thứ hai: Nếu không liên hệ được với khách hàng nhiều lần hoặc khách hàng cố ý không nghe máy hay không có thành ý trả nợ thì có thể liên hệ với người thân hoặc nơi làm việc của khách hàng theo như thông tin đã ghi trong hồ sơ vay vốn để nhắc nhở về khoản nợ.
  • Thứ ba: Nếu khách hàng vẫn cố tình không có thiện chí trả nợ thì ngân hàng sẽ hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi được gốc và lãi.

>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<< 

6. Làm thế nào để tránh nợ quá hạn?

Việc vướng phải việc này không những gây ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân hoặc tổ chức mà còn kéo theo một số rắc rối. Có lẽ chính vì thế nên bất kỳ ai cũng đều mong tránh được nó. Vậy phải làm thế nào để tránh được nợ quá hạn? Dưới đây là một số lưu ý để khách hàng tránh được:

  • Trước khi quyết định vay tiền, bạn nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân cũng như số tiền muốn vay, thời hạn vay và lãi suất vay để vạch ra kế hoạch trả nợ và hạn chế được những áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.
  • Nên chú ý đến hạn trả nợ và chuẩn bị trước số tiền để trả nợ trước thời hạn từ 3 đến 5 ngày để tiện cho việc cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.
  • Nên có một kế hoạch cụ thể với số tiền được giải ngân, dùng số tiền đã được giải ngân đúng mục đích, đúng cách để không gây thiệt hại về tài chính và sớm thu được lợi nhuận và có tiền trả nợ.
  • Khi đã có đủ điều kiện kinh tế, bạn nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng cho bản thân. Điều này cũng sẽ giúp cho bạn được thuận lợi hơn khi có nhu cầu vay vốn lại hoặc vay vốn ở những tổ chức tín dụng khác.


Giải đáp thắc mắc nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện và cách giải quyết 

7. Cách xóa nợ quá hạn như thế nào để không rơi vào nợ xấu?

Khách hàng có thể xóa nợ quá hạn để không rơi vào nợ xấu theo cách sau đây:

  • Kiểm tra tình trạng nhóm nợ của mình bằng cách đến trực tiếp ngân hàng, kiểm tra CIC online hoặc kiểm tra CIC trực tiếp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.
  • Thanh toán toàn bộ các khoản nợ tồn đọng, lãi và phí phạt phát sinh.
  • Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng.

Có thể thấy rằng, nợ quá hạn là điều không ai mong muốn đối với cả người đi vay và tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, bạn nên nắm rõ được nợ quá hạn là gì và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định vay vốn và cần phải có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho việc trả nợ.

Bình luận
Popup image default

Thông báo