Ngân hàng chính sách là ngân hàng gì & những điều cần biết

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 18/10/2023 17 phút đọc

 

Trong chúng ta, ít nhiều đã từng được nghe nhắc đến ngân hàng chính sách. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ ngân hàng chính sách là gì? Điểm giống và khác nhau so với ngân hàng thương mại như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những vấn đề trên.

1. Ngân hàng chính sách là ngân hàng gì?

Ngân hàng chính sách là ngân hàng được thành lập ra với mục đích là giúp ổn định xã hội thông qua các chính sách mà Nhà nước và Chính phủ đưa ra để ổn định xã hội. Các hoạt động của ngân hàng  chỉ để phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng và được Chính phủ đứng sau đảm bảo.

Trước đây, ngân hàng chính sách còn được gọi là Ngân hàng phục vụ người nghèo và nó được đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có tài sản, có vốn điều lệ, con dấu, bảng cân đối và trụ sở chính được đặt tại Hà Nội.

Ngân hàng chính sách ra đời đã giúp cho những người nghèo tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất cực thấp, tạo điều kiện cho họ có thể phát triển kinh tế, ổn định đời sống và từng bước thoát khỏi đói nghèo.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu nôm na ngân hàng chính sách chính là ngân hàng của Nhà nước và hoạt động không phải vì mục tiêu lợi nhuận, mà là phục vụ cho các đối tượng khách hàng theo chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Tìm hiểu ngân hàng chính sách là gì?
Tìm hiểu ngân hàng chính sách là gì?

Ngân hàng chính sách có một số đặc trưng như sau:

  • Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách chủ yếu là từ các nguồn như: 
  • Vốn của ngân sách Nhà nước cấp
  • Huy động vốn từ xã hội
  • Bằng các hình thức phát hành chứng khoán
  • Thu hút tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn
  • Vốn tiếp nhận từ các dự án tài trợ không hoàn lại 
  • Vay nợ từ Chính phủ hoặc các tổ chức phi Chính phủ của các nước.
  • Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng chính sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn ban đầu, bù đắp chi phí và có trách nhiệm phát triển vốn.
  • Đối tượng chủ yếu của Ngân hàng chính sách là những người nghèo, sinh viên, xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu lao động,...
  • Các thủ tục và điều kiện vay vốn của ngân hàng nhìn chung rất đơn giản và linh hoạt tùy theo từng đối tượng.

2. Danh sách ngân hàng chính sách

Ở nước ta, hiện đang tồn tại hai ngân hàng chính sách thuộc Chính phủ Việt Nam, đó là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Bank for Social Policies - VBSP. Đây là ngân hàng quốc doanh được thành lập vào ngày 04/10/2002 theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Mục đích của việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chính là để tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, tạo điều kiện cho những nhóm đối tượng thuộc diện chính sách trong xã hội có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn có lãi suất rất thấp để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống và thoát khỏi đói nghèo. 

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có trụ sở chính được đặt tại địa chỉ: Tòa nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Các chi nhánh của ngân hàng này được đặt tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Các chương trình cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam bao gồm:

  • Chương trình cho vay hộ nghèo.
  • Chương trình cho vay hộ cận nghèo.
  • Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo.
  • Chương trình cho vay học sinh, sinh viên.
  • Chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
  • Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
  • Chương trình cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
  • Chương trình cho vay thương nhân vùng khó khăn.
  • Chương trình cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
  • Chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở.
  • Chương trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.
  • Chương trình cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.
  • Chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Chương trình cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
  • Chương trình cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
  • Chương trình cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Chương trình cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Chương trình cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.
  • Các chương trình dự án vốn nước ngoài.

XEM THÊM:

Ngân hàng thương mại cổ phần là gì - Top 6 ngân hàng TMCP tốt nhất

Công ty tài chính là gì & Cách thức hoạt động của công ty tài chính

2.2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB, được thành lập vào ngày 03/09/2015 theo quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Mục tiêu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thủy lợi và giao thông nông thôn, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho những vùng sâu, vùng xa, xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các làng nghề và hỗ trợ xuất khẩu.

Trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện đang được đặt tại địa chỉ số 25A, Cát Linh, Hà Nội.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có 2 đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Đây là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Đây là ngân hàng được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán và được miễn nộp thuế cùng các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

3. Phân biệt ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại

Việc giao dịch ngân hàng diễn ra khá thường xuyên với người dân hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được ngân hàng Chính sách và ngân hàng thương mại. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai loại ngân hàng này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn điểm giống nhau và khác nhau của ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng thương mại:

3.1. Giống nhau

Cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng thương mại đều là những tổ chức tín dụng hoạt động liên quan đến tài chính nhằm hỗ trợ tài chính cho các đối tượng có nhu cầu trong xã hội. Các hoạt động chính của cả 2 ngân hàng này đều bao gồm: hoạt động cho vay vốn, tiết kiệm và các dịch vụ khác có liên quan đến tài chính ngân hàng.

Ngân hàng chính sách là ngân hàng gì?
Ngân hàng chính sách là ngân hàng gì?

3.2. Khác nhau 

Tiêu chí so sánh

Ngân hàng Chính sách

Ngân hàng thương mại

Mục đích ra đời/thành lập

Được Chính phủ thành lập vì lợi ích cộng đồng, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách trong xã hội tiếp cận được nguồn vốn để vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Được các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp trong hay ngoài nước thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Ngân hàng thương mại hoạt động với mục đích chủ yếu là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đối tượng được giao dịch

Thường là các đối tượng thuộc diện chính sách trong xã hội.

Tất cả những ai có nhu cầu giao dịch với ngân hàng đều là đối tượng khách hàng của ngân hàng thương mại.

Các hoạt động chính

Chủ yếu là hoạt động cho vay vốn và gửi tiết kiệm.

Ngân hàng thương mại cung cấp rất đa dạng các dịch vụ như: cho vay, huy động vốn, chiết khấu, bảo lãnh, tín dụng cá nhân, thanh toán quốc tế,..

Chiến lược phát triển

Đưa ra các chương trình để hỗ trợ các đối tượng chính sách trong xã hội dựa trên các chính sách phát triển và an sinh xã hội của Chính phủ.

Từng ngân hàng, từng doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn của mình nhằm đưa ngân hàng phát triển tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về Ngân hàng chính sách là gì? Citinews hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, các bạn đã có được cái nhìn bao quát hơn và dễ dàng phân biệt được Ngân hàng Chính sách xã hội với Ngân hàng thương mại.

 

 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào & những điều cần biết

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào & những điều cần biết

Bài viết tiếp theo

Cách mở tài khoản chứng khoán Online cực nhanh và an toàn

Cách mở tài khoản chứng khoán Online cực nhanh và an toàn
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo