Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào & những điều cần biết

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào & những điều cần biết

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 20:29 (GMT +07)

 

Hiện nay, ở Việt Nam đang có rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang hoạt động. Sẽ không khó để bạn có thể kể ra một loạt những tên ngân hàng lớn hiện nay. Thế nhưng, nếu kể để kể tên ngân hàng thương mại cổ phần nào tốt nhất thì có lẽ rất nhiều người sẽ lúng túng. Vậy ngân hàng thương mại cổ phần là gì? Chức năng của ngân hàng này ra sao? Top 6 ngân hàng TMCP uy tín gồm những cái tên nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào?

Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần là cách gọi để chỉ những ngân hàng đang hoạt động, kinh doanh thương mại theo mô hình cổ phần và có tuân thủ theo các quy định của Chính phủ cùng với các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình hoạt động. Cách gọi này giúp chúng ta phân biệt với các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Tại Thông tư số 40/2011/TT - NHNN, định nghĩa này được hiểu như sau:

Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập,tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tìm hiểu ngân hàng thương mại cổ phần là gì?
Tìm hiểu ngân hàng thương mại cổ phần là gì?

2. Có mấy loại ngân hàng thương mại cổ phần?

Hiện nay, người ta phân loại ngân hàng thương mại cổ phần theo 3 cách như sau:

– Dựa vào mục đích sở hữu:

+ Ngân hàng 100% vốn trong nước

+ Ngân hàng liên doanh (có đối tác nước ngoài góp vốn vào).

– Dựa vào chiến lược kinh doanh:

+ Ngân hàng bán lẻ: là những ngân hàng với quy mô nhỏ hướng tới cá nhân chủ yếu là cho vay tiêu dùng.

+ Ngân hàng bán buôn: là những ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và tổ chức.

+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: đây là loại ngân hàng đang chiếm đa số tại nước ta hiện nay.

– Dựa vào hình thức hoạt động:

+ Ngân hàng TMCP mậu sở: là trụ sở chính.

+ Ngân hàng TMCP dưới hình thức chi nhánh,phòng giao dịch (là đơn vị phụ thuộc chi nhánh).

+ Ngân hàng khác: ngân hàng cho vay dài hạn,ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng…

3. Ngân hàng thương mại cổ phần là gì? Và đặc điểm

Để giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt được ngân hàng thương mại cổ phần với các loại ngân hàng khác, chúng tôi xin được nêu ra một số đặc điểm như sau:

  • Đây là ngân hàng được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định.
  • Là một tổ chức tín dụng được thành lập ra nhằm thực hiện các hoạt động của ngân hàng.
  • Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ với mục đích lợi nhuận.
  • Được thành lập dựa trên cơ sở pháp luật ngân hàng và có giấy phép hoạt động của Ngân hàng trung ương.
  • Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng.
  •  Ngân hàng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới 1 năm.
  • Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán (Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính).

4. Chức năng của ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng Thương mại cổ phần có 4 chức năng cơ bản sau đây:

4.1. Trung gian tín dụng

Là cầu nối giữa người đang có nhu cầu về vốn và người đang thừa vốn. Nghĩa là, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay, đồng thời cũng là người cho vay và hưởng lợi nhuận từ khoản chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay.

Ngân hàng TMCP sẽ huy động vốn chủ yếu ở dạng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi có kỳ hạn và sử dụng số vốn huy động này để cho vay ở các dạng như: vay tiêu dùng, vay thương mại,..

Đối với những người gửi tiền, họ sẽ thu được một khoản lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm. Mặt khác, đây cũng được xem là một kênh đầu tư an toàn cho những khoản tiền nhàn rỗi mà người gửi đang có. Đối với người đi vay, họ sẽ có được một khoản tài chính cần thiết một cách hoàn toàn hợp pháp và an toàn.

Như vậy, có thể thấy được rằng chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Mặt khác, đây cũng được xem là chức năng quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại nói chung.

Ngân hàng TMCP là trung gian tín dụng
Ngân hàng TMCP là trung gian tín dụng

4.2. Tạo tiền

Trong quá trình thực hiện chức năng có thể tạo ra tiền tín dụng (tiền ghi sổ) được thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng. Đây cũng chính là lượng tiền được dùng trong các giao dịch.

Từ khoản tiền tích trữ ban đầu, thông qua hình thức cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu.

Chức năng tạo tiền được thực thi dựa trên cơ sở hai chức năng khác của Ngân hàng, đó là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền vay này sau đó sẽ được khách hàng sử dụng để thanh toán dịch vụ, mua sắm hàng hóa và đây cũng được xem là một bộ phận của tiền giao dịch.

Như vậy, với chức năng tạo ra tiền thì hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thanh toán và chi trả của xã hội.

Với chức năng này, hệ thống ngân hàng đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Mặt khác, chức năng này cũng cho thấy được mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ.

4.3. Trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại cổ phần được coi như thủ quỹ của các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện chức năng thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Với chức năng trung gian thanh toán, các ngân hàng thương mại đã cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Đây là một chức năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài ra, chức năng trung gian thanh toán còn giúp cho khách hàng có thể chọn lựa được hình thức thanh toán phù hợp và hạn chế được tình trạng mang theo quá nhiều tiền mặt bên mình. Đồng thời, nó cũng giúp cho các chủ thể kinh tế tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo cho việc thanh toán được an toàn, tiện lợi hơn.

4.4. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Bên cạnh các chức năng đặc biệt trên, các dịch vụ của ngân hàng thương mại cổ phần cũng rất đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, ví dụ như:

  • Dịch vụ tiền gửi.
  • Dịch vụ vay tiêu dùng.
  • Dịch vụ mua bán ngoại tệ.
  • Chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay thương mại.
  • Cung cấp tài khoản giao dịch.
  • Cung cấp dịch vụ ủy thác.
  • Tư vấn tài chính.

XEM THÊM:

Công ty tài chính là gì & Cách thức hoạt động của công ty tài chính

Avay là gì |Thực hư vấn đề Avay lừa đảo hay không?

5. Danh sách ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Theo thống kê năm 2019, nước ta có tất cả 31 ngân hàng TMCP. Vậy ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào?

STT

Tên ngân hàng

Tên viết tắt

Mã chứng khoán

1

Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB

ACB

2

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

TPBank

TPB

3

Ngân hàng TMCP Đông Á

Đông Á Bank

(OTC: DongABank)

4

Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á

SeABank

SSB

5

Ngân hàng TMCP An Bình

ABBANK

ABB

6

Ngân hàng TMCP Bắc Á

BacABank

BAB

7

Ngân hàng TMCP Bản Việt

VietCapitalBank

BVB

8

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

MSB

MSB

9

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Techcombank

TCB

10

Ngân hàng TMCP Kiên Long

KienLongBank

KLB

11

Ngân hàng TMCP Nam Á

Nam A Bank

NAB

12

Ngân hàng TMCP Quốc Dân

NCB

NVB

13

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

VPBank

VPB

14

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

HDBank

HDB

15

Ngân hàng TMCP Phương Đông

OCB

OCB

16

Ngân hàng TMCP Quân đội

MBBank

MBB

17

Ngân hàng TMCP Đại chúng

PVcombank

(OTC: PVcomBank)

18

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

VIB

VIB

19

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

SCB

SCB

20

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Saigonbank, SGB

SGB

21

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

SHB

SHB

22

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Sacombank

STB

23

Ngân hàng TMCP Việt Á

VietABank

(OTC: VietABank)

24

Ngân hàng TMCP Bảo Việt

BaoVietBank

BVB

25

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

VietBank

VBB

26

Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

PG Bank

PGB

27

Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Eximbank

EIB

28

Ngân Hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

LienVietPostBank

LPB

29

Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank

VCB

30

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VietinBank

CTG

31

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV

BID

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng nào?

6. Top 6 ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất hiện nay

6.1. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietcombank được thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/04/1963 với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

  • Website: https://www.vietcombank.com.vn/
  • Hotline: 1900 54 54 13
  • Trụ sở: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Swift code: BFTVVNVX

6.2. Ngân hàng BIDV 

Ngân hàng BIDV có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là ngân hàng thương mại nhà nước hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

  • Website: https://www.bidv.com.vn/
  • Hotline: 19009247
  • Trụ sở: 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Swift Code: BIDVVNVX
  • Email: bidv247@bidv.com.vn

6.3. Ngân hàng Techcombank 

Ngân hàng Techcombank được thành lập từ năm 1993 và là một trong những ngân hàng được xếp hạng tín dụng ở mức cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam.

  • Website: http://techcombank.com.vn/
  • Hotline: 1800 588 822
  • Trụ sở: Techcombank Tower, 191 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Swift Code: VTCBVNVX
  • Giờ mở cửa: Thứ 2 đến Thứ 6: 8h – 17h và Thứ 7: 8h – 12h

6.4. Ngân hàng TPBank 

Ngân hàng TPBank có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong, được thành lập năm 2008 và là một trong những ngân hàng dẫn đầu xu thế về ngân hàng số.

  • Website: https://tpb.vn/
  • Hotline: 1900 58 58 85
  • Trụ sở: Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội,
  • Swift Code: TPBVVNVX

6.5. Ngân hàng Sacombank

Ngân hàng Sacombank có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín, được thành lập từ năm 1991 và là ngân hàng luôn ở thứ hạng cao trong xếp loại bảng giao dịch chung của toàn hệ thống ngân hàng.

  • Website: https://www.sacombank.com.vn/
  • Hotline: 1900 5555 88
  • Trụ sở: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
  • Swift Code: SGTTVNVX
  • Email: ask@sacombank.com

6.6. Ngân hàng thương mại cổ phần MB Bank

Ngân hàng MB là ngân hàng TMCP Quân đội, trực thuộc Bộ Quốc Phòng được thành lập từ năm 1994. Đến nay, ngân hàng đã có hơn 100 chi nhánh và 190 điểm giao dịch ở khắp đất nước. Ngoài ra, MB Bank còn có văn phòng đại diện ở một số nước như: Nga, Lào, Campuchia,…

  • Website: https://mbbank.com.vn/
  • Hotline: 1900545426
  • Trụ sở: Số 21 Cát Linh, Phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Swift Code: MSCBVNVX

Trên đây là một số thông tin về ngân hàng Thương mại cổ phần. Mong rằng, qua nội dung bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn ngân hàng thương mại cổ phần là gì? Và nắm được những đặc điểm, chức năng của loại hình ngân hàng này.

Nguồn: Citinews

 

Bình luận

Thông báo