Rất nhiều người thắc mắc làm 2 thẻ ATM cùng 1 tài khoản có được không? Hay 1 tài khoản chỉ có 1 thẻ ATM duy nhất? Hãy cùng đi tìm lời giải trong bài viết dưới đây nhé!
1. Trên 1 tài khoản 2 thẻ ATM có làm được không?
Thẻ ATM là một công cụ để rút tiền, thanh toán hoá đơn, chuyển khoản qua cây ATM,... cực kỳ tiện lợi. Thẻ được phát hành chuẩn ISO 7810, gồm cả thẻ trả trước, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Nhiều người thắc mắc có thể sở hữu làm 2 thẻ ATM cùng ngân hàng được không? Câu trả lời là có. Thế nhưng điều đó chỉ áp dụng cho 2 loại thẻ là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ mà thôi. Tài khoản có 2 thẻ ATM chỉ áp dụng cho thẻ chính, không tính thẻ phụ.
1.1. Đối với thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng thực chất chính là việc bạn đang vay tiền của ngân hàng để thanh toán trước và trả tiền sau. Để mở được thẻ tín dụng thì bạn cần chứng minh được thu nhập, khả năng tài chính của mình. Do đó, với thẻ tín dụng bạn hoàn toàn có thể mở cùng lúc 2 thẻ và tương ứng với 2 thẻ ATM khác nhau.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tiêu chuẩn đó mà mở nhiều thẻ cùng lúc. Bởi nếu chi tiêu không có kế hoạch, sử dụng nhiều thẻ ATM (thẻ tín dụng) dẫn đến quản lý tài chính khó khăn, dễ bị nộp phí lãi cao và nợ nần.
1.2. Đối với thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ là hình thức thẻ mà ngân hàng cho phép bạn chi tiêu trong hạn mức số tiền có trong tài khoản thanh toán liên kết. Sử dụng thẻ này, khách hàng có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại ATM.
Thẻ ghi nợ gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế. Vậy 1 tài khoản ngân hàng có mấy thẻ? - 1 tài khoản thanh toán có thể mở được 2 loại thẻ ghi nợ trên, tương ứng với 2 thẻ ATM. Tuy nhiên, nếu thực sự không cần thiết thì bạn không nên mở bởi sẽ dẫn tới sự lãng phí và quản lý tài chính khó khăn hơn.
XEM THÊM:
2. Điều kiện và thủ tục mở làm 2 thẻ ATM cùng 1 tài khoản
Để mở được 2 thẻ ATM cùng một tài khoản thì đồng nghĩa với việc bạn cần đăng ký mở 2 loại thẻ trên (thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng). Điều kiện và thủ tục mở thẻ như sau:
Điều kiện mở thẻ
- Là cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.
- Tuổi từ 18 trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đối với thẻ tín dụng, khách hàng cần chứng minh được nguồn thu nhập, tài chính mỗi tháng. Mỗi một ngân hàng khác nhau sẽ có yêu cầu về mức thu nhập hàng tháng khác nhau. Tuy nhiên, đa số đều yêu cầu mức tối thiểu thu nhập từ 4,5 triệu/tháng hoặc cao hơn tuỳ ngân hàng.
- Đáp ứng được một số yêu cầu khác từ ngân hàng đối với từng loại thẻ khác nhau.
Thủ tục mở thẻ khi làm 2 thẻ ATM cùng 1 tài khoản
Khách hàng cần chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ sau đây:
- CMND/CCD hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực)
- Đối với thẻ tín dụng, cần chuẩn bị hồ sơ chứng minh thu nhập như sao kê tài khoản, bảng lương, hợp đồng lao động,...
- Giấy đề nghị mở thẻ ATM theo mẫu của ngân hàng
- Một số giấy tờ khác theo yêu cầu ngân hàng
Sau khi thoả mãn các điều kiện và hoàn tất các thủ tục, giấy tờ trên, bạn mang hồ sơ ra quầy giao dịch của ngân hàng để được hướng dẫn đăng ký mở thẻ. Ngoài ra, một số ngân hàng cũng cung cấp ứng dụng mở thẻ ATM online, rất thuận tiện cho người sử dụng.
3. Có thể mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng được không?
Sự thật là tại cùng một ngân hàng, 1 tài khoản 2 thẻ ATM là điều bình thường nhưng bạn không thể mở 2 tài khoản cùng một lúc. Có nghĩa là, tại một ngân hàng bạn chỉ mở được 1 tài khoản ngân hàng duy nhất.
Nếu ai đó bảo bạn cùng 1 người cùng 1 ngân hàng mà có thể mở được 2 tài khoản là không đúng. Mà chỉ mở được 1 tài khoản cá nhân và 1 tài khoản doanh nghiệp mà tên chủ thẻ mang tên cùng một khách hàng mà thôi.
Hiện nay có các ngân hàng như AgriBank, BIDV, VietcomBank, SacomBank… phát hành thẻ cho 1 cá nhân đứng tên 2 tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp. Và để mở được 2 thẻ như vậy, khách hàng cần đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng đưa ra.
4. 1 số điện thoại mở được bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
Bạn thắc mắc 1 số điện thoại có thể mở được bao nhiêu tài khoản ngân hàng? Câu trả lời là một số điện thoại có thể mở được nhiều loại thẻ ngân hàng. Tuy nhiên lại chỉ có thể mở được một tài khoản duy nhất tại một ngân hàng. Bởi các ngân hàng thường dùng số điện thoại đó để nhận mã OTP, giao dịch internet banking,,...
Ngoài ra, 1 số điện thoại có thể đăng ký được nhiều tài khoản ngân hàng thuộc nhiều ngân hàng khác nhau. Và đăng ký mở được nhiều loại thẻ khác nhau. Các loại thẻ này có thể thuộc cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng.
5. Lưu ý khi mở thẻ ATM
Làm thẻ ATM, khách hàng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Một tài khoản có thể có 2 hoặc nhiều hơn 2 thẻ ATM tại cùng một ngân hàng.
- Nên cân nhắc về việc có nên mở nhiều loại thẻ ATM hay không, nếu cần thiết thì có thể mở còn không cần thiết thì chỉ nên 1 thẻ ATM duy nhất để dễ quản lý tài chính.
- Có thể dùng 1 số điện thoại cá nhân của mình để đăng ký tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng khác nhau và số điện thoại này cũng được xem là công cụ bảo mật thông tin tài khoản, sử dụng để nhận mã OTP giao dịch, thông báo số dư ngân hàng.
- Nếu thẻ ATM của bạn được dùng để nhận lương hàng tháng thì bạn không cần CMND và chứng minh thu nhập khi làm thẻ tín dụng
- Chỉ được mở một tài khoản ở ngân hàng bằng một số điện thoại duy nhất.
Nguồn: Citinews
Nói tóm lại làm 2 thẻ ATM cùng một tài khoản là điều khả thi. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc khi mở làm 2 thẻ ATM cùng 1 tài khoản nhé. Bởi nếu không kiểm soát chi tiêu hợp lý, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính của mình đấy.