Mô hình chữ nhật là gì? Cách giao dịch với mô hình hiệu quả

Mô hình chữ nhật là gì? Cách giao dịch với mô hình hiệu quả

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 10:47 (GMT +07)

Mô hình chữ nhật là mô hình giá dự báo tín hiệu tiếp diễn xu hướng được rất nhiều các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng. Mô hình này thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ và giao dịch thuận xu hướng nên khá an toàn và hạn chế rủi ro. Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình này thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình này có tên gọi theo tiếng Anh là Rectangle Pattern. Đây là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá bị kìm hãm bởi 2 đường hỗ trợ và kháng cự nằm ngang song song với nhau. Trong đó đường kháng cự là đường xu hướng trên đi qua các đỉnh, đường hỗ trợ là đường xu hướng dưới đi qua các đỉnh.

Rectangle Pattern cho thấy cả hai đang đang đấu tranh quyết liệt để muốn áp đảo đối phương nhưng sức không đủ mạnh để phá vỡ đường hỗ trợ và kháng cự. Giá trước khi bị phá vỡ có thể chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần, sau đó giá sẽ di chuyển theo hướng bị phá vỡ.

Khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ và kháng cự thì mô hình chữ nhật được hoàn thành. Tuy nhiên bên cạnh đó có nhiều trường hợp giá sau khi thoát ra khỏi hình chữ nhật sẽ quay lại retest đường hỗ trợ hoặc kháng cự rồi mới tiếp tục xu hướng trước đó.

mo-hinh-chu-nhat-1
Mẫu hình chữ nhật là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá bị kìm hãm bởi 2 đường hỗ trợ và kháng cự nằm ngang song song với nhau.

2. Đặc điểm mô hình giá Hình chữ nhật

Có 2 dạng mô hình Rectangle phổ biến đó là mẫu hình chữ nhật giảm và mẫu hình chữ nhật tăng. Dưới đây là đặc điểm của từng mô hình, bạn có thể tham khảo:

Mô hình chữ nhật tăng dần

Đây là mô hình thường xuất hiện ở xu hướng tăng còn mạnh và hình thành tại đỉnh xu hướng tăng. Mô hình này có cấu tạo gồm 2 đường hỗ trợ và đường kháng cự có thể đi ngang, hoặc chếch lên hoặc chếch xuống nhưng không quá nhiều.

Giá biến động liên tục và có thể chạm vào đường hỗ trợ, đường kháng cự bật lại. Sau khi giá bứt phá khỏi đường kháng cự và đi lên thì mô hình Rectangle tăng được hoàn thiện.

Mô hình chữ nhật giảm dần

Đây là mô hình thường xuất hiện tại một xu hướng giảm còn mạnh và giá liên tục tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Mô hình được cấu tạo bởi 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Giá biến động liên tục và chạm vào đường hỗ trợ, kháng cự, giá không thể dịch chuyển ra ngoài. Sau khi giá bứt phá khỏi đường hỗ trợ đi xuống, mô hình  Rectangle giảm được hoàn thiện.

mo-hinh-chu-nhat-2
Mô hình chữ nhật trong chứng khoán

3. Diễn biến tâm lý của mô hình chữ nhật

Sự xuất hiện của mẫu hình chữ nhật cho thấy cả 2 phe mua và phe bán đang ở trạng thái cân bằng, ngang tài ngang sức, không bên nào áp đảo hoàn toàn. Do đó xu hướng hiện tại là tăng hay giảm càng được củng cố tiếp diễn.

Đối với Rectangle Pattern, mô hình trước đó không đóng vai trò quyết định tiên quyết mà xu hướng tạo thành mới quyết định đến sự hình thành mô hình. Khi cả 2 phe mua và phe bán đều quyết liệt đấu tranh nhưng không bên nào bị áp đảo nên sau đó 2 bên tạm dừng và lúc này thị trường không bên nào nắm giữ hoàn toàn.

Thị trường thường bước vào giai đoạn tạm nghỉ sau một thời gian biến động. Lúc này một số mô hình giá như mô hình cái nêm , tam giác hay cờ đuôi nheo, giá sẽ tập trung tại một điểm. Vì khi đó cả phe mua và phe bán không giao dịch nhiều mà đang cầm chừng để bảo toàn lực lượng.

Còn đối với mô hình Rectangle Pattern bên bán và bên mua luôn ở thế chủ động sẵn sàng tiến công. Do đó mà giá di chuyển liên tục lên xuống tạo thành các đỉnh và đáy. Khi bên bán tấn công giá đi xuống bên mua lập tức nỗ lực đẩy giá tăng trở lại.

Tuy nhiên dù 2 bên liên tục tân công và phản đòi những vẫn khiến mức giá tăng giảm không vượt ra khỏi 2 đường hỗ trợ và kháng cự. Giá bị tích lũy quá lâu nến các bên muốn xóa bỏ thế cân bằng thì cần một thế lực phá vỡ mạnh.

4. Thế nào là một mô hình chữ nhật đẹp?

Mẫu hình chữ nhật có hình dạng gần giống với mẫu hình 3 đỉnh và 3 đáy. Vì vậy khi phân tích, cần chú ý để phân biệt 2 mẫu hình này với nhau.

Thông thường mẫu hình chữ nhật đẹp là mẫu hình phải đảm bảo giá phải chạm được xu hướng tối thiểu ít nhất là 2 lần nghĩa là có 4 lần giá chạm đường kháng cự và hỗ trợ.

Khi phân tích mô hình cần nhớ 2 đường hỗ trợ và đường kháng cự phải nằm song song với nhau. Vì khi giá biến động lên xuống đường hỗ trợ nằm ở phía dưới và đường kháng cự nằm ở phía trên cùng.

Hai đường thẳng này trong một số trường hợp không hoàn toàn song song mà có thể hơi chéo nhau. Và độ chéo không nên lớn quá vì như vậy mô hình đã chuyển sang mẫu hình khác.

Cần chú ý đến dấu hiệu phá vỡ giả để phân biệt mô hình chữ nhật với mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Ngoài ra một điểm khác biệt giữa 2 mô hình này là trước khi giá bị phá vỡ khỏi vùng đánh dấu, giá sẽ dịch chuyển tạo thành các đáy cao hơn và đây là xu hướng phá lên trên. Đối với xu hướng tiếp diễn giảm, các điểm tạo thành sẽ thấp và dịch chuyển xuống dưới.

Vì vậy khi quan sát nếu thấy giá chạm vào vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần nhưng chưa vượt khỏi giới hạn mô hình thì bạn nên đứng ngoài theo dõi.

Khi theo dõi bạn sẽ nhận định được đâu là mô hình tiếp diễn và đâu là mô hình đảo chiều. Và để chắc chắn bạn hãy chờ đến khi giá bị phá vỡ rồi mới vào lệnh.

mo-hinh-chu-nhat-3
Mẫu hình chữ nhật đẹp là mẫu hình phải đảm bảo giá phải có ít nhất 4 lần giá chạm đường kháng cự và hỗ trợ.

5. Hướng dẫn giao dịch mô hình hình chữ nhật

Dưới đây là 3 chiến lược giao dịch với mẫu hình chữ nhật được nhiều chuyên gia lựa chọn sử dụng. Bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Giao dịch khi giá breakout khỏi mô hình

Đây là phương pháp giao dịch đơn giản và phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Chiến lược này các nhà đầu tư có thể vào lệnh ngay khi giá vừa thoát khỏi mô hình. 

Áp dụng cách này có ưu điểm giúp các nhà đầu tư không bỏ sót cơ hội giao dịch tiềm năng, nếu giá đúng như dự đoán sẽ thu được lợi nhuận lớn nhưng có khả năng giao dịch với tín hiệu phá vỡ giả.

Bước 1: Xác định xu hướng đang diễn ra

Bước 2: Xác định mô hình và tìm kiếm tín hiệu: Dựa vào đặc điểm nhận dạng của mẫu hình chữ nhật, các nhà đầu tư nhận diện chính xác mẫu hình trên biểu đồ. Rồi kiên nhẫn chờ đợi tín hiện phá vỡ giá để thực hiện giao dịch

Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh Buy khi giá phá vỡ kháng cự của mẫu hình chữ nhật tăng.

Thực hiện lệnh Sell khi giá phá phá vỡ cạnh hỗ trợ của mẫu hình chữ nhật giảm.

Bước 3: Thực hiện lệnh

  • Điểm đặt lệnh: Vào lệnh ngay trên cây nến phá vỡ hoặc tại mức giá đóng cửa của nến phá vỡ.
  • Điểm cắt lỗ: Đặt lệnh Buy dưới mức kháng cự của mẫu hình chữ nhật. Đặt lệnh Sell trên vùng hỗ trợ.
  • Điểm chốt lời: theo tỷ lệ R:R hoặc đặt điểm cách lệnh bằng chiều rộng mẫu hình chữ nhật.
mo-hinh-chu-nhat-4
Cách giao dịch với mẫu hình chữ nhật

Cách 2: Giao dịch khi giá quay lại retest vùng phá vỡ

Đây là cách giao dịch an toàn hạn chế rủi ro tránh được nhiều trường hợp tín hiệu phá vỡ giá giả.Tuy nhiên cách giao dịch này các nhà đầu tư có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh tiềm năng. Dưới đây là một số điểm quan trọng khi giao dịch theo cách này:

Tín hiệu giao dịch: Nhà đầu tư vẫn cần phải nhận diện chính xác mô hình chữ nhận trên biểu đồ và chờ đợi sự phá vỡ giá. Nhưng phải chờ đợi giá hồi phục lại vùng hỗ trợ hay kháng cự để xác nhận tín hiệu chắc chắn rồi mới thực hiện lệnh.

Thực hiện lệnh:

  • Điểm vào lệnh: Theo dõi nến xanh  hoặc đỏ tại vùng hồi giá để tìm kiếm lệnh Buy/Sell thuận xu hướng.
  • Điểm cắt lỗ: Lệnh buy ngay dưới đáy vùng hồi giá. Lệnh Sell trên đỉnh vùng hồi giá.
  • Điểm chốt lời: theo tỷ lệ R:R

Cách 3: Kiếm lợi nhuận ngắn hạn ngay trong mô hình chữ nhật

Đây là cách giao dịch được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vì nó có thể áp dụng trong mọi giai đoạn thị trường, không cần phân biệt mẫu hình chữ nhật tăng hay giảm.

Lệnh Buy

  • Điểm vào lệnh: theo dõi giá chạm hỗ trợ của hình chữ nhật và có dấu hiệu từ chối đà giảm giá và thực hiện vào lệnh
  • Điểm cắt lỗ: Đặt bên dưới đáy hỗ trợ vừa từ chối khoảng cách 1 vài pips.
  • Điểm chốt lời: Đặt ngay bên dưới vùng kháng cự hình chữ nhật.

Lệnh Sell

  • Điểm vào lệnh: Đặt lệnh Sell ngay khi giá chạm vào kháng cự hình chữ nhật và có dấu hiệu từ chối giá để quay đầu.
  • Điểm cắt lỗ: trên vùng kháng cự.
  • Điểm chốt lời: Hướng tới mục tiêu gần chạm đáy vùng đáy hỗ trợ mà hành động giá bị khóa trong mẫu hình chữ nhật.

Để áp dụng cách này các nhà đầu tư nên kết hợp thêm các động lượng như ADX, RSI , MACD để tìm kiếm tín hiệu chính xác.

6. Giải đáp thắc mắc về mô hình chữ nhật

Trong quá trình vận dụng, sẽ có không ít những vấn đề mà bạn đọc thắc mắc về mô hình chữ nhât. Dưới đây, Citinews sẽ lần lượt giải đáp những vấn đề này cho bạn hiểu rõ hơn nhé!

6.1. Mẫu hình chữ nhật xuất hiện ở đâu?

Phụ thuộc vào xu hướng hình thành trước đó. Cụ thể:

  • Mẫu hình chữ nhật xuất hiện tại đinh: Hình thành sau một xu hướng tăng giá và xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng giá.
  • Mẫu hình chữ nhật xuất hiện tại đáy: hình thành sau một xu hướng giảm và xuất hiện tại đáy xu hướng giảm giá đó.

6.2. Thế nào là một mô hình chữ nhật chuẩn chỉnh?

Mẫu hình chữ nhật có hiệu lực khi giá đi qua 2 đỉnh, 2 đáy nghĩa là đi qua vùng hỗ trợ và vùng kháng cự ít nhất 4 lần.

6.3. Với mô hình giá hình chữ nhật có cần xác định xu hướng trước đó không?

Bạn cần phải xác định xu hướng trước đó để không bị nhầm lẫn với mô hình 3 đỉnh 3 đáy. Vì nếu như xu hướng bị phá vỡ ngược với xu hướng trướng đó thì đây là mô hình đảo chiều không phải mẫu hình chữ nhật.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về mô hình chữ nhật. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm và cách giao dịch mô hình.

Bình luận
Popup image default

Thông báo